9. Kết cấu của Luận văn
2.1.3. Tình hình hoạt động của hàng ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo
* Đối với chức sắc Phật giáo
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.806 Tăng, Ni. Trong đó, Tỷ khiêu 275 vị; Tỷ khiêu Ni 1.228 vị; Sa di 30 vị; Thức xoa, Sa di Ni 93 vị; hình đồng 180 vị.
Nhìn chung trong 5 năm trở lại đây số lượng chức sắc, nhà tu hành trong đạo Phật vẫn tiếp tục tăng vì Phật giáo Hà Nội có một đặc điểm là chùa chưa có sư trụ trì còn khá nhiều nhất là ở Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Oai, Ba Vì. Chức sắc, nhà tu hành Phật giáo số đông vẫn tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước theo tinh thần hiến chương "Đạo Pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội", chưa phát hiện có hành vi chống đối lại giáo hội phật giáo Việt Nam, hoặc lợi dụng tôn giáo vào mưu đồ chính trị. Mấy năm gần đây để thực hiện công cuộc "Hoàng dương, phật pháp" Phật giáo Thủ đô tích cực đào tạo tăng tài nên lớp tăng, ni trẻ nhiều người có trình độ trung cấp, đại học phật giáo, có một số người đỗ tiến sỹ phật học ở nước ngoài, có quan hệ rộng rãi với phật giáo quốc tế. Song một số tăng ni về mặt chân tu, phẩm hạn còn hạn chế nên nảy sinh sự mẫu thuẫn giữa lớp trẻ với già, thậm trí có những trường hợp tranh chấp chùa cảnh, vi phạm vào những điều tối kỵ trong Phật giáo (đoạt tự như đoạt thê), nói xấu bề trên gây mất đoàn kết nội bộ, tranh giành lợi lộc…
* Đối với chức sắc, chức việc đạo Công giáo.
Có 04 giám mục (01 Tổng giám mục, 01 giám mục, 02 giám mục phụ tá), 82 linh mục, gần 2000 chức việc; 19 cộng đoàn tu sĩ ở 20 tu viện với 273
6
tu sĩTrong đạo Công giáo Hà Nội hàng ngũ giáo phẩm, chức sắc có thể tạm phân làm 03 bộ phận.
Số đông hàng ngũ linh mục hoạt động lễ nghi tôn giáo theo các quy định, không tỏ rõ thái độ chính trị.
Một bộ phận chức sắc phần lớn mới được đào tạo, vâng phục bề trên, thực hiện sự chỉ đạo của Tòa thánh Vatican. Bề ngoài thì nêu đường hướng "Sống phúc âm trong lòng dân tộc" nhưng bên trong thực chất tìm mọi cách "canh tân"; "thích nghi" để tồn tại và phát triển, tiếp tục thực hiện đối sách "vừa hợp tác - vừa kháng cự" chỉ hợp tác những gì có lợi cho giáo hội, có tư tưởng “vọng ngoại” đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước bằng cách lồng vào sinh hoạt tôn giáo. Với số này luôn tìm cách né tránh quản lý, lấn lướt Chính quyền thực hiện các việc ngoài quy định.
Một bộ phận nhỏ có chức vị cao, chỉ đạo tinh vi, chặt chẽ các hoạt động củng cố tổ chức, mở rộng giáo hội và làm giản uy tín, cô lập cán bộ cơ sở vùng giáo. Cấm không cho các chức sắc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, cô lập Uỷ ban Đoàn kết Công giáo và những người tham gia vào tổ chức này, tìm cách loại bỏ người tiến bộ và đưa người trung thành với mình vào những vùng giáo quan trọng để củng cố và phát triển đạo, nâng cao vị thế của giáo hội. Thực hiện nhiều hình thức như làm nhân đạo từ thiện tặng quà cho kẻ khó, cho người nghèo vay không cần thế chấp. Qua làm việc với một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở đều nhận định hoạt động từ thiện của đạo công giáo nặng về khía cạnh mở rộng thanh thế, gây uy tín, thu hút nhân tâm, phát triển tín đồ cho nên cấp uỷ, chính quyền, mặt trận một số nơi có thái độ cảnh giác đối với loại hoạt động này, nhất là khi xét đề nghị của Công giáo mở các điểm từ thiện như nhà trẻ, lớp mẫu giáo.
Mặt khác cần nói tới là những hoạt động nhân đạo từ thiện của đạo công giáo chỉ là khoản rất nhỏ so với các khoản đầu tư của nhà nước trong
những năm vừa qua. Nhưng cách làm của giáo hội gây được ấn tượng trong dân, những người khó khăn được chức sắc tới thăm, đúng lúc; các nhà trẻ, mẫu giáo hoạt động giảm phí, chất lượng tốt, có trường hợp còn miền phí khi giữ trẻ.
Điều đáng chú ý là họ tìm mọi cách để tập hợp và truyền đạo cho giới trẻ, hàng năm đều mở đại hội giới trẻ nhằm tranh thủ với phương châm "Thà mất một ngôi nhà thờ, còn hơn để mất một tâm hồn trẻ thơ". Tìm cách lấn lướt chính quyền vi phạm quy định hoạt động tôn giáo của nhà nước như; phong chức đào tạo, bổ nhiệm, mở lớp đào tạo giáo lý viên, thúc dục tín đồ đòi lại đất, cơ sở thờ tự, in ấn, tán phát tài liệu kinh bổn trái phép.
Việc thụ phong chức sắc đạo Công giáo được Giáo hội tiến hành theo Hiến chương, Điều lệ của Giáo hội. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở về trước, Tòa Tổng giám mục Hà Nội vẫn thực hiện việc đăng ký phong chức, phong phẩm đối với chức sắc Công giáo trên địa bàn Thành phố đúng theo qui định của pháp luật, có hồ sơ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét về tư cách công dân. Từ năm 2008 đến nay, việc thụ phong linh mục Tòa Tổng giám mục Hà Nội tự ra quyết định và tiến hành bổ nhiệm linh mục về các xứ, họ đạo làm công tác mục vụ; không đăng ký với chính quyền Thành phố, chỉ thông báo đến địa phương nơi chức sắc được điều chuyển đến hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, đối với chức sắc Công giáo thuộc quyền quản lý của Tòa Giám mục Hưng Hóa và Tòa Giám mục Bắc Ninh vẫn được tiến hành các thủ tục đúng theo qui định của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong việc thuyên chuyển hoạt động tôn giáo đối với các linh mục thuộc Giáo phận Hà Nội, Tòa Tổng giám mục Hà Nội trực tiếp ra quyết định nhưng không tiến hành lập hồ sơ theo qui định thông báo nơi đi và đăng ký
giám mục Hà Nội đã luân chuyển 34 linh mục trong giáo phận, trong đó Hà Nội có 15 linh mục được được điều chuyển trong nội bộ và điều chuyển đến hoạt động mục vụ tại các xứ, họ đạo. Tuy nhiên, đối với Giáo phận Hưng Hóa và Giáo phận Bắc Ninh vẫn tiến hành việc thuyên chuyển mục vụ theo đúng qui định pháp luật, không phát sinh tình hình phức tạp. Một số năm gần đây, xuất hiện hiện tượng các linh mục Dòng thuyên chuyển đến Hà Nội để phục vụ bên Triều với ý định khôi phục, phát triển các Dòng tu trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng trong Qui định của Giáo hội và pháp luật không có qui định cụ thể về việc này dẫn đến không có cơ sở pháp lý để xử lý, giải quyết việc linh mục Dòng thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo.
Điều đáng chú ý việc thuyên chuyển chức sắc tại giáo phận Hà Nội từ khi nguyên Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt nghỉ hưu và về Châu Sơn, Ninh Bình thì Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn đã có sự luận chuyển hợp lý hơn, hợp tác với chính quyền để điều chuyển một số linh mục có tư tưởng chống đối chính quyền ra khỏi địa bàn Hà Nội về các tỉnh lân cận thuộc Giáo phận như việc điều chuyển: Linh mục Nguyễn Văn Lý (Giáo xứ Hàm Long) về Hà Nam, linh mục Nguyễn Văn Bình (Giáo xứ Yên Kiện) về Nam Định, linh mục Nguyễn Khắc Quế (Giáo xứ Thạch Bích) về Nam Định,....đây là những linh mục luôn có tư tưởng chống đối chính quyền, bất hợp tác, thường xuyên kích động giáo dân có đơn khiếu kiện liên quan đến nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo, tổ chức các hoạt động tôn giáo ngoài chương trình không đăng ký với chính quyền hoặc tổ chức ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự. Những linh mục được điều chuyển về Hà Nội mục vụ, bước đầu được đánh giá là có tư tưởng ôn hòa, gần gũi hơn với chính quyền,....
Việc đào tạo đã được các giáo phận trên địa bàn tăng cường củng cố, không chỉ đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong nước mà đã cử một số linh mục đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài như: Mỹ, Pháp, Ý, Úc,...Được Chính phủ cho
phép, từ năm 2007, Đại chủng viện Hà Nội đã nâng thời gian học tập của các chủng sinh từ 7 năm lên thành 8 năm (trong đó 7 năm học tại Chủng viện, 1 năm đi thực tập mục vụ). Bên cạnh việc đào tạo các linh mục triều, Dòng tu nam cũng đã tổ chức gửi các tập tu đào tạo tại Trường Dòng để tạo nguồn linh mục, tuy nhiên việc các Dòng tu nam cử tập tu đi đào tạo không tuân thủ theo đúng các qui định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; họ tự ý gửi đào tạo sau đó tự nhờ giám mục phong chức linh mục, không cần có ý kiến của chính quyền các cấp; Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà tự ý tổ chức tuyển sinh các tập tu và đào tạo ngay tại Giáo xứ, không đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước theo đúng qui định pháp luật.
Nhìn chung các hoạt động Công giáo trên địa bàn Thành phố những năm qua (từ khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn thay Giám mục Ngô Quang Kiệt) cơ bản ổn định, thuần túy tôn giáo, không phát sinh những điểm nóng phức tạp. Qua tìm hiểu, Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn là người ôn hòa, chủ trương của Tòa Tổng giám mục Hà Nội là hoạt động thuần túy tôn giáo, tuân thủ pháp luật, không tổ chức các hoạt động khiếu kiện đông người hay kêu gọi giáo dân chống đối chính quyền, giải quyết các vấn đề còn chưa thống nhất với chính quyền các cấp bằng các biện pháp ôn hòa, tránh “bạo động”.7
Ban hành giáo xứ họ đạo
Năm 2007, Thành phố Hà Nội (cũ) có khoảng 40.000 giáo dân, 14 BHG xứ, 52 BHG họ đạo, 1.242 người tham gia BHG xứ, họ đạo [65, tr.6]. Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, toàn Thành phố Hà Nội có 79 BHG xứ, 632 BHG họ, gần 2000 người tham gia, bình quân mỗi BHG xứ, họ đạo có
7
Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo đề tài khoa học “Thực trạng Công giáo Thành phố Hà Nội
gắn bó, đồng hành cùng dân tộc – Thuận lợi, khó khăn. Kiến nghị chủ trương và giải pháp”. Đề án “Công giáo Việt Nam thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc” của Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà
khoảng 4 chức việc [71].
Loại hình tổ chức xứ, họ đạo và tên gọi các chức danh của Ban hành giáo xứ, họ đạo Công giáo ở Hà Nội khá đa dạng, không có sự thống nhất mà tùy theo phong tục ở mỗi địa phương và cách quản lý của mỗi giáo phận khác nhau. Qua khảo sát thực tế cho thấy, hiện đang tồn tại 3 loại mô hình là Ban hành giáo xứ, họ đạo; Hội đồng giáo xứ và Hội đồng mục vụ giáo xứ.
Mô hình Ban hành giáo xứ vẫn khá phổ biến. Giáo xứ Cát Thuế (xã
Vân Côn, huyện Hoài Đức), thuộc giáo phận Hà Nội theo mô hình Ban hành giáo xứ, lấy giáo họ chính xứ làm trung tâm, Ban hành giáo họ chính xứ lãnh đạo Ban hành giáo các họ lẻ. Ban hành giáo xứ có 6 người: 1 chánh trương, 1 phó trương kiêm thư ký, 1 thủ quỹ và 3 trùm họ đạo.
Theo mô hình Hội đồng giáo xứ, có các giáo xứ như Dị Nậu (xã Dị
Nậu, huyện Thạch Thất) thuộc giáo phận Hưng Hóa, có Ban thường trực và các ủy viên gồm 21 người. Ban thường trực Hội đồng giáo xứ có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch nội vụ phụ trách đối nội, 1 phó chủ tịch ngoại vụ phụ trách đối ngoại, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 3 trùm trưởng họ đạo. Mỗi họ đạo có 1 Ban hành giáo gồm 5 người: 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 1 người phụ trách các công tác khác.
Theo mô hình Hội đồng mục vụ giáo xứ như giáo xứ Đồng Trì (xã Tứ
Hiệp, Thanh Trì), giáo phận Hà Nội. Hội đồng mục vụ giáo xứ 5 thành viên: 1 trưởng ban, 2 phó trưởng ban, 1 thư ký và 1 thủ quỹ. Mỗi họ đạo lẻ có 1 Ban hành giáo gồm 5 người. Giáo xứ Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) có 2 họ lẻ tại quận Hai Bà Trưng, theo mô hình Hội đồng mục vụ giáo xứ, lấy họ đạo chính xứ làm trung tâm. Ban hành giáo họ đạo có 4 người 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 thư ký và 1 thủ quỹ.
Trên thực tế cho thấy vấn đề cơ bản của giáo hội cơ sở là nắm và chỉ đạo giáo xứ, họ đạo, đây là lực lượng chức việc, chân rết của giáo hội Công
giáo cho nên các linh mục chính xứ rất chú trọng đến tuyển chọn nhân sự, đưa người vào nắm tổ chức này. Tiêu chuẩn nhân sự Ban hành giáo xứ họ đạo được đổi mới và nâng cao hơn trước người vào Ban hành giáo xứ, họ đạo trước hết phải có uy tín với cộng đoàn tín hữu am hiểu lễ nghi, giáo luật, gia đình có kinh tế khá, ở độ tuổi trẻ nếu là bộ đội xuất ngũ hoặc cán bộ ở xã, phường thì tốt nhất hoặc có thể chọn những người gia đình có công với cách mạng, để có quan hệ tranh thủ chính quyền, khi có vấn đề thì chính quyền cũng rất khó xử lý những đối tượng này.
Hoạt động của các hội đoàn
Giáo hội công giáo Hà Nội tích cực thực hiện việc củng cố, phát triển Hội đoàn, ngoài những hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo như hội hát, hội kèn, hội trắc, hội dâng hoa, hội trống, nhiều hội đoàn có xu hướng, phát triển như: hội cầu nguyện, hội ông Thánh Giê su, hội Bà Thánh Anna, hội ông Thánh Gioan Kim, hội dòng ba, hội Thiếu nhi Thánh thế, hội Thánh Têrêza, hội Mân côi, hội ông già, hội tương trợ, hội các bà, hội gia trưởng…
Những hội đoàn được khôi phục và thành lập đều không xin phép chính quyền, hoạt động của các hội đoàn chủ yếu trong khuôn viên nhà thờ. Mục đích của các hội đoàn, phục vụ thánh lễ, củng cố, tăng cường đức tin đồng thời tạo mối liên hệ, gắn bó với giáo hội, thể hiện tính tổ chức trong cộng đồng giáo dân làm sầm uất các hoạt động tôn giáo ở xứ, họ đạo.
Trong các hình thức hoạt động của hội đoàn đáng chú ý là hội Thiếu nhi Thánh thể, thu hút số trẻ em có đạo ở lứa tuổi từ 7 đến 15, đây thực chất là hình thức bồi dưỡng, tạo ra lớp giáo dân có đức tin cao, biết vâng lời. Cho đến nay các loại hội đoàn nhìn chung đều mang tính tôn giáo thuần tuý, một số hội đoàn được linh mục chính xứ sử dụng vào hoạt động từ thiện như đi thăm, tặng quà cho các trại phong, trẻ em, người già cô đơn, người tàn tật.
Tính phức tạp của hội đoàn ở chỗ nó tập hợp đông đảo lực lượng tín đồ ở mọi lứa tuổi, đoàn ngũ hoá tín đồ đây là sức mạnh vật chất mà giáo hội công giáo đang tích cực thực hiện đồng thời cũng là bài toán cần có lời giải đối với các đoàn thể chính trị của ta hiện nay.8
* Về chức sắc đạo Tin lành Hà Nội.
Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) có trụ sở chung với chi hội Thánh Tin lành Hà Nội tại số 2 Ngõ Trạm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Năm 1996, mục sư Bùi Hoành Thử - Phó Hội trưởng, kiêm Tổng Thư ký Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Quản nhiệm chi hội Tin lành Hà Nội qua đời, ban lãnh đạo Tổng hội có sự khủng hoảng về nhân sự, nhất là từ khi mục sư, hội trưởng Hoàng Kim Phúc qua đời năm 2001, Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) không có người lãnh đạo, kinh phí hoạt động của giáo hội phụ thuộc phần lớn vào nước ngoài. Từ năm 1996 đến nay sau