Năng suất tổng và năng suất thương phẩm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 70)

Năng suất tổng (tấn/ha) của cây đậu bắp có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 19).

Khi chỉ sử dụng thuần cơ chất hữu cơ hoặc phân HCVS thì các chỉ tiêu về sinh trưởng như chiều cao cây, số lá, chiều dài trái và trọng lượng trung bình trái thấp nên dẫn đến kết quả làm cho năng suất tổng ở nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ (0,1185 tấn/ha) và nghiệm thức bón phân HCVS (0,26 tấn/ha) là thấp nhất.

Do đặc tính của phân HCVS thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu bắp kết hợp với CCHC có tác dụng giúp cây sử dụng hiệu quả phân khoáng và giúp cho quá trình biến dưỡng trong cây diễn ra một cách thuận lợi (Nguyễn Mỹ Hoa, 2004); đồng thời, cơ chất hữu cơ góp phần dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động nên

Nghiệm thức Trọng lƣợng trung bình trái đậu bắp khi thu hoạch

(g/trái)

Trọng lƣợng trung bình trái đậu bắp thƣơng phẩm khi thu

hoạch (g/trái)

Đối chứng (chưa ra trái) (chưa ra trái)

Cơ chất hữu cơ 3,6e 3,5e

Phân khoáng 22,6b 22,1b

Phân hữu cơ vi sinh 6,5e 6,0de

CCHC + PK 18,0c 17,4c

PK + PHCVS 25,9b 25,3b

CCHC + PHCVS 10,7d 10,1d

nghiệm thức sử dụng phân HCVS bổ sung phân khoáng và kết hợp cơ chất hữu cơ đạt năng suất cao nhất (3,2525 tấn/ha) khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Dựa vào đặc điểm hóa lý của đất (Bảng 12) và hàm lượng dinh dưỡng trong cơ chất hữu cơ trung bình (Bảng 13) cùng với đặc tính tác dụng nhanh của phân khoáng nên năng suất của các nghiệm thức như: phân khoáng, phân khoáng kết hợp phân HCVS thì năng suất có đạt ở mức cao (dao động từ 1,814-2,0682 tấn/ha) nên khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 19).

Ở nghiệm thức chỉ bón phân HCVS cho năng suất kém hơn nghiệm thức bón phân HCVS kết hợp phân khoáng cho thấy nếu chỉ bón phân HCVS thì không đủ dinh dưỡng cho cây đậu bắp phát triển.

Bảng 19: Năng suất tổng và năng suất thƣơng phẩm của trái đậu bắp thí nghiệm

CV(%) = 16,89 % (năng suất tổng), CV(%)= 24,08% (năng suất thương phẩm)

Ghi chú: CHCC: Cơ chất hữu cơ, PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh, PK: Phân khoáng

Trị trung bình theo sau có các mẫu tự giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<=0.05)

Tương tự như năng suất tổng, năng suất thương phẩm có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 19), cao nhất là nghiệm thức kết hợp giữa phân HCVS với phân khoáng bổ sung cơ chất hữu cơ (3,127 tấn/ha) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Hai nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ và chỉ sử

Nghiệm thức Năng suất tổng (tấn/ha) Năng suất thƣơng phẩm (tấn/ha)

Đối chứng (chưa ra trái) (chưa ra trái)

Cơ chất hữu cơ 0,1e 0,1e

Phân khoáng 1,8b 1,7b

Phân hữu cơ vi sinh 0,3e 0,2de

CCHC + PK 1,1c 1,0c

PK + PHCVS 2,1b 1,2b

CCHC + PHCVS 0,6d 0,6d

dụng thuần phân HCVS cho năng suất thương phẩm thấp nhất (dao động từ 0,1139- 0,242 tấn/ha). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữa trọng lượng trung bình trái với năng suất tổng và trọng lượng trung bình trái thương phẩm với năng suất thương phẩm có sự tương quan với nhau. Như vậy, việc kết hợp hợp lý giữa phân HCVS và phân khoáng bổ sung cơ chất hữu cơ sẽ có tác dụng tích cực trong việc làm tăng năng suất, đặc biệt là tăng năng suất thương phẩm cho cây trồng (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 70)