Công tác phối hợp vận động quần chúng tôn giáo của hệ thống

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 76)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.Công tác phối hợp vận động quần chúng tôn giáo của hệ thống

dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị cơ sở

* Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong đó có chính sách tôn giáo cho cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân các tôn giáo.

Xác định công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ và đồng bào tín đồ các tôn giáo có vị trí rất quan trọng. Nên từ năm 1997 đến nay, hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị từ Thành phố đến cơ sở hàng năm đều mở các lớp học tập bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phối hợp với trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Riêng Thành phố từ năm 2009 đến năm 2013, mỗi năm mở 15 - 20 lớp cho cán bộ làm công tác tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo các cấp từ phường, xã đến quận, huyện, Thành phố. Các quận, huyện, thị xã cũng đã phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tổ chức tập huấn cho cán bộ từ chi hội, chi đoàn trở lên. Sau các đợt tập huấn do Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức, các cơ sở xã, phường đã có kế hoạch triển khai xuống tận chi đoàn, chi hội. Các đợt bồi dưỡng báo cáo viên đã kết hợp lồng ghép giới thiệu về mặt nội

9

dung này. Do thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác tôn giáo đến tận hội viên lên hầu hết cán bộ, hội viên của Mặt trận và các đoàn thể đã tham gia vận động tín đồ các tôn giáo khá hiệu quả góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đóng góp vào công cuộc đổi mới phát triển của Thủ đô, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Những thành tựu đạt được trong công tác tuyên truyền vận động chức sắc, tín đồ là hết sức cơ bản. Song, thực tế cho thấy công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế trước hết là đội ngũ làm công tác vận động quần chúng trong đó có quần chúng tín đồ các tôn giáo, nhiều đồng chí chưa được trang bị đầy đủ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với các tôn giáo. Nội dung tuyên truyền giáo dục quần chúng tín đồ vẫn còn chung chung chưa tính đến tính đặc thù riêng biệt của từng tôn giáo, từng đối tượng. Cán bộ được phân công làm công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo ít có điều kiện hiểu biết về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo. Vì vậy, rất ngại khi tiếp xúc với chức sắc, nhất là chức sắc Công giáo, Tin lành.

* Vận động đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào cách mạng, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá mới khu dân cư

Vận động tín đồ các tôn giáo gắn bó đạo đời, giúp đồng bào nâng cao mọi mặt, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Thủ đô là công tác hết sức quan trọng. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, việc thực hiện của các cấp chính quyền, mặt trận, đoàn thẻ, công tác vận động tín đồ các tôn giáo thu được những thành tựu đáng kể. Đồng bào có đạo hoà nhập cùng cộng đồng dân cư, không phân biệt lương giáo cùng nhau phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đề ra. Phong trào thi đua "Kính chúa - yêu nước" của tín đồ Công giáo, phong trào "Phụng đạo - yêu nước" của tín đồ Phật giáo và phong trào thi đua của các tôn giáo khác, được

lồng ghép vào các phong trào cách mạng chung do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã đem lại hiệu quả thiết thực. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư" do Mặt trận Tổ quốc và chính quyền phối hợp phát động với nội dung toàn diện, thiết thực và cách làm phù hợp hướng về cơ sở đã thu hút được nhiều lực lượng, được đông đảo nhân dân kể cả quần chúng có đạo tham gia. Những kết quả rõ nét bước đầu thu được là việc đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, các hoạt động nhân đạo, từ thiện; phòng chống tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự an toàn ở khu dân cư; thực hiện cuộc vận động xanh, sạch, đẹp; an toàn kỷ cương, văn minh đô thị… các hoạt động giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, chăm lo sức khoẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc do Hội phụ nữ phát động đã được đông đảo phụ nữ có đạo nhận thấy là bổ ích, thiết thực và động viên nhau cùng tham gia tích cực. Hội nông dân với phong trào sản xuất giỏi đã giúp cho đồng bào có đạo tính toán cách làm ăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng giá trị trên đất canh tác.

* Công tác vận động chức sắc

Chức sắc tôn giáo là những người có vai trò, uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng. Đối với tín đồ Phật giáo thì sư là thầy dạy đạo, đối với đạo Công giáo, linh mục là người thay mặt cho cha dẫn dắt bày chiên "ý cha là ý chúa". Muốn làm tốt công tác vận động quần chúng tín đồ điều trước tiên phải tranh thủ được hàng ngũ chức sắc, vì vậy công tác vận động chức sắc có quan hệ mật thiết với công tác vận động tín đồ.

Những năm qua, Mặt trận tổ quốc đã phối hợp với hệ thống dân vận và chính quyền các cấp, bằng nhiều hình thức khác nhau gần gũi tiếp xúc với chức sắc các tôn giáo nhằm vừa kết hợp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của

thích các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo; gắn bó tôn giáo với nhiệm vụ chung của đất nước và Thủ đô, qua đó làm cho hoạt động của tôn giáo gắn đạo với đời, đồng hành với dân tộc.

Trong các dịp lễ, tết dân tộc, lễ trọng của các tôn giáo, dân vận, mặt trận, chính quyền các cấp đến thăm hỏi động viên chúc mừng. Nhiều chức sắc khi có khó khăn, ốm đau hoặc qua đời đều được chính quyền, mặt trận, dân vận giúp đỡ tổ chức thăm hỏi, phùng viếng. Từ những việc làm trên đã tác động rất lớn tới tín đồ. Nhân dịp Thủ đô và đất nước có sự kiện quan trọng, hệ thống dân vận, mặt trận các cấp đã phối hợp với chính quyền tổ chức gặp mặt thân mật, thẳng thắn trao đổi ý kiến vì vậy phần lớn những "nỗi niềm" của chức sắc được giải toả, chắc sắc nhận rõ ý thức công dân, thấy được trách nhiệm của mình với Thủ đô. Việc làm trên còn làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ định kiến, mặc cảm, giữa tôn giáo với Đảng, chính quyền, giữa tôn giáo với nhau. Đặc biệt giúp người đứng đầu giáo hội thấy được thiện chí của chính quyền, từng bước xoá dần sự khép kín trong trong quan hệ, dần dần có sự giao lưu cởi mở với Đảng và nhà nước.

Công tác vận động chức sắc dưới góc độ an ninh trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Lực lượng an ninh đã nhận rõ chức sắc các tôn giáo là bộ phận quần chúng "đặc biệt". Do vậy phương châm công tác là "tranh thủ giáo sỹ, cải tạo giáo hội, nắm quần chúng", trước hết với số chức sắc có những hoạt động vi phạm, lấn lướt, tư tưởng lừng chừng, công tác an ninh có kế hoạch phân hoá, cô lập vô hiệu hoá hoạt động xấu, sau đó tác động dần dần, tranh thủ lôi kéo họ.

Với Công giáo: Công tác an ninh tranh thủ tất cả các giáo sỹ, thường xuyên gặp gỡ, hướng dẫn, uốn nắn họ thực hiện các quy định của Nhà nước về tôn giáo. Số có hoạt động vi phạm, kịp thời phát hiện, đấu tranh, nhắc nhở không để gây ảnh hưởng đến việc tranh thủ số giáo sỹ khác.

Với đạo Tin lành: Công tác an ninh tranh thủ số đứng đầu, sử dụng số này tác động, cảm hoá số có hoạt động vi phạm, nhóm đối tượng đặc biệt thì đấu tranh, cô lập.

Với Phật giáo: Nhận rõ vai trò, vị trí của chức sắc cao cấp, công tác an ninh hết sức tranh thủ họ, thông qua số chức sắc có uy tín, cảm hoá tác động số có vi phạm, mâu thuẫn, không để tình hình phức tạp thêm.

Tuy nhiên, công tác tranh thủ giáo sỹ vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót sau: - Việc tranh thủ giáo sỹ thường xuyên chủ yếu ở góc độ an ninh, mặt trận và chính quyền, chỉ gặp gỡ nhân các ngày lễ trọng của các tôn giáo lên rất ít có thời gian tiếp xúc, tranh thủ, cảm hoá.

- Cán bộ được giao trách nhiệm trực tiếp, tiếp xúc với chức sắc nhìn chung chưa đủ. Khả năng, trình độ để tranh thủ cảm hoá hàng ngũ chức sắc, cá biệt có những đồng chí cán bộ khi phân công thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về chức sắc thì né tránh ngại gặp gỡ trao đổi.

Đối với Phật giáo:

Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và mặt trận các cấp đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho Ban Trị sự Phật giáo các cấp hoạt động. Qua các kỳ đại hội Phật giáo, chính quyền, mặt trận đã chú ý kiện toàn Ban trị sự Phật giáo Thành phố, Ban Trị sự phật giáo các quận, huyện về nhân sự của các ban, ngoài các vị hoà thượng, cao tăng, các ni trưởng có uy tín trong hàng giáo phẩm tham gia vào ban lãnh đạo, các tăng ni trẻ tuổi có năng lực và đạo hạnh cũng được bổ sung đáng kể.

Trong nhiều năm nay phong trào phật giáo Thủ đô vẫn giữ được truyền thống "Phụng đạo - yêu nước", không để kẻ xấu lợi dụng, kích động. Một số sư thuộc phái Huyền Quang ở miền Nam đã có những hoạt động chia rẽ sự thống nhất trong giáo hội phật giáo, vu cáo nhà nước ta đàn áp Phật giáo, có ý

lòng tin theo Đảng, luôn luôn cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau nhiều lần về nước đã có những phát ngôn thiếu tính xây dựng về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhận thấy rõ thái độ này, tăng, ni Thủ đô kiên quyết tẩy chay hoạt động của tăng thân Làng Mai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, tổ chức Ban Trị sự Giáo hội thành phố và Ban Trị sự các quận, huyện đang bộc lộ những vấn đề cần quan tâm.

Hiện nay có hiện tượng một bộ phận trong Ban trị sự thành phố và Ban Trị sự các quận, huyện biểu hiện cơ hội, ích kỷ, gây bè, kéo cánh, chia rẽ nội bộ Giáo hội thành các phe Hà Nội và Hà Tây cũ, nếu không có sự uốn nắn kịp thời rất dễ để kẻ xấu lợi dụng, mặt khác, ở một số quận huyện lúng túng về nhân sự, người đứng đầu không đủ tài năng để điều hành công việc, nhất là tại một số quận, huyện thực hiện chủ trương của Ban Trị sự Thành phố suy cử các vị tăng làm Trưởng Ban Trị sự các quận, huyện.

Trong việc tu, sửa chữa chùa cảnh và chi phí cho một số hoạt động lớn ở các chùa có sự đầu tư của Phật giáo nước ngoài biểu hiện trên rất dễ dẫn đến việc ly khai giáo hội. Trong khi đó, xu hướng quay về điều hành Phật sự theo sơn môn, pháp phái làm cho vai trò của Thành hội và Ban Trị sự quận, huyện giảm sút là nguy cơ có thật, cần hết sức chú ý.

Đối với Uỷ ban Đoàn kết Công giáo:

Hiện nay, Hà Nội vẫn duy trì được hoạt động của Uỷ ban đoàn kết công giáo. Hiện tại Uỷ ban đoàn kết công giáo Thủ đô có 124 uỷ viên, Ban Thường trực có 9 vị, trong đó có 01 linh mục, 08 vị còn lại là những giáo dân trí thức tiêu biểu trong hội đồng các giáo xứ (ban hành giáo xứ họ, đạo). Ở các quận, huyện, thị xã đều thành lập Ban đại diện Đoàn kết Công giáo, dưới có Tổ Đoàn kết Công giáo hàng năm đều tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đề ra phương hướng hoạt động cho năm sau. Mặc dù khó khăn

về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí nhưng Uỷ ban Đoàn kết Công giáo vẫn có những đóng góp thiết thực vào phong trào cách mạng của Thành phố, tích cực các chương trình công tác của mặt trận, đẩy mạnh phong trào thi đua "Kính chúa - yêu nước", động viên được đông đảo đồng bào Công giáo hăng hái thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương; phản ánh tâm tư nguyện vọng của bà con giáo dân với đảng và nhà nước thông qua mặt trận các cấp; tổ chức tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là chính sách tôn giáo để bàn con tín đồ công giáo biết và thực hiện.

Hiện nay, Uỷ ban đoàn kết công giáo còn có những khó khăn cần được tháo gỡ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phong trào chưa được tổ chức thường xuyên, các Tổ Đoàn kết Công giáo hoạt động chưa đồng đều, nhiều nơi không phát huy được tác dụng.

- Đội ngũ cán bộ cốt cán của Uỷ ban còn mỏng, vai trò hạn chế. Uỷ ban luôn gặp khó khăn về kinh phí, phương tiện hoạt động, Mặt trận theo dõi giúp đỡ Uỷ ban có lúc còn chưa được thường xuyên. Bên cạnh đó, số lượng thành viên Ủy ban Đoàn kết các cấp phần lớn là những vị cao niên, nếu có lợi thế về kinh nghiệm, tuổi tác thì lại gặp khó khăn trong việc đi lại, sôi nổi hoạt động vì lý do sức khỏe, năng lực.

- Ủy ban Đoàn kết Công giáo thường gặp sự tẩy chay của các linh mục, cá biệt có nơi linh mục còn không cho dự lễ nhà thờ, dọa rút phép thông công đối với những người tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo các cấp.

* Công tác xây dựng chi đoàn, chi hội, xây dựng lực lượng cốt cán của Mặt trận và các đoàn thể.

Công tác chăm lo xây dựng chi đoàn, chi hội vùng có đông đồng bào các tôn giáo đặc biệt là đạo Công giáo và Tin lành có vai trò hết sức quan trọng

thể. Trong mấy năm gần đây công tác xây dựng chi đoàn, chi hội vững mạnh vùng có đông đồng bào Công giáo, Tin lành được các đoàn thể chính trị quan tâm đẩy mạnh, số chi đoàn chi hội được công nhận vững mạnh ngày càng tăng thu hút trên 30% số tín đồ vào tham gia hoạt động với tổ chức đoàn, tổ chức hội (từ năm 1997 trở về trước chỉ thu hút tập hợp khoảng trên 20%) có thể nói đây là sự cố gắng, tiến bộ đáng ghi nhận. Trong đó Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi có tỷ lệ thu hút tập hợp cao hơn trên 50%.

Các đoàn thể quần chúng đã quan tâm xây dựng đội ngũ những người tích cực trong các tôn giáo làm nòng cốt, để làm tốt công tác tuyên truyền vận động đông đồng bào tín đồ tôn giáo làm theo, không ngừng nâng cao đời sống và tiến bộ, trưởng thành của đồng bào có đạo.

Mặt yếu của các đoàn thể trong công tác xây dựng chi đoàn, chi hội và lực lượng nòng cốt qua nắm bắt, tìm hiểu ở cơ sở thường được đề cập như sau:

- Đoàn thể chưa chăm lo được lực lượng hội viên, đoàn viên tích cực, cốt cán trong tổ chức chỉ tiến hành vận động chung, chưa chăm lo bồi dưỡng riêng cán bộ chi hội, chi đoàn về các mặt để có đội ngũ công tác giỏi trong đồng bào có đạo.

- Hiện tượng hội đoàn tôn giáo phát triển, hoạt động nề nếp, hiệu quả, nắm chắc từng hội viên đang là vấn đề đỏi hỏi đoàn thể và mặt trận phải đổi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 76)