9. Kết cấu của Luận văn
2.1.2. Thực trạng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn Thành phố
Tổng số lượng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hơn 590.000 tín đồ, chiếm khoảng 7% dân số Thủ đô, trong đó tín đồ Phật giáo và Công giáo chiếm đa số (khoảng 585.000 tín đồ). Đa số tín đồ các tôn giáo ở Thủ đô Hà Nội luôn thể hiện lòng yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Nhiều gia đình có đạo đã có công với cách mạng, gắn bó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống xâm lược. Bước vào thời kỳ đổi mới, đồng bào tín đồ các tôn giáo làm ăn phấn khởi hơn, tạo ra được những kết quả mới trong đời sống kinh tế, xã hội, mức sống có bước cải thiện. Đã có nhiều gia đình làm ăn khá giả, giàu lên. Nhiều cơ sở thay đổi bộ mặt làm được nhà kiên cố, đường làng ngõ phố được tu bổ sạch, đẹp, cuộc sống cộng đồng khởi sắc.
Với chủ trương đổi mới của Đảng, nhà nước, các tôn giáo được sinh hoạt bình thường, bà con tín đồ tôn giáo đều vui mừng phấn khởi, cơ sở thờ tự được sang sửa lại, các sinh hoạt tôn giáo sôi động hơn trước đồng bào tín đồ các tôn giáo ủng hộ chủ trương mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chính sách của Đảng, nhà nước ta ở địa phương.
Ở không ít cơ sở có đông đồng bào có đạo đã có cuộc sống ổn định, trật tự an ninh tốt các tệ nạn xã hội ít hơn các vùng khác. Đa số tín đồ tôn giáo có niềm tin chân thực, bền vững. Trong lòng mỗi tin đồ hướng tới cái thiện, tương trợ giúp nhau vượt qua khó khăn.
* Đặc điểm tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thành phần: Tín đồ các tôn giáo đa phần là nông dân, do đó trình độ
và nhận thức nhìn chung là thấp. Tín đồ các tôn giáo sinh sống và làm việc tại các quận nội thành có trình độ và nhận thức cao hơn các tín đồ sinh sống và làm việc tại các huyện ngoại thành.
- Niềm tin tôn giáo: Tín đồ tôn giáo là người có đức tin tôn giáo, họ coi
niềm tin tôn giáo rất thiêng liêng và gắn bó với niềm tin ấy một cách tự nguyện, niềm tin tôn giáo ấy mặc dù là hư ảo nhưng là một định hướng giá trị có tính bền vững. Ví dụ như việc tín đồ đạo Công giáo tin vào Thiên Chúa và sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Tín đồ các tôn giáo gắn bó chặt chẽ với tổ chức giáo hội, coi trọng và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng tôn giáo tại Thủ đô cũng như trên cả nước, họ gắn bó với các hoạt động từ thiện, cứu trợ xã hội. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ các tôn giáo đã thành nếp, đó là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ như: đọc kinh cầu nguyện sớm, tối ngày thường, đi lễ các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ trọng…
- Trình độ, nhận thức: Tín đồ các tôn giáo trên địa bàn Hà Nội bao gồm
nông dân, họ là những người cần cù lao động, gắn bó với quê hương, có tinh thần đoàn kết cộng đồng, sống chân thật. Đa phần họ là người có tinh thần yêu nước, có ý thức dân tộc.
- Tham gia các hoạt động tôn giáo: Trong thời gian trước đây, do nhiều
yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa…, số lượng tín đồ các tôn giáo thường không phát triển, cơ sở thờ tự ít được xây dựng, sửa chữa, hiện tượng “khô đạo, nhạt đạo” khá phổ biến nhưng cùng với chính sách kinh tế, tôn giáo phù hợp hơn, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày một nâng cao thì chúng ta lại thấy số người tìm đến với tôn giáo lại không ngừng tăng. Niềm tin tôn giáo ngày càng được củng cố, hiện tượng khô đạo, nhạt đạo không còn diễn ra như trước đây mà đã được các chức sắc tôn giáo củng cố niềm tin qua các hoạt động tôn giáo. Việc giáo dân tham gia các hoạt động tôn giáo diễn ra thường xuyên hơn, ngay cả những người khuyết tật, những bệnh nhân phong... cũng duy trì thường xuyên các hoạt động tôn giáo.
- Tham gia các hoạt động xã hội: những năm gần đây, nhận thức của
tín đồ các tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức và hiểu biết về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được nâng cao. Đồng bào có đạo ngày càng nhận thức rõ lợi ích của quốc gia dân tộc và lợi ích của công cuộc đổi mới gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình. Vì vậy, những năm gần đây tín đồ các tôn giáo nhiệt tình, tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cơ sở, tích cực tham gia sinh hoạt văn hóa, đẩy mạnh áp dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ. Ngoài việc tham gia hoạt động tại các hội đoàn tôn giáo, tín đồ các tôn giáo còn tích cực tham gia
các đoàn thể của Nhà nước như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ Nữ, Hội người Cao tuổi, Hội Nông dân…5
Tuy nhiên, vẫn còn có một số tín đồ tôn giáo sinh sống tại các huyện, đặc biệt là các xã dân tộc so với yêu cầu chung thì vẫn còn chưa đáp ứng được, giác ngộ chính trị còn thấp, một số thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức vươn lên làm chủ chưa cao. Một bộ phận tín đồ thiếu hiểu biết đã và đang tham gia vào các hoạt động chống đối chính quyền, thể hiện sự bất hợp tác trong việc tham gia các phong trào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đi sâu vào tin đồ của từng tôn giáo, vẫn còn những vấn đề đáng quan tâm.
Về tín đồ đạo Phật.
Tín đồ thuần thành (tổng số quy) giữ tam quy ngũ giới thường xuyên đến chùa sinh hoạt tôn giáo có khoảng 192.000 người chủ yếu là giới phụ nữ trung niên và nhiều tuổi. Ngoài ra, mấy năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển (phú quý sinh lễ nghĩa) giới trẻ cũng đua nhau đến chùa để cầu tài, cầu lộc, dâng sao, giải hạn. Điều đáng quan tâm là không những cúng lễ ở đình chùa, miếu, điện và trong gia đình mà nhiều chợ, những nơi có người chết vì tai nạn giao thông, cơ sở sản xuất kinh doanh và tại công sở cũng đặt bàn thờ để cúng lễ, làm cho đời sống tâm linh phát triển, tín ngưỡng, mê tín dị đoan đang bị pha trộn.
Theo kết quả phiếu trưng cầu ý kiến (Điều tra xã hội) tháng 9/2004 dùng cho người theo đạo Phật với số phiếu phát ra là 320 phiếu, số phiếu thu về là 319 phiếu cho thấy số người thường xuyên đi lễ ở đền phủ là 112/319 phiếu đạt 35,11%; số người xem, chọn ngày giờ tốt khi có việc làm hệ trọng là 224/319 phiếu đạt 70,20%; đốt vàng mã, khi gia đình có cúng giỗ ông, bà,
5
Theo Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo đề tài khoa học “Thực trạng Công giáo Thành phố Hà Nội
gắn bó, đồng hành cùng dân tộc – Thuận lợi, khó khăn. Kiến nghị chủ trương và giải pháp”. Đề án “Công giáo Việt Nam thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc” của Ban Tôn giáo Chính phủ 2012, tr26
tổ tiên là 231/319 phiếu đạt 72,41%... Xu hướng thương mại hoá trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng gia tăng, gần đây nhiều sinh hoạt tôn giáo trong chùa diễn ra ngoài giới luật nhưng vẫn không được hạn chế, khắc phục.
Tín đồ Công giáo.
Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến (Điều tra xã hội) tháng 9/2004 dùng cho người theo đạo Công giáo với số phiếu phát ra là 300 phiếu, số phiếu thu về là 280 phiếu cho thấy đức tin tôn giáo của giáo dân Hà Nội được củng cố và phát triển nhanh: Số người (ngoan đạo) thường xuyên tham gia các ngày lễ trọng là 203/280 phiếu đạt 72,50%; số người thường xuyên tham gia các ngày Thánh lễ chủ nhật là 177/280 phiếu đạt 63,21%; số người thường tham gia bí tích xưng tội có 215/280 phiếu đạt 76,79%...Số liệu trên cho thấy tỷ lệ người thường xuyên đi xưng tội, chịu lễ khá cao, giáo dân ở vùng ngoại thành ngoan đạo hơn, nhưng đức tin vào thiên chúa không sâu sắc bằng tín đồ Công giáo trong nội thành.
Nhìn chung đức tin của đồng bào Công giáo được củng cố, các xứ, họ đạo hoạt động có nề nếp và phong phú hơn trước. Tuy vậy, do ảnh hưởng của một vài linh mục có khuynh hướng thoát ly khởi sự quản lý của nhà nước, nên một số giáo dân đã bị cuốn hút vào những việc làm vi phạm pháp luật như tổ chức rước lễ vượt ra khỏi khuân viên nơi thờ tự, tụ tập đông người đòi lại đất trước đây đã hiến, nhượng cho nhà nước… một số người tích cực tham gia các hội đoàn trái phép. Những việc làm trên nếu không được phát hiện, uốn nắn kịp thời sẽ tạo ra kẽ hở để kẻ địch lợi dụng tín đồ, lôi kéo, tập hợp lực lượng chống đối chế độ.
Về tín đồ đạo Tin lành.
Chi hội Thánh Tin lành Hà Nội có trụ sở ở số 2 ngõ Trạm, Hoàn Kiếm, Hà Nội có số lượng tín đồ ít, tốc độ phát triển chậm, trong nhiều năm nay số
Hàn Quốc đang lao động, công tác, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số này nhóm lễ riêng vào sáng thứ tư và chủ nhật hàng tuần tại nhà thờ số 2 ngõ Trạm. Nhìn chung tín đồ, Tin lành Hà Nội vẫn gắn bó với cộng động, chấp hành đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Song mấy năm gần đây sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ cũng có phần được tăng cường, số người đến dự lễ đông đúc và đều đặn hơn, điều đáng quan tâm hiện nay là đạo Tin lành Hà Nội được tổ chức Tin lành nước ngoài trong đó có Mỹ và Hàn Quốc đầu tư tiền, đào tạo ủng hộ Tin lành Hà Nội mở rộng địa bàn hoạt động phát triển tín đồ, một bộ phận học sinh du học ở các nước có đạo Tin lành, sau khi học xong về nước đều theo đạo Tin lành và là những nhân tố tích cực truyền đạo.
Về tín đồ đạo Cao Đài.
Theo kết quả thống kê tình hình đạo Cao Đài trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 20/9/2004 với số phiếu là 229 phiếu cho thấy Hà Nội có khoảng 233 tín đồ, tín đồ thường xuyên đến chịu lễ là 174 tín đồ, qua theo dõi hoạt động của đạo Cao Đài trong mấy năm gần đây tín đồ có chiều hướng xa sút. Bà con tín đồ đạo Cao Đài Hà Nội gắn bó với cộng đồng dân tộc, thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, thực hiện tốt đường hướng "Phụng đạo, yêu nước" vui mừng phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước đối với tín đồ đạo Cao Đài.
Về tín đồ Hồi giáo
Theo kết quả thống kê tình hình đạo Hồi trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy Hà Nội có 65 tín đồ là người Việt Nam và khoảng trên 400 tín đồ là nhân viên nước ngoài đang công tác tại Việt Nam và nhân viên các Đại sứ quán như: Malaixia, Pakistan… nhóm lễ vào ngày thứ sáu hàng tuần tại Thánh đường số 12 phố Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm). Do ít tín đồ, điều kiện sinh hoạt tôn giáo ở phạm vi gọn, việc phát triển tín đồ gặp khó khăn, nên
nhìn chung chưa có biểu hiện phức tạp. Tuy nhiên đây là một tôn giáo có lịch sử rất phức tạp nên cũng không được chủ quan trong công tác quản lý.6