9. Kết cấu của Luận văn
1.2.2. Đường hướng hoạt động của các tôn giáo
- Phật giáo:
Đường hướng là hướng đi nhắm đến mục đích (cứu cánh). Đường hướng là phương tiện. Như vậy bất cứ một tổ chức nào cũng đều có hướng đi cho chính mình. Cứu cánh và phương tiện ấy trong Phật Giáo là một, từng bước phương tiện đều hiện hữu cứu cánh (đến trong từng bước đi đúng hướng). Như vậy trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đường hướng là mục đích, cứu cánh của Giáo Hội. Đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được giới thiệu khá rõ nét qua lời nói đầu của Hiến Chương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam “lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc Tổ quốc và Nhân loại chúng sinh là lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội… Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Luật Phật và Luật pháp Nhà nước quy định”[49,2]. Tất cả Tăng Ni nhất là
2
những vị ra gánh vác Phật sự cần quán triệt đường hướng của Giáo Hội làm chỉ nam cho mình trên bước đường hoằng pháp lợi sanh.
Đường hướng hoạt động của Thành hội phật giáo Hà Nội cũng không nằm ngoài đường hướng hoạt động của Giáo hội mà còn thể hiện rõ nét thông qua công tác Phật sự, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Thành phố lần thứ VII
(nhiệm kỳ 2012-2017) vừa qua Thành hội đã khẳng định “luôn luôn hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, Hiến chương, Nghị quyết của Giáo hội trên cơ sở nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức”; với lý tưởng giác ngộ chân lý, hoà hợp chúng, hoà bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật nhằm phục vụ đất nước với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” [50,5].
- Công giáo:
Trong Sứ điệp nói với các Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina năm 2009, Giáo Hoàng Benedichto XVI đã đề cập tới tới vai trò và trách nhiệm công dân của mỗi người Công giáo tại Việt Nam với quê hương và Tổ
quốc thân yêu của mình. Ông nhấn mạnh: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt” [51,4].
Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xác định
rõ: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước” và “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới. Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình để phục vụ với tính cách vừa là công dân, vừa là thành phần Dân Chúa“.3
3
http://www.hdgmvietnam.org: Hội đồng Giám mục Việt Nam (01/5/1980), Thư Chung của Hội đồng Giám
Trong đường hướng mục vụ “Sống đức tin giữa lòng dân tộc” như thế, mọi thành phần Dân Chúa của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đang cố gắng thực thi sứ mạng đóng góp vào công cuộc phát triển xã hội, dựa trên nền tảng Đức Tin và Đức Ái Kitô Giáo. Tôn trọng và thi hành quyền, nghĩa vụ Công dân phải luôn trở nên một định hướng trong đời sống của người tin hữu Công giáo.
Sứ điệp của Đại hội Dân chúa Việt Nam 2010 một lần nữa Giáo hội đã khẳng định: Hội Thánh ngày nay cũng phải dấn thân vào việc xây dựng đất nước về mọi mặt: văn hóa xã hội, cũng như kinh tế chính trị, vì ý thức rằng:
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm...Hội thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân...Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt".4
- Tin lành:
Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá. Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng.
Trong số các hệ phái Tin lành, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng liên hội Hội thành Tin lành Việt Nam (miền Nam) được đánh giá là hệ phái Tin lành có đường hướng hoạt động rõ dàng hơn cả trong hơn 80 hệ phái Tin lành tại Việt Nam. Tin lành được truyền đến Thủ đô Hà Nội
4
năm 1916. Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, nhiều chức sắc tín đồ đã di cư vào Nam, chỉ còn lại khoảng gần 1.000 tín đồ cùng hơn một chục mục sư, giảng sư. Năm 1955, được Đảng và Nhà nước giúp đỡ, các mục sư, truyền đạo và số tín đồ còn lại lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc). Hội Thánh hoạt
động theo đường hướng tiến bộ: “Phụng sự Thiên Chúa, Phục vụ Tổ Quốc”.
Cộng đồng Tin lành ở Hà Nội luôn “kính Chúa, yêu nước” “sống phúc âm, phục vụ giáo hội, phục vụ tổ quốc” như đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Bắc đã nêu trong Hiến chương Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc thông qua tại Đại hội đồng lần thứ 34 được tổ chức vào tháng 10/2013 ở Hà Nội.
* Các tôn giáo khác:
Ngoài Phật giáo, Tin lành, Công giáo, trên địa bàn Thành phố còn có các tôn giáo khác như : Cao đài, Minh sư, Baha’i, Hồi giáo...là những tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, có những đường hướng hoạt động khác nhau nhưng đều xác định đường hướng tiến bộ là “gắn bó với dân tộc và tuân thủ pháp luật”. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có định hướng khác nhau như:
- Cao Đài Ban Chỉnh đạo Bến Tre: Tiếp nối truyền thống quí báu
trong thời kỳ xây dựng bảo vệ Tổ quốc từ Đại hội Nhơn sanh lần thứ nhất (1997) đến nay, Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo tiếp tục khẳng định phương châm hành đạo theo đường lối của Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương cho đến ngày Thành đạo, phát huy tinh thần yêu nước vận động được đông đảo chức sắc, tín đồ tham gia các phong trào thi đua, cũng như các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, tích cực làm từ thiện, hoạt động đạo đạt nhiều kết quả tốt, tạo được niềm tin trong chức sắc, tín đồ.
- Bên cạnh đó, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh cũng không nằm ngoài
đường hướng chung của các họ đạo Cao Đài trên cả nước, đưa ra các đường hướng hoạt động nhiệm kỳ mới theo “nước vinh - đạo sáng”, tiếp tục phát huy tình đoàn kết đạo đời, phát triển các mối quan hệ hữu hảo trong xã hội, củng
cố các mặt sinh hoạt tôn giáo thuần túy, từng bước đưa việc hành đạo đi vào nền nếp, ổn định và có bước phát triển. Tại Đại hội Nhơn sanh nhiệm kỳ
2012-2017 vừa qua, Hội thành cũng đưa ra phương hướng hành đạo là: “Tiếp tục tăng cường đoàn kết nội bộ đạo, các thành phần tổ chức xã hội; cùng tham gia thực hiện công tác xã hội từ thiện, hướng dẫn toàn đạo làm tròn bổn phận công dân, nghiêm tùng phép nước, hành đạo thuần túy vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Hồi giáo tại Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức Giáo hội thống
nhất, tuy nhiên đối với Hồi giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi UBND Thành phố Hà Nội cho phép thành lập Ban Quản trị (lâm thời) năm 2011 cho đến khi Đại hội lần thứ I Ban Quản trị thánh đường Hồi giáo Hà Nội (nhiệm kỳ 2013-2017) cũng đã xác định cho mình một đường hướng hành đạo gắn bó, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Hồi giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xác định tôn
chỉ, mục đích: “Thiên kinh Quran & Sunnah - Thiết lập cộng đồng Islam đoàn kết, thống nhất, phù hợp với luật pháp Việt Nam”.[15,3] Quy chế hoạt động đi sâu
vào một số nội dung như:
“Thiết lập cộng đồng Hồi giáo thống nhất, tuân phục Allah, dựa trên nền tảng thiên kinh Qur’ran và Sunnah làm kim chỉ nam để hành đạo; Ban quản trị Thánh đường là cầu nối giữa cộng đồng Hồi giáo trong Thành phố với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính quyền các cấp nhằm vận động, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước đến toàn thể tín đồ, phấn đấu thực hiện và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước sở tại; Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo với phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”; Phát triển môi trường nhân sinh nhằm đưa cộng đồng Hồi giáo thoát khỏi nạn đói nghèo và cùng hoà nhập với cộng đồng tôn giáo khác trong Thành phố, góp phần xây dựng đất nước, xây dựng Thủ đô ngày càng giầu đẹp”.[15,5]
Như vậy, có thể nói Hồi giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xác định cho mình một đường hướng hành đạo tuân thủ pháp luật, hướng đến sự đoàn kết, thống nhất trên nền tảng kinh Quran & Sunnah.
Về cơ bản các tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều có đường hướng hoạt động hướng đến việc tuân thủ pháp luật trên cơ sở phát huy truyền thống phụng đạo yêu nước, gắn kết cộng đồng vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các tôn giáo đã xác định cho mình một đường hướng hoạt động gắn bó với xã hội. Hoạt động của các tôn giáo đã mang tính mở, có sự kế thừa, kết hợp hài hoà giữa tôn giáo với tín ngưỡng, văn hoá Việt, biến đổi một cách uyển chuyển để tạo nên một sắc thái mới trong tôn giáo.
* Một số đặc điểm cơ bản của tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội có tính đa dạng, phong phú thể hiện ở việc tập trung hầu hết các tôn giáo lớn được công nhận tư cách pháp nhân cũng như nhiều tôn giáo chưa được công nhận hiện có tại Việt Nam.
- Các tôn giáo tồn tại hài hòa, xen kẽ với nhau và với cộng đồng thể hiện ở việc tín đồ các tôn giáo không sống tập trung thành khu vực riêng mà sinh sống xen kẽ với nhau, với người không theo đạo; các tôn giáo có mối quan hệ hữu hảo, thường xuyên thăm nom, chia sẻ với nhau.
- Hà Nội có trụ sở của Trung ương Giáo hội một số tôn giáo lớn như: Phật giáo, Công giáo, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Do vậy, những diễn biến và hoạt động tôn giáo trong cả nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo ở Hà Nội, từ đó, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội Thủ đô. Mặt khác, những động thái tôn giáo ở Hà Nội có quan hệ trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước.
- Tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là nông dân. - Các tổ chức tôn giáo ở thành phố Hà Nội có mối quan hệ quốc tế rộng rãi với các tổ chức tôn giáo và quốc gia trên thế giới.
- Các tổ chức tôn giáo ở thành phố Hà Nội có số lượng chức sắc đông đảo, được đào tạo chính quy, có trình độ, uy tín trong tổ chức tôn giáo và cộng đồng tín đồ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cũng như khái quát về các tôn giáo tại thành phố Hà Nội, đề cập đến những khái niệm công cụ như: quản lý, tôn giáo, nhà nước, mối liên hệ giữa các khái niệm: quản lý nhà nước, hoạt động tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Nêu lên những nội dung cơ bản nhất của cơ sở pháp luật, mục đích, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, chương 1 khái lược về các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội, đường hướng hành đạo và một vài đặc điểm của tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên đây là một số nét chung về tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 2 sẽ trình bày thực trạng hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN