9. Kết cấu của Luận văn
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
* Đối với đội ngũ chức sắc các tôn giáo (thuyên chuyển, bổ nhiệm,…)
Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố thường tiến hành đại hội theo nhiệm kỳ khoảng 4 – 5 năm/lần, Giáo hội Công giáo tiến hành bổ nhiệm, luân chuyển, nơi hoạt động tôn giáo theo nhiệm kỳ 5 năm đối với các linh mục trong giáo phận (02 đợt); trao đổi về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục có hộ khẩu thường trú tại các địa phương; Giáo hội Phật giáo thường xuyên bổ nhiệm chức sắc Phật giáo trụ trì, hoặc kiêm nhiệm trụ trì các cơ sở, tự viện trên địa bàn, Tin lành trong thời gian gần đây tăng cường bổ sung các chức sắc về các địa bàn trống mục sư hoặc cải thiện tình hình kiêm nhiệm quá nhiều địa bàn. Việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của các chức sắc, nhà tu hành trên thành phố tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, thực hiện chức năng quản lý nhà nước của UBND cấp huyện đối với hoạt động tôn giáo đã được cụ thể tại Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; theo đó, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến UBND cấp huyện nơi đi và có hồ sơ đăng ký với UBND các quận, huyện nơi đến.
Thành phố luôn tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tiến hành các hoạt động liên quan đến chức sắc như: năm 2012, Tòa giám mục Hưng Hóa đăng ký 01 ứng sinh đi tu học tại Hoa Kỳ. Tòa Tổng giám mục Hà Nội thuyên chuyển
nơi hoạt động tôn giáo đối với 53 linh mục trong giáo phận (trong đó Hà Nội có 33 linh mục được luân chuyển đến mục vụ tại các xứ, họ đạo trên địa bàn
giám mục Hưng Hóa luân chuyển hoạt động tôn giáo đối với 09 linh mục
(trong đó Hà Nội có 03 linh mục); bổ nhiệm mới 07 linh mục (trong đó Hà Nội có 02 linh mục). Tòa giám mục Bắc Ninh bổ nhiệm mới 04 linh mục (trong đó Hà Nội có 01 linh mục).
Trong năm 2013, Phật giáo cử 15 tu sĩ đi du học các nước Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan… phong chức, bổ nhiệm, kiêm nhiệm cho 32 chức sắc tôn giáo đủ điều kiện trên địa bàn Hà Nội.
* Đối với vấn đề đào tạo của các tôn giáo
Thành phố luôn tạo điều kiện để các tôn giáo tiến hành các hoạt động liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng chức sắc như: Đồng ý để Tòa Tổng giám mục Hà Nội xây dựng cơ sở 2 Đại chủng viện Hà Nội tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm; hàng năm đều tạo điều kiện để Đại chủng viện chiêu sinh, xem xét để các ứng sinh trên địa bàn nhập học thuận lợi; đi du học, bồi dưỡng thần học tại nước ngoài, tĩnh tâm,....Hiện nay, Hà Nội có 10 linh mục đang đi du học (trong đó: Pháp 04 linh mục; Italia 04 linh mục; Mỹ 02 linh mục); Tạo điều kiện để Học viện Phật giáo Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, Trường Trung cấp Phật học Hà Nội tổ chức tuyển tăng, ni sinh theo học các khóa lấy bằng cử nhân, trung cấp Phật học. Mỗi năm đến dịp An cư kiết hạ, chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện để Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội tổ chức khóa an cư cho các tăng, ni trên địa bàn tại 15 trường hạ, phối hợp với các cơ quan liên quan như dân vận, mặt trận tổ chức các lớp phổ biến, tuyên truyền pháp luật để kịp thời cung cấp thông tin về pháp luật, hướng dẫn về thủ tục cho các tăng, ni trên địa bàn trong dịp an cư; Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tạo điều kiện để thành lập trường Thánh kinh Thần học Hà Nội tại số 2 Ngõ Trạm.
* Đối với vấn đề xây, sửa, cải tạo cơ sở thờ tự các tôn giáo:
Hà Nội có hơn 400 cơ sở thờ tự Công giáo (trong đó có 409 nhà thờ, nhà nguyện và đền thánh), 12 tu viện; 2.059 cở sở tự viện Phật giáo, 04 cơ sở
thờ tự của đạo Tin lành, 03 cơ sở họ đạo Cao Đài và 01 thánh đường Hồi giáo. Với số lượng cơ sở thờ tự như vậy, công tác quản lý liên quan đến xây dựng, sửa chữa, cải tạo rất nặng nề, phức tạp.
Việc xây, sửa, cải tạo cơ sở thờ tự của các tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc cấp Giấy phép xây dựng theo thẩm quyền đã được UBND Thành phố giao tại điều 1 (khoản 2), điều 8 (khoản 4) Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố về việc quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội); theo đó giao UBND cấp huyện xem xét cấp Giấy phép xây dựng các công trình tôn giáo (chưa xếp hạng di tích).
Trong năm 2013, thành phố đã xem xét, tạo điều kiện cho giáo hội xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa trên 75 nhà thờ, nhà nguyện, chùa; cấp đất mới để xây dựng 03 nhà thờ họ giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, giáo dân.
Tuy vậy, việc quản lý cơ sở thờ tự của các tôn giáo luôn là vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi phải xử lý mềm dẻo, có tính có lý, nếu không dễ trở thành điểm nóng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là:
+ Việc xây mới, sửa chữa cơ sở tôn giáo nhiều nơi làm tuỳ tiện, không xin phép chính quyền. Trong xây dựng cơ sở tôn giáo nhiều nơi có ý định làm nhà tầng kiên cố, cá biệt có nơi xây dựng chùa theo lối khất sỹ ở miền Nam, không theo lối kiến trúc phật giáo truyền thống, số nơi kể cả đạo Phật và Công giáo đua nhau dựng tượng ngoài khuôn viên.
+ Việc quản lý di tích đã được xếp hạng chưa phân định rõ chức năng, quyền hạn của ban quản lý di tích với các chức sắc trụ trì. Vấn đề thường nảy sinh từ việc quản lý hòm công đức.
+ Việc tranh chấp chùa cảnh của phật giáo vì mục đích kinh tế xảy ra ở không ít nơi đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Phật giáo và quản lý nhà nước nơi thờ tự.
+ Việc đòi lại các cơ sở thờ tự đã được giáo hội hiến nhượng cho nhà nước hoặc đang sử dụng vào mục đích công cộng xảy ra ở nhiều nơi đang là những vấn đề phức tạp khó giải quyết.
* Đối với tổ chức, hoạt động của các dòng tu Công giáo:
Thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/2005/NĐ-
CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ đã có kế hoạch số
11/TGCP-CG ngày 10/5/2006 về việc triển khai đăng ký dòng tu, tu viện và các hình thức tu hành tập thể khác của đạo Công giáo. Triển khai kề hoạch số 11/TGCP-CG ngày 10/5/2006, Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội, Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Hà Tây (cũ) đã có văn bản gửi Tòa Tổng giám mục Hà Nội, Tòa giám mục Hưng Hóa, Tòa giám mục Bắc Ninh hướng dẫn các dòng tu, tu viện trong giáo phận làm hồ sơ đăng ký theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo và Nghị định 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện nay ở Hà Nội có 23 dòng tu đạo Công giáo với gần 100 cơ sở, tu viện; trong đó có 04 dòng tu, với 12 cơ sở, tu viện hoạt động ổn định từ năm 1954 đến nay Còn lại 19 dòng tu với gần 100 tu viện và cơ sở hoạt động giáo hội tự thành lập từ năm 2000 đến nay, không đăng ký với chính quyền. Trong số 23 dòng tu của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có Hội dòng Mến thánh giá giáo phận Hưng Hóa gửi hồ sơ đăng ký hoạt động cho 05 cơ sở tu viện trực thuôc hội dòng.
Từ thực tế trên, vấn đề đạt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của dòng tu của đạo Công giáo là hết sức phức tạp liên quan đến
nhiều ngành nhiều cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Để giải quyết vấn đề trên cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:
- Tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát để nắm chắc tình hình tổ chức, hoạt động cơ sở vật chất của các dòng tu, qua đó xây dựng hồ sơ từng dòng, thường xuyên cập nhật tình hình giúp cho công tác quản lý chủ động, kịp thời. Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền chính sách, pháp luật về tôn giáo cho các tu sĩ.
- Thống nhất với các ngành, địa phương có liên quan để có biện pháp giải quyết cụ thể.
- Gặp gỡ trao đổi với người đứng đầu tổ chức tôn giáo (Tổng giám mục Hà Nội, Giám mục giáo phận Hưng Hóa, Giám mục giáo phận Bắc Ninh) và người đứng đầu các dòng tu có cơ sở hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội để hướng dẫn họ thực hiện việc đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Quá trình triển khai cần thận trọng, trước mắt ưu tiên hướng dẫn các dòng tu có nguồn gốc tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Giám mục giáo phận, triển khai trước để rút kinh nghiệm.
* Đối với vấn đề sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự:
Hàng năm các tổ chức tôn giáo hợp pháp đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo với chính quyền các cấp và được chính quyền các cấp xem xét tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường tại nơi thờ tự. Những hoạt động tôn giáo thuần túy được bảo đảm tự do hành đạo, bên cạnh đó có những hoạt động trái phép với tập quán tôn giáo đôi khi cũng diễn ra cần phải được nhắc nhở ngăn chặn hoặc giải quyết bằng phương pháp hành chính. Ngoài những sinh hoạt thông thường, c ̣òn có những hoạt động bất thường đó là những hoạt động không có trong chương trình đăng ký hàng năm, hoặc có
đăng ký nhưng quy mô lớn hơn so với thường lệ thì phải thông báo với chính quyền, khi chính quyền cho phép mới tiến hành.
Như vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo phải làm việc với các tôn giáo để xây dựng nội dung hoạt động thông thường của sinh hoạt tôn giáo; phải nắm được các nội dung, phạm vi giữa các loại hình sinh hoạt tôn giáo thông thường và các sinh hoạt biểu hiện xa lạ với tín ngưỡng, văn hoá.
Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.
Những hoạt động tôn giáo vượt ra khỏi khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đang ký hàng năm phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo chương trình mục vụ hàng năm, các xứ, họ đạo Công giáo đã tổ chức các Thánh lễ như: Lễ tro nhân dịp mùa chay, mừng lễ Thánh Giuse; Lễ lá; đêm canh thức vượt qua, Truyền Dầu, tiệc ly, mừng Chúa phục sinh, tháng dâng hoa kính Đức mẹ, lễ mừng Giáng sinh…; Phật giáo với nhiều hoạt động như lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ tạ pháp… tình hình diễn ra bình thường, thuần túy tôn giáo. Đối với hoạt động tôn giáo diễn ra ngoài chương trình đăng ký hàng năm ngoài cơ sở thờ tự; căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để cho phép tổ chức lễ với quy mô, hình thức đúng nội dung, chương trình như đơn đề nghị, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh mội trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, không để ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, vấn đề là trong quá trình thực hiện, một số chức sắc các tôn giáo không đăng ký hoạt động ngoài chương trình như Tòa Tổng giám mục Hà Nội không đăng ký lễ phong chức linh mục tại Nhà thờ Lớn cho các chủng sinh đã tốt nghiệp chủng viện hoặc cố tình thông báo việc tổ chức hoạt động Đại hội giới trẻ năm 2013 tại giáo xứ Hà Đông quá muộn; nhà sư Thích Chân Quang tổ chức hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo cho các cụ thuộc Hội người cao tuổi Việt Nam tại Cung Văn hóa Hà Nội nhưng núp dưới danh nghĩa giới thiệu sách; nhóm Tin lành quốc tế do ông
Bloomberg đứng đầu tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại Tòa nhà Detech, số 17 Tôn Thất Thuyết cho 450 người nước ngoài… Những vi phạm pháp luật trên chỉ là điển hình trong nhiều vụ việc sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự hoặc ngoài chương trình đăng ký nhưng không được sự chấp thuận của chính quyền địa phương.
* Đối lễ hội tôn giáo trên địa bàn thành phố:
Lễ hội của tôn giáo thường giới hạn trong phạm vi cơ sở thờ tự, thường bao gồm 2 phần, phần lễ và phần hội, trong các lễ hội tôn giáo thì rất nhiều lễ hội tôn giáo đã trở nên phổ biến rộng khắp cho cả những người không theo tôn giáo như lễ Vu lan của Phật giáo, lễ Giáng sinh của Công giáo, Tin lành. Nhiều cơ sở thờ tự, các lễ hội kỷ niệm những danh nhân, người có công với đất nước như lễ hội Hai Bà Trưng tại chùa Vua (quận Hai Bà Trưng), lễ hội Thánh Gióng (chùa Non, Sóc Sơn)… được tổ chức quy mô, thu hút rất nhiều tín đồ, Phật tử. Nghiên cứu lễ hội tôn giáo, chúng ta sẽ thu được những kinh nghiệm quý báu trong công tác tổ chức và ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong lễ hội.
Những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của giáo dân công giáo. Thành phố có văn bản hướng dẫn tổ chức, quản lý lễ hội tôn giáo; tuy nhiên, thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hội đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, phản cảm như mở rộng quy mô lễ hội một cách tràn lan; trách nhiệm của người quản lý và ý thức của người tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi, ứng xử chưa văn hóa đối với một số lễ hội; các hiện tượng tiêu cực như xâm phạm cảnh quan môi trường, an ninh trật tự không đảm bảo... Thực trạng trên đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư
Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong thời gian tới, các cơ sở tôn giáo khi tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. UBND các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội. Ban tổ chức lễ hội phải chủ động bảo vệ cơ sở thờ tự, cảnh quan môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, có kế hoạch cụ thể trình các cấp có thẩm quyền để có sự chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra chặt chẽ...
* Đối với vấn đề chia tách, thành lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh); khi tổ chức tôn giáo có nguyện vọng các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cần xem xét, tạo điều kiện cho họ thực hiện. Vấn