BÀI HỌC TỪ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34)

CHƯƠNG III: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH TGHĐ CỦA TRUNG QUỐC

3.2.BÀI HỌC TỪ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

3.2.1. Bài học 1: Ngân hành Nhà nước cần phải linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái

3.2.1.1. Vấn đề tồn tại

Công cuộc đổi mới, bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam chủ trương chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập, thì chính thức từ năm 1989, chúng ta đã chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh. Thực tế, chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời, giúp duy trì sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Thực tế trong mấy năm vừa qua đã cho thấy: tác dụng tích cực của chính sách tỷ giá là: (i) Giữ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được ổn định. Việc tỷ giá

được duy trì ổn định giúp các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu có thể lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm và thực thi kế hoạch đó một cách ổn định; (ii) Giữ cho gánh nặng nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ quốc gia nói chung không tăng lên; (iv) Giảm áp lực lên lạm phát. Việc giữ cho đồng nội tệ không bị mất giá trong một khoảng thời gian tương đối dài giúp giảm áp lực cả đối với lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế.

Song, chính sách neo tỷ giá có điều chỉnh của Việt Nam trong thời gian vừa qua được đánh giá là khá cứng nhắc và chưa phản ảnh được nhu cầu thực sự của thị trường. Điều này được thể hiện ở việc NHNN chủ động kìm giữ mức độ biến động của tỷ giá chỉ trong khoảng 2% mỗi năm và thu hẹp dần biên độ giao dịch tỷ giá trong nhiều năm liên tiếp.

Hình 3.4. Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 1/2011 đến 5/2015

Nguồn: BSC, “Báo cáo nhận định sức ép tỷ giá”, 18/8/2015

Thời gian Biên độ giao dịch tỷ giá (%)

31/12/2006 – 24/12/2007 +/- 0.5 24/12/2007 – 09/03/2008 +/- 0.75 10/03/2008 – 16/06/2008 +/- 1 27/06/2008 – 06/11/2008 +/- 2 07/11/2008 – 23/03/2009 +/- 3 24/03/2009 – 25/11/2009 +/- 5 26/11/2009 – 10/02/2011 +/- 3 11/02/2011 – 11/08/2015 +/- 1 12/08/2015 – 18/08/2015 +/- 2 19/08/2015 - nay +/- 3

Do đó, chính sách này đã và đang gây ra không ít bất lợi cho nền kinh tế, cụ thể là: - Việc duy trì tỷ giá USD/VND gần như cố định trong khi đồng USD tăng giá tất yếu khiến cho tiền đồng Việt Nam lên giá một cách tương đối so với USD và các ngoại tệ khác. Do đó xuất hiện tình trạng tỷ giá chính thức có thời điểm chênh lệch lớn so với tỷ giá thị trường tự do. Điều đó khiến hoạt động đầu cơ ngoại tệ vốn được giảm mạnh trong mấy năm qua có thể sẽ bùng quát quay trở lại. Hoạt động này nếu mạnh lên có thể sẽ gây bất lợi lớn cho hoạt động của thị trường ngoại hối. Chưa kể đến việc tiền đồng tăng giá khiến cho xuất khẩu gặp khó khăn, nguy cơ nhập siêu là khó tránh khỏi. - Việc USD liên tục tăng giá trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, sẽ có lúc buộc phải điều chỉnh tỷ giá cho sát thực tế nếu để tích tụ lâu ngày, chênh lệch tỷ giá quá cao so với thị trường tự do sẽ phải điều chỉnh với biên độ lớn, gây ra cơn sốc, bất ổn lớn. Trước sự đột ngột đó, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do không được chuẩn bị tâm lý từ trước, dẫn đến nhiều thiệt hại không đáng có.

3.2.1.2. Bài học từ Trung Quốc và hướng áp dụng tại Việt Nam:

Trong thời kỳ trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định. Tuy nhiên, sau khi nhìn ra được những tác hại không hề nhỏ của chế độ này đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, Trung Quốc đã chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết từ năm 1979 và bắt đầu từ năm 2005, nước này đã chính thức theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi. Nói về việc thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý của Trung Quốc, chắc chắn phải nói đến sự linh hoạt, mềm dẻo của nước này trong việc liên tục điều chỉnh tỷ giá và mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá. Bước đi này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán và đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế.

Với đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp như sau:

- NHNN nêntránh đưa ra tuyên bố mức điều chỉnh tối đa của tỷ giá trong năm. Việc tuyên bố mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong năm có tác dụng tốt là thể hiện

quyết tâm và ý chí của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì sự ổn định thị trường và sẵn sàng can thiệp khi cần để đảm bảo sự ổn định đó. Tuyên bố này cũng là định hướng để doanh nghiệp yên tâm lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm mà không phải lo ngại sự biến động lớn của tỷ giá.

Tuy nhiên, việc đưa ra mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong năm sẽ gặp bất lợi khi tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế biến động mạnh. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015, USD đã lên giá 24%. Thêm vào đó, trong 3 ngày 11, 12 và 13 tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố tỷ giá sẽ được điều chỉnh không quá 2%/năm trong năm 2014 và 2015. Như vậy, NHNN đã tự đưa mình vào tình huống khó xử. Và thực tế là Ngân hàng Nhà nước đã phải mang tiếng phá lời hứa khi điều chỉnh tỷ giá lên tới 5%.

- NHNN nên điều chỉnh tỷ giá thường xuyên hơn, bám sát những biến động của thị trường. Tuy nhiên, cần phải có các biện pháp xác định và loại bỏ ảnh hưởng của cầu ngoại tệ ảo làm méo mó mức cung cầu thực tế của thị trường. Ngoài ra, NHNN cũng nên mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá để tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, giảm sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen.

3.2.2. Bài học 2: Vấn đề phá giá đồng nội tệ

3.2.2.1. Vấn đề tồn tại

Với chế độ tỷ giá và các biến động trên thị trường quốc tế như hiện nay, rõ ràng là có rất nhiều lý do khiến cho việc phá giá tiền đồng của Việt Nam trở thành một nhu cầu cấp thiết, trong đó phải kể đến 2 lý do sau:

- Thứ nhất, theo đánh giá của các chuyên gia, tiền đồng của Việt Nam đang bị định giá cao hơn so với tỷ giá thực tế. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng

này là việc giữ tỷ giá gần như ở mức cố định, như đã nêu ở mục 3.2.1, nghĩa là không điều chỉnh tỷ giá theo mức biến động của đồng USD (là đồng ngoại tệ chính mà VND được neo vào) đã khiến cho tiền đồng của Việt Nam được định giá cao khi USD tăng giá. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), đồng Việt Nam trong những tháng đầu năm 2015 có xu hướng lên giá và đang được định giá cao 7-11%. Việc đồng tiền nội tệ bị định giá cao gây ra không ít tác hại cho nền kinh tế. Đất nước phải đối mặt với nguy cơ nhập siêu vì hàng hóa nước ngoài sẽ rẻ đi một cách tương đối khi tiền đồng của Việt Nam tăng giá trong khi xuất khẩu lại gặp khó khăn khi giá cả hàng xuất tăng cao. Các doanh nghiệp sử dụng đầu vào trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp năm trong nhóm 5 ngành bị tác động tiêu cực nhất là: Nông nghiệp, khai khoáng, chế biến nông nghiệp, công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động và công nghiệp nặng. Đây là những ngành tạo việc làm và tiến bộ năng suất của nền kinh tế. Chẳng hạn, soi sự tác động này tới ngành công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động sẽ thấy ngành này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tỷ giá thiếu sức cạnh tranh. Nếu VND định giá cao 10% thì sản lượng giảm 7,65%, xuất khẩu giảm 11,64%. Công nghiệp thâm dụng vốn hưởng lợi do đầu vào nhập khẩu giảm, do đó, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 33,17%.

- Thứ hai, gần đây, đồng Nhân dân tệ bị phá giá nhiều lần đe dọa trực tiếp đến cán cân thương mại của Việt Nam. Hàng hóa Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong 8 tháng năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu hơn 21,5 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc; cao gấp đôi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập siêu cao khi tiền Nhân dân tệ giảm giá. Hàng hoá trong nước thậm chí cũng không thể cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do giá hàng của Trung Quốc rẻ hơn hẳn.

Để ngăn chặn các rủi ro này, đồng tiền Việt Nam cần phải có lộ trình phá giá phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và bảo đảm đạt được các mục tiêu vĩ mô khác.

3.2.2.2. Bài học từ Trung Quốc và hướng áp dụng vào Việt Nam

Trung Quốc đã từng định giá quá cao đồng nội tệ trước năm 1979 (1,5NDT đổi 1USD) và điều này hiển nhiên đã dẫn đến những yếu kém trong xuất khẩu cũng như phát triển kinh tế. Để khắc phục tình trạng này, NHND Trung Quốc đã mạnh tay phá giá đồng Nhân dân tệ, xuống mức 5.8NDT/USD vào năm 1990 và 8.7NDT/USD năm 1994. Động thái này đã đem đến những kết quả tích cực và giúp nâng tầm nền kinh tế, nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường quan trọng trên thế giới mà còn tạo điều kiện cho Trung Quốc duy trì ổn định tỷ giá trong thời gian dài, giảm thiểu rủi ro hối đoái và tạo môi trường thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, Trung Quốc cũng đã khéo léo kết hợp đồng bộ với các chính sách vĩ mô khác nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của việc phá giá như lạm phát hay nguy cơ bùng nổ thị trường chợ đen. Đó là các chính sách: Trung Quốc đã ban hành một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối như: thực hiện chế độ ngân hàng kết nối, xóa bỏ găm giữ tiền tệ và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng,…

Khi áp dụng chính sách phá giá tiền tệ đối với tiền Đồng của Việt Nam, chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau:

- Thứ nhất, phải xem xét, nhận định thật cẩn thận về giá trị thực của tiền Đồng và nhu cầu của thị trường trước khi phá giá. Phá giá theo lộ trình, có kế hoạch, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.

- Thứ hai, cần phải hạn chế các tác động tiêu cực của việc phá giá nội tệ bằng các chính sách khác. Ví dụ như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xóa bỏ găm giữ ngoại tệ bằng cách kiểm soát chặt chẽ lượng ngoại tệ thu về của các doanh nghiệp trong nước, quy định rõ những đối tượng nào được vay ngoại tệ,…

+ Cần phải xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, nhằm hạn chế việc người dân tìm đến thị trường chợ đen để trao đổi, mua bán ngoại tệ.

+ Do hàng nhập khẩu đắt lên khi phá giá nội tệ, khiên cho mặt bằng giá cả trong nước tăng, tình trạng này sẽ nhanh chóng dẫn đến lạm phát nếu không có biện pháp ngăn chặn. Nhà nước nên đầu tư và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước để nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, thu hút người tiêu dùng nội địa. Đồng thời kết hợp với việc phát động mạnh mẽ chiến dịch “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để hạn chế người dân tiêu thụ hàng nhập khẩu, từ đó hạn chế sự tăng lên của mặt bằng giá cả, góp phần hạn chế lạm phát.

3.2.3. Bài học 3: Việt Nam nên neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ thay vì neo chặt với USD.

3.2.3.1. Vấn đề tồn tại

Giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng neo tỷ giá hối đoái của mình gắn cố định với USD mà chưa có sự gắn định với các ngoại tệ khác. Vì vậy, USD lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền khác thì hầu như không ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND. Điều này khiến cho thị trường thiên về sử dụng nhiều USD mà không chú ý tới các rủi ro có thể xảy ra.

Thứ nhất, việc neo tỉ giá có thể chịu rủi ro nhập siêu. Nếu giá USD không thay đổi thì tỉ giá USD/VND cũng không đổi. Trong trường hợp các doanh nghiệp trong nước cần hạ giá nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu mà tỉ giá không thể thay đổi thì lượng hàng xuất khẩu sẽ bị cản trở, trong khi dòng hàng nhập khẩu vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Cơ chế neo cố định theo USD hiện nay ảnh hưởng không thuận lợi đến cán cân thương mại ở khía cạnh là tiền đồng quá lệ thuộc vào USD. Hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chưa tới 20%, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ chỉ chiếm 11%, trong khi Trung Quốc là 19%, Nhật Bản là 9,5% và EU là 12,8%. Việc phụ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại và vay nợ phụ thuộc vào đồng tiền các nước khác với tỉ trọng cao hơn khiến cho tỷ giá song phương giữa Việt Nam và các nước bạn hàng lớn bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại và đầu tư, không phản ánh được đúng tương quan kinh tế giữa Việt Nam và các nước bạn hàng, đặc biệt trong bối cảnh tiền USD trên thị trường thế giới biến động mạnh như hiện nay.

3.2.3.2. Bài học cho cả Việt Nam và Trung Quốc

Để tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và Trung Quốc dần trở nên linh hoạt hơn, hai nước nên áp dụng việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ thay vì chỉ neo chặt vào đồng USD. Rổ tiền tệ đó sẽ bao gồm các đồng tiền từ các quốc gia có quan hệ vay nợ hoặc buôn bán thường xuyên với doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ, các chủ nợ lớn của Việt Nam năm 2012 bao gồm Nhật Bản (34,5% tổng nợ), WB (28,8%) hay ABD (15,5%). Như vậy, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu định giá bằng các động tiền mạnh như JPY, SDR, USD và EUR. Còn nếu tính đến tháng 12/2010, cơ cấu nợ công nước ngoài Việt Nam là JPY (38,8%), SDR (27,1%), USD (22,2%) và EUR (9,2%). Đó sẽ là các đồng tiền nằm trong rổ tiền tệ. Việt Nam hiện nay đã đáp ứng đủ các điều kiện cho việc neo tỷ giá theo rổ tiền tệ, bởi độ mở kinh tế lớn nhưng lại không bị lệ thuộc chủ yếu vào một đối tác cụ thể nào nên cơ chế này không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34)