Khái quát tình hình tôn giáo Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 31)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Khái quát tình hình tôn giáo Thành phố Hà Nội

Hiện nay, Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là:

- Phật giáo: Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.806 Tăng, Ni. Trong đó, Tỷ khiêu 275 vị; Tỷ khiêu Ni 1.228 vị; Sa di 30 vị; Thức xoa, Sa di Ni 93

vị; hình đồng 180 vị. Ngoài số lượng Tăng Ni thành viên chính thức thuộc Thành hội Phật giáo Hà Nội nêu trên hiện còn tồn tại một số Tăng Ni không phải là thành viên của Thành hội nhưng hiện nay đang ở các chùa trên địa bàn Thành phố (Trường hợp Tăng Ni thụ giới ngoài Giáo hội hoặc từ các tỉnh, thành khác chuyển đến chưa đầy đủ thủ tục giấy tờ).

Số lượng tự viện có 2.059 ngôi chùa. Trong đó có 209 chùa được công nhận di tích cấp Quốc gia; 299 chùa được công nhận di tích cấp Thành phố.

Số lượng tín đồ khoảng hơn 400.000 người.

- Công giáo: 82 giáo xứ, 306 họ giáo; 04 giám mục (01 Tổng giám mục, 01 giám mục, 02 giám mục phụ tá), 82 linh mục, gần 2000 chức việc; hơn 400 cơ sở thờ tự; khoảng 185.000 tín đồ; 19 cộng đoàn tu sĩ ở 20 tu viện với 273 tu sĩ; là địa bàn duy nhất trong cả nước có các xứ, họ đạo thuộc sự quản lý của 03 Toà giám mục: Hà Nội, Hưng Hoá, Bắc Ninh.

Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Thành phố: gồm 124 thành viên do linh

mục Dương Phú Oanh làm Chủ tịch. Quá trình hoạt động, UBĐK Công giáo

Thành phố đã phát động được các phong trào thi đua yêu nước như: “Xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến”, “xây dựng làng văn hoá và gia đình văn hoá”, phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo”,“mỗi người Công giáo Thủ đô là một công dân tốt”...và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáng khích lệ.

- Tin lành: Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 30 hệ phái Tin lành đang hoạt động; trong đó: 7/30 hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân; 158 điểm nhóm với khoảng: 6.000 tín đồ người Việt; 400 tín đồ người Hàn Quốc; 30 tín đồ người Hoa Kỳ; 10 tín đồ người Trung Quốc; 450 tín đồ người nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội.

chức; hơn 1.500 tín đồ, có 04 chi hội tại: phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; xã Thọ An, huyện Đan Phượng; xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín; Chi hội Tin lành Hà Nội ở số 2 Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm đồng thời là trụ sở của Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc).

Cùng với Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), trên địa bàn Hà Nội có 06/8 hệ phái được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo là: hệ phái Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, hệ phái Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, hệ phái Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam, hệ phái Báptít Việt Nam (Nam Phương), hệ phái Tổng hội Baptit Việt Nam (Ân điển – Nam phương), hệ phái Tin lành Trưởng lão Việt Nam. Tổng số tín đồ của 06 hệ phái này là khoảng hơn 1.000 tín đồ sinh hoạt tại 29 điểm nhóm. Trong đó, có 02 tổ chức tôn giáo cơ sở đã được cấp đăng ký hoạt động là: Hội Thánh Bắp tít Hồng Ân tại phường Bưởi, quận Ba Đình thuộc Hội Thánh Bắp tít Việt Nam (Ân điển- Nam Phương) và điểm nhóm/hội thánh Cơ đốc Phục Lâm Hà Nội tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai thuộc Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam.

- Cao Đài: Trên địa bàn Thành phố có 03 họ đạo Cao Đài thuộc Cao Đài Bến Tre Ban chỉnh đạo (01 họ: họ đạo Cao Đài Thủ đô tại số 48 phố Hòa Mã) và Cao đài Tây Ninh (02 họ: họ đạo Phúc Đức, huyện Quốc Oai, họ đạo Đặng Giang, huyện Ứng Hòa); với 21 chức sắc; gần 400 tín đồ;

- Hồi giáo: 01 Thánh đường tên Al Noor tại số 12 phố Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đây là thánh đường Hồi giáo duy nhất còn đến nay tại các tỉnh, thành phố phía Bắc; 64 tín đồ người Việt (Bên cạnh đó, có khoảng 300 tín đồ là người Chăm Islam tại Tây Ninh đang sinh sống, làm nghề tự do tại bến xe Gia Lâm (quận Long Biên) và bến xe Nước Ngầm (quận Hoàng Mai); hơn 500 tín đồ là nhân viên Sứ quán, doanh nhân của 18 nước khối Ả Rập công tác trên địa bàn thành phố Hà Nội; 01 Ban Quản trị gồm 05 thành viên;

- Đạo Baha’i: Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 15 Hội đồng tinh thần địa phương, trong đó 03 Hội đồng tinh thần địa phương đã được UBND Thành phố công nhận: Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thạch Thất, với khoảng 400 tín đồ.

- Minh sư đạo: 01 tổ chức Minh sư có 01 chức sắc với khoảng 50 tín đồ. - Đồng thời, còn một số hiện tượng tôn giáo mới như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Bạch Chân Không, Thanh Hải Vô thượng sư, Pháp luân công, Pháp môn Diệu âm…các Tín ngưỡng dân gian có: 5211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu….Trong đó, di tích được xếp hạng: cấp Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp Thành phố khoảng 900 di tích.2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)