Chiều dài trái

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 68)

Chiều dài trái đậu bắp giữa các nghiệm thức khi thu hoạch có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 17).

Ở các lô thí nghiệm ra trái, trái đậu bắp có chiều dài lớn nhất là ở nghiệm thức sử dụng phân HCVS kết hợp phân khoáng có bổ sung cơ chất hữu cơ (17,55cm) và thấp nhất là ở nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ và nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh (nghiệm thức đối chứng chưa ra trái).

Hình 5: Chiều dài trái đậu bắp ở các nghiệm thức

Ghi chú: Nghiệm thức 1: Đối chứng, Nghiệm thức 2: Cơ chất hữu cơ, Nghiệm thức 3: Phân khoáng, Nghiệm thức 4: Phân hữu cơ vi sinh, Nghiệm thức 5: Cơ chất hữu cơ + Phân khoáng, Nghiệm thức 6: Phân hữu cơ vi sinh + Phân khoáng, Nghiệm thức 7: Cơ chất hữu cơ + Phân hữu cơ vi sinh, Nghiệm thức 8: Cơ chất hữu cơ + Phân hữu cơ vi sinh+ Phân khoáng.

Qua kết quả trên cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh với phân khoáng, đặc biệt là sự kết hợp giữa phân hữu cơ vi sinh với phân khoáng và cơ chất hữu cơ làm tăng chiều dài trái sẽ góp phần làm tăng năng suất.

Bảng 17: Chiều dài trái đậu bắp ở các nghiệm thức khi thu hoạch Nghiệm thức Chiều dài trái đậu bắp khi thu hoạch

Đối chứng (chưa ra trái)

Cơ chất hữu cơ 5,4d

Phân khoáng 10,6c

Phân hữu cơ vi sinh 7,0d

CCHC + PK 9,7c

PK + PHCVS 13,0b

CCHC + PHCVS 9,1c

CCHC + PK + PHCVS 17,6a

CV(%) = 13,7%

Ghi chú: CHCC: Cơ chất hữu cơ, PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh, PK: Phân khoáng

Trị trung bình theo sau có các mẫu tự giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<=0.05)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 68)