Chiều cao cây giữa các nghiệm thức ở những giai đoạn khảo sát có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 15).
Ở giai đoạn 8 ngày sau khi trồng (NSKT), chiều cao cây đậu bắp cao nhất ở nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân khoáng với cơ chất hữu cơ (9,275cm) và nghiệm thức phân khoáng kết hợp phân hữu cơ vi sinh (8,875cm). Điều này là do đặc tính của phân HCVS thích hợp cho sự sinh trưởng của cây đậu bắp (Bảng 14) kết hợp sự bổ sung nguồn dinh dưỡng từ phân khoáng. Chiều cao cây thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (6cm), nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ (6,425cm) và nghiệm thức sử dụng phân HCVS (6,075cm). Ba nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 15). Do đặc điểm về hóa tính của đất (Bảng 12) và chất lượng các loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm (Bảng 9) cùng với giai đoạn 8 NSKT là khoảng thời gian cây con vừa được cấy chuyển nên nghiệm thức sử dụng
phân khoáng, nghiệm thức sử dụng kết hợp cơ chất hữu cơ và phân khoáng với nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ kết hợp phân HCVS thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.
Với khả năng tác dụng nhanh nên trong giai đoạn 16 NSKT, chiều cao cây ở các nghiệm thức có sử dụng phân khoáng cao hơn các nghiệm thức khác vì trong các giai đoạn này là thời điểm tiến hành bón thúc đối với nghiệm thức có sử dụng bón phân khoáng (đạm, kali) (bảng 11) nên nghiệm thức sử dụng phân khoáng, nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ kết hợp phân khoáng, nghiệm thức sử dụng kết hợp phân HCVS với phân khoáng và nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ và phân HCVS với phân khoáng đều làm tăng chiều cao cây hơn so với nghiệm thức chỉ sử dụng cơ chất hữu cơ và nghiệm thức sử dụng kết hợp cơ chất hữu cơ với phân HCVS (Bảng 15). Do đất trồng thí nghiệm là loại đất nghèo dinh dưỡng nên trong giai đoạn này cây xanh phát triển kém; hơn nữa, vi sinh vật chưa phát huy tác dụng kịp thời nên nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và nghiệm thức đối chứng có chiều cao cây đậu bắp thấp nhất.
Ở các giai đoạn 24 NSKT, 32 NSKT và 40 NSKT, chiều cao cây ở nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ và phân HCVS bổ sung phân khoáng cho kết quả chiều cao cây cao nhất (13,125cm, 18,5cm và 34,675cm) vì vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ chất hữu cơ có hiệu quả giúp quá trình hòa tan lân và cố định đạm nhanh hơn đồng thời kết hợp với sự bổ sung phân khoáng. Chiều cao cây đậu bắp thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ và nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Các nghiệm thức sử dụng phân khoáng, sử dụng cơ chất hữu cơ kết hợp phân khoáng, sử dụng kết hợp phân HCVS với phân khoáng đều làm tăng chiều cao cây nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ kết hợp phân HCVS.
Giai đoạn 48 NSKT, chiều cao cây đạt cao nhất là ở nghiệm thức sử dụng kết hợp phân HCVS với phân khoáng và cơ chất hữu cơ (42,750cm) và kết quả này khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Chiều cao cây thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng (19,55cm), nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ (18,675cm) và nghiệm thức chỉ sử dụng phân HCVS (23,85cm). Ở giai đoạn này, nghiệm thức kết hợp cơ chất hữu cơ với phân HCVS cũng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm
thức sử dụng phân khoáng là do vi sinh vật tập trung dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa, kết trái (Bảng 15).
Như vậy, chiều cao cây đậu bắp thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ, nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và cao nhất là ở nghiệm thức sử dụng kết hợp phân HCVS với phân khoáng và cơ chất hữu cơ.
Bảng 15: Chiều cao cây đậu bắp thí nghiệm
Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) qua các ngày sau khi trồng
8 NSKT 16 NSKT 24 NSKT 32 NSKT 40 NSKT 48 NSKT
Đối chứng 6,0e 7,0e 11,3cd 14,4d 16,5d 19,6f
Cơ chất hữu cơ
6,3 9,8cd 12,0cd 14,5d 16,9d 18,7f
Phân khoáng 8,0bc 14,0a 13,8bc 19,3bc 23,7bc 30,8cd
Phân hữu cơ vi sinh
6,1de 8,6de 10,8d 15,6cd 20,3cd 23,9ef
CCHC + PK 8,0bc 12,3ab 13,4bcd 22,1b 28,8b 36,4b PK + PHCVS 8,9ab 11,9abc 13,8bc 20,4b 26,4b 35,9bc CCHC + PHCVS 7,3cd 10,0bcd 15,5b 20,1bc 26,4b 28,9de CCHC + PK + PHCVS
9,3a 13,1a 18,5a 26,8a 34,7a 42,8a
CV(%) = 14,18 %
Ghi chú: CHCC: Cơ chất hữu cơ, PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh, PK: Phân khoáng
Trị trung bình theo sau có các mẫu tự giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<=0.05)