Số lá trên cây

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 66)

Số lá trên cây giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát có sự khác biệt thống kê (Bảng 16).

Giai đoạn 8 NSKT, số lá trên cây ở nghiệm thức bón phân khoáng là cao nhất (3,75 lá/cây) nhưng không khác biệt với nghiệm thức sử dụng kết hợp cơ chất hữu cơ với phân khoáng (3,5 lá/cây), nghiệm thức sử dụng phân khoáng với phân hữu cơ vi sinh (3,5 lá/cây) và nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân khoáng có bổ sung cơ chất hữu cơ (3,5 lá/cây). Số lá trên cây thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức sử dụng phân HCVS (2,5 lá/cây) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ và nghiệm thức sử dụng kết hợp cơ chất hữu cơ với phân hữu cơ vi sinh (Bảng 16). Do cây sử dụng chất dinh dưỡng tập trung cho việc phát triển bộ rễ với chiều cao thân cây đậu bắp nên sẽ làm chậm quá trình ra lá của cây trong giai đoạn vừa tiến hành cấy chuyển mà phân

khoáng lại có tác dụng nhanh nên các nghiệm thức có sử dụng phân khoáng làm cây ra lá nhiều hơn các nghiệm thức còn lại. Mặt khác theo Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng (2004) thì do thời gian đầu phân HCVS chưa khoáng hóa được nhiều nên dẫn đến số lá trên cây thấp hơn các nghiệm thức khác.

Giai đoạn 16 NSKT, số lá trên cây thấp nhất là ở đối chứng (3,5 lá/cây) nhưng không khác biệt với nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ (3,75 lá/cây), cao nhất là ở nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân khoáng có bổ sung cơ chất hữu cơ (5,5 lá/cây) nhưng nghiệm thức này lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức sử dụng phân khoáng (5 lá/cây) và nghiệm thức sử dụng phân HCVS, nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ kết hợp phân khoáng, nghiệm thức sử dụng phân khoáng kết hợp phân HCVS và nghiệm thức sử dụng kết hợp cơ chất hữu cơ với phân HCVS (Bảng 16). Điều này có thể giải thích do đặc tính về giống và cùng thời gian sinh trưởng nên số lá trên cây sẽ cho kết quả không khác biệt ý nghĩa thống kê (Trần Văn Hòa et al., 2009). Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), số lá trên cây góp phần quan trọng cho năng suất sau này vì lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp.

Bảng 16: Số lá trên cây đậu bắp trong thí nghiệm

Nghiệm thức Số lá cây đậu bắp qua các ngày sau khi trồng

8 NSKT 16 NSKT 24 NSKT 32 NSKT 40 NSKT 48 NSKT

Đối chứng 2,5c 3,5c 4,8b 6,2bc 6,3b 7,3d

Cơ chất hữu

cơ 2,8bc 3,8bc 5,0b 6,3bc 7,0b 7,5d

Phân khoáng 3,8a 5,0a 5,8ab 7,3abc 9,3a 11,0bc

Phân hữu cơ vi sinh

2,5c 4,8ab 5,3ab 5,8c 7,5b 9,3cd

CCHC + PK 3,5ab 5,3a 6,0ab 7,8ab 10,0a 11,3bc

PK + PHCVS 3,5ab 5,3a 6,5a 8,5a 10,5a 11,5b

CCHC + PHCVS

2,8bc 4,8ab 5,0b 7,0abc 7,5b 9,3cd

CCHC + PK + PHCVS

3,5ab 5,5a 6,5a 8,25a 10,0a 14,0a

CV(%) = 16,1%

Ghi chú: CHCC: Cơ chất hữu cơ, PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh, PK: Phân khoáng

Trị trung bình theo sau có các mẫu tự giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<=0.05)

Ở giai đoạn 48 NSKT, số lá trên cây cao nhất là ở nghiệm thức sử dụng kết hợp phân HCVS với phân khoáng có bổ sung cơ chất hữu cơ (14 lá) và khác biệt có ý

nghĩa thống kê với tất cả các nghiệm thức còn lại. Số lá thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức sử dụng cơ chất hữu cơ, nghiệm thức sử dụng phân HCVS và nghiệm thức sử dụng phân HCVS kết hợp cơ chất hữu cơ (Bảng 16).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)