Chuẩn bị đất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 25)

Theo Minh Quân (2004), đậu bắp thích hợp với đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình, pH từ 5,5-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ tưới và dễ tiêu nước. Đất được cày bừa kỹ, làm cỏ trước khi gieo. Lên liếp 1,4-1,5 m, mặt liếp rộng 1,1-1,2 m, chiều cao liếp 25-30 cm. Rãi vôi lên mặt liếp với liều lượng 250-500 kg/ha và trộn đều trước khi bón lót khoảng 10 ngày.

2.5.2. Thời vụ

Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), thời vụ gieo trồng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau. Theo Hoàng Văn Ký (2007), đậu bắp có thể xuống giống vào vụ Xuân và vụ Thu Đông.

 Vụ Xuân: gieo từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Nếu gieo muộn, cây sớm ra hoa nhưng năng suất giảm dần.

 Vụ Thu Đông: gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch trái từ tháng 9 đến tháng 1, đầu tháng 2.

2.5.3. Gieo trồng

Cách ngâm ủ hạt giống: Theo Hoàng Văn Ký (2007), các giống hiện đang được sử dụng là:

+ Giống địa phương do Viện Khoa học Nông nghiệp tuyển chọn (Phân viện miền Nam), giống DB1 do Viện nghiên cứu Rau – Quả chọn lọc.

+ Giống nhập nội từ Thái Lan và Đài Loan.

+ Giống đậu bắp xanh của Nhật có tên gọi là Okara F1 dòng TS1 – 7106 do Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải thành phố Hồ Chí Minh độc quyền cung cấp hạt giống cũng như thu mua sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật.

Theo Nguyệt Hằng (2006), lượng hạt giống cần từ 18-22 kg/ha. Phơi hạt giống dưới điều kiện ánh nắng nhẹ 1-2 giờ, ngâm hạt trong nước sạch từ 4-6 giờ hoặc nước ấm 52-54oC, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 20-30oC, khoảng 48 giờ hạt bắt đầu nảy mầm, chọn hạt nảy mầm đem gieo vô bầu nylon hoặc bầu bằng lá chuối. Hiện nay, trên thị trường có môt dạng khay bằng mốt dùng để gieo hạt trong bầu rất tốt và giảm được công lao động chuẩn bị lâu. Đất vô bầu được thực hiện theo tỷ lệ như sau: một phần phân chuồng trộn với năm phần tro trấu. Khi cây có 1-2 lá mầm thì đem trồng (khoảng 5 ngày sau khi gieo). Đậu bắp là loại cây khó nảy mầm do hạt có một lớp vỏ dày và cứng nên cần xử lý hạt bằng acid sulfuric đậm đặc từ 2-3 giờ để cải thiện sự nảy mầm của hạt giống hoặc có thể ngâm hạt giống trong một cốc nước ở 45oC trong 1,5 giờ.

Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), sau khi chuẩn bị luống, trên luống đào 2 hàng dọc cách nhau 60-70 cm. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, khi cây được 2- 3 lá thật thì tỉa để lại một cây (mật độ 35.000-40.000 cây/ha).

Bón phân lót vào hốc, phủ lớp đất mỏng lên rồi gieo hạt, không để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân. Hạt gieo sâu 1-2 cm, lấp bằng đất bột hoặc tro trấu. Lượng hạt giống cần khoảng 4-5 kg/ha. Gieo xong, tưới nước thường xuyên tạo điều kiện cho hạt mọc dễ dàng.

Mật độ và khoảng cách trồng: Theo Tạ Thu Cúc (2010), xác định mật độ thích hợp cho mỗi loại rau trên diện tích gieo trồng là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Khoảng cách, mật độ của mỗi loại rau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính của giống, đặc trưng hình thái, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Mỗi cây trồng chiếm một khối lượng đất và khoảng không gian nhất định, nhờ đó rễ và lá hút thu các chất dinh dưỡng cần thiết tạo ra năng suất

cây (Phạm Hồng Cúc et al., 2001). Theo Hoàng Văn Ký (2007), có hai cách trồng phổ biến là trồng hàng đơn và trồng hàng đôi.

 Hàng đơn: Hàng cách hàng 70-80 cm, chiều rộng của mỗi hàng 40-50 cm, cây cách cây 40-50 cm, một hốc trồng hai cây, chiều cao của liếp 25-30 cm. Mật độ trồng từ 50.000-70.000 cây/ha. Trung bình số lượng hạt giống cần cho 1 ha đất sản xuất khoảng 18-22 kg.

 Hàng đôi: Hàng cách hàng 50-60 cm, cây cách cây 40-50 cm, một hốc trồng 2 cây, chiều rộng của liếp 100 cm, liếp cách liếp 100 cm, chiều cao của liếp 25-30 cm. Mật độ trồng 60.000-100.000 cây/ha. Lượng giống cần cho 1 ha đất sản xuất khoảng 20-25 kg.

2.5.4. Bón phân chăm sóc

Theo Tạ Thu Cúc (2010), rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, năng suất trên đơn vị diện tích cao, vì vậy cây cần chất dinh dưỡng suốt thời kì sinh trưởng.

Phân bón: Theo Nguyệt Hằng (2006), tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để tưới trực tiếp cho cây đậu bắp. Rãi đều thuốc trừ sâu Basudin hạt lên mặt liếp với liều lượng 30 kg/ha trước khi bón lót. Cây đậu bắp có khối lượng thân lá lớn, năng suất quả cao trong một thời gian ngắn nên cần đủ phân lót ngay từ đầu để cây sinh trưởng tốt. Bón lót phân chuồng là 15-20 tấn/ha; có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế cho phân chuồng.

Công thức phân bón và cách bón:

 Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 7-10 ngày, liều lượng 15-20 kg urê/ha. Cách bón: bón xung quanh, cách gốc 10 cm hoặc pha loãng tưới.

 Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 25 ngày, liều lượng: 50-100 kg phân (20-20- 15)/ha. Cách bón: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.

 Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 15 ngày, liều lượng: 100 – 150 kg phân. Sau bón thúc lần ba 15 ngày, liều lượng: 50-100 kg phân (20-20-15)/ha. Cách bón: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.

Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2006), cây đậu bắp trong thời gian sinh trưởng cần lượng dinh dưỡng được trình bày qua Bảng 2.

Bảng 2. Lƣợng phân nguyên chất cần cung cấp cho cây đậu bắp Loại phân Tổng lƣợng phân bón nguyên chất (kg/ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Phân đạm 100 – 120 0 20 20 20 20 20 Phân lân 60 100 0 0 0 0 0 Phân kali 100 30 30 30 10 0 0

Có thể dùng các dạng nitrat amôn hoặc sunfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunfat hoặc dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với lượng nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng,… có thể phun các loại phân như Multi-K (dùng loại này thì giảm 30-50% lượng phân kali bón thúc) khoảng 5-7 ngày/lần sẽ kích thích cây sai trái, năng suất tăng. Tiến hành thu hoạch trái sau khi bón phân ít nhất 7- 10 ngày. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005).

Chăm sóc: Khi cây có 2-3 lá thật tiến hành làm cỏ, xới nông vun nhẹ vào gốc kết hợp các lần bón phân thúc và mỗi lần bón phân đều phải xới, vun gốc và làm sạch cỏ dại. Khi cây đậu bắp cao 20 cm thì xới sâu trên mặt luống, làm sạch cỏ dại và vun gốc cho cây đứng thẳng tránh bị đổ ngã. Thường xuyên tỉa bỏ các lá già úa phía gốc và lá bị sâu bệnh nặng. Tưới nước vào rãnh, tỉa bỏ các chồi nhánh từ lá thứ 6 trở xuống. Đậu bắp thì rất cần nước nhưng đất phải không bị ngập úng, vào mùa khô mỗi ngày tưới từ 1-2 lần tuỳ thuộc vào độ giữ ẩm của đất và thời tiết lúc trồng. Trong kỹ thuật hiện nay chúng ta sử dụng màng phủ Nông nghiệp để giảm sự mất nước và tưới bằng phương pháp thấm nhằm giảm chi phí tưới tiêu. Khi cây bắt đầu ra hoa nên tiến hành loại bỏ 2 lá đầu tiên/cây nhằm giúp cho cây tiếp tục sinh trưởng và tạo điều kiện thuận lợi trong khâu thu hoạch vì lúc này cây cho trái tương đối đồng đều. Khi cây bắt đầu giảm khả năng cho trái, ta tiến hành trẻ hoá cây đậu bắp bằng cách cắt gốc cây ngang mặt đất. Trước khi trẻ hoá 5-7 ngày phải bón phân với liều lượng 10-15 kg urê và 5-10 kg DAP/ha nhằm giúp cho cây có khả năng phục hồi tốt. Sau khi trẻ hoá từ 15-30 ngày thì có thể thu hoạch đợt 2. Tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc, thời gian thu hoạch khoảng 20-40 ngày, năng suất chỉ bằng 50-85% năng suất đợt 1 (Quốc Việt, 2010). Sau mỗi

trận mưa, mặt luống bị đóng váng phải xới lại nhưng phải đợi khô đất mới làm. Nếu xới khi còn ướt, cây dễ bị bệnh nghẹt rễ và sinh trưởng kém.

2.5.5. Tưới nước

Theo Tạ Thu Cúc (2007), nhu cầu nước của từng loại rau được quyết định bởi khả năng hút nước của rễ và sự tiêu hao của phần thân, lá. Lượng nước phù hợp cho rau ăn lá từ 250-500 ml. Tưới nước hằng ngày sẽ rửa sạch bụi bẩn và côn trùng, tạo ẩm độ không khí thuận lợi cho cây và hoạt động của vi sinh vật có lợi phát triển. Nước tưới phải được cung cấp đồng đều trên luống, độ ẩm đất từ 70-80% là thích hợp (Đường Hồng Dật, 2003). Theo Tạ Thu Cúc (2005), biện pháp quan trọng để giảm nhiệt độ cho cây là tưới nhiều lần trong ngày. Đặc biệt tưới phun mưa là biện pháp hữu hiệu làm giảm nhiệt độ ở mặt lá từ 5-6o (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C.

Khả năng chịu hạn của cây đậu bắp tương đối khá, tuy vậy trồng trong vụ Đông Xuân là mùa khô nên cần tưới nước nhiều. Thời gian đầu khi gieo hạt và cây còn nhỏ đất cần đủ ẩm. Khi cây lớn ra hoa có quả lượng nước cần tưới nhiều, nếu để khô hạn quả sẽ nhỏ và cứng. Cách tưới nước có thể dùng bình ô doa, vòi phun mưa hoặc bơm nước vào rạch đủ ẩm rồi cho thoát ngay. Mùa mưa không để ruộng bị ngập. Vào mùa khô cần tưới nhiều nước. Theo Shinohara (1989), nếu đất có ẩm độ cao và giữ nước lâu, cây dễ bị rụng lá.

2.5.6. Thu hoạch

Theo báo Nông nghiệp 2009, thu hoạch là một trong những khâu quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm vì nó phải đạt tiêu chuẩn về kích thước và chất lượng mà phía công ty đưa ra. Để đạt tiêu chuẩn sản phẩm loại 1 nhiều thì khâu thu hoạch là khâu quan trọng vì thế người sản xuất phải thăm đồng thường xuyên. Khi trái đã đạt độ lớn về đường kính và chiều dài thì bắt đầu thu hoạch (tùy thuộc vào giống), thường thu hoạch từ 4-6 ngày sau khi nở hoa. Theo Chu Thị Thơm et al. (2005), trái đậu bắp được thu hoạch đúng tiêu chuẩn thương phẩm là dài 7-10cm (sau nở hoa 7-8 ngày) (tùy thuộc vào giống). Trong thu hoạch, loại bỏ trái nhỏ, trái sâu, không đạt chất lượng thương phẩm. Dùng dao nhỏ cắt cuống trái (tránh cắt chạm vào thân cây). Sau khi thu hoạch trái khoảng 5-7 ngày thì tiến hành tỉa lá gốc với mục đích tạo sự thông thoáng cho cây nhằm tránh sâu bệnh phát triển. Sản lượng cao nhất có thể đạt được của đậu bắp là 200-250 kg/ha/ngày. Năng suất trung bình 12-15 tấn/ha. Sau khi thu

hoạch nên xếp nhẹ nhàng các trái đậu bắp vào giỏ tránh sây sát, để nơi thoáng mát, dùng lá cây hoặc giấy báo che trên bề mặt giỏ, không để ở những nơi nhiều nắng, gió nhằm hạn chế sự mất nước của trái. Sau cùng vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

2.5.7. Tình hình sâu bệnh hại

Tình hình sâu bệnh hại được thể hiện qua Bảng 3.

Bảng 3: Một số loại sâu bệnh hại trên cây đậu bắp và biệp pháp phòng trừ Sâu, bệnh hại Đặc điểm nhận dạng Hình thức gây hại Biện pháp phòng trừ

Sâu đo (Anomic flava)

Sâu non màu xanh lục, có những vệt dọc trên lưng, dài 25-30 mm, chiều ngang hẹp, có hai đôi chân bụng phát triển, khi bò thân uốn cong lên.

Sâu non mới nở gậm lấm tấm chất xanh của lá, từ tuổi 3 ăn khuyết lá từng mảng, có thể ăn cả nụ và hoa.

Dùng tay bắt giết sâu non. Phun các loại thuốc gốc vi khuẩn Bt như Bacillus, biocin, NPV hoặc các thuốc Success, Mimic,… Sâu cuốn lá

(Sylepta derogate)

Sâu non màu xanh nhạt, đầu màu nâu, trên lưng có nhiều lông ngắn, dài 15-17 mm.

Sâu nhả tơ cuộn tròn lá thành tổ nằm trong đó ăn phiến lá để lại lớp biểu bì trắng. Một đời sâu non có thể di chuyển ăn hại 2-3 lá, ăn cả nụ và hoa.

Dùng tay bắt giết sâu non. Phun các loại thuốc gốc vi khuẩn Bt như Bacillus, biocin, NPV hoặc các thuốc Success, Mimic,… Sâu loang (Earias fabia) Sâu non mập và ngắn, dài 12-14 mm, trên thân có nhiều gai ngắn, có các vệt màu nâu, đen và vàng loang lỗ xen nhau.

Sâu non mới nở đục vào ngọn hoặc nụ hoa, sâu tuổi 3 trở lên đục vào trái đậu bắp ăn hạt và thịt làm hư cả trái.

Dùng tay bắt giết sâu non. Phun các loại thuốc gốc vi khuẩn Bt như Bacillus, biocin,… kết hợp luân canh, xen canh với các cây khác như lúa, bắp, đậu,… Câu cấu xanh

(Hypomeces squamosus)

Sâu trưởng thành là loại bọ cánh cứng, hình bầu dục, đầu kéo dài như một cái vòi. Màu xanh vàng có ánh kim Bọ trưởng thành cắn phá mầm non và lá cây. Dùng tay hoặc vợt bắt giết bọ trưởng thành, phun thuốc lên cây ít hiệu quả.

nhũ. Sâu non màu trắng sữa, sống trong đất. Bọ xít xanh (Nezara viridula) Bọ xít màu xanh nhạt, hình lục giác, 15x18 mm, bọ non màu xanh trên lưng có nhiều đốm đen và trắng.

Bọ non và bọ trưởng thành chích hút nhựa lá và trái non, làm trái và lá vàng héo, trái non sần sùi và rụng.

Phòng trừ chủ yếu là bắt giết bằng tay, nếu mật độ cao thì phun trừ bằng thuốc Đầu trâu Bihopper, Bascide, Fastac, Peran Vertimec,… Rầy xanh (Empoasca flavescens) Rầy trưởng thành nhỏ, dài 2-3mm, màu xanh lá mạ, rầy non hình thoi, màu xanh vàng. Vòng đời 15-20 ngày.

Rầy trưởng thành và rầy non sống mặt dưới lá hút nhựa tạo thành các đốm biến màu, lá nhỏ, vàng khô, hoa rụng, trái ít và nhỏ.

Phun trừ bằng thuốc Đầu trâu Bihopper hoặc các thuốc Basa,

Fenbis, Visher, Admire,… Rệp muội (Aphis gosypii) Cơ thể hình bầu dục, dài 1,5-2 mm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm hoặc đen, rệp trưởng thành có cánh hoặc không, đẻ trứng hoặc đẻ con. Cả rệp trưởng thành và rệp non bám ở ngọn, hoa, trái non và mặt dưới lá. Rệp chích hút nhựa làm lá xoăn và biến màu, ngọn cây chùn lại, cây còn non thì kém phát triển, nụ hoa bị rụng.

Phun trừ bằng thuốc Đầu trâu Bihopper hoặc các thuốc Basa,

Fenbis, Visher, Admire,… Bọ trĩ (bù lạch) (Megalurothrips usitatus) Bọ trưởng thành rất nhỏ, dài 1 mm, mình thon mảnh, đuôi nhọn, màu nâu đỏ thẫm. Bọ non không có cánh màu trắng xanh. Vòng đời 15-18 ngày.

Bọ trưởng thành và bọ non sống dưới mặt lá xung quanh gân chính để chích hút nhựa làm cho lá có những đốm biến màu hoặc vàng khô, bọ trĩ cũng làm hoa bị khô và rụng, trái nhỏ, biến Phòng trừ bằng cách tưới nước đều đặn, không để ruộng bị khô hạn. Khi bọ phát triển

phun các thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Admire, karete,

dạng hoặc sần sùi. Nhện đỏ (Tetranychus urticae) Nhện trưởng thành rất nhỏ, dài dưới 1 mm, màu đỏ hồng, di chuyển nhanh. Nhện non giống như nhện trưởng thành. Vòng đời từ 20-25 ngày.

Nhện sống tập trung hai bên gân lá, chích hút nhựa tạo thành các vết vàng nhạt, lá vàng khô, cây sinh trưởng kém, hoa rụng. Nhện còn chích hút vỏ trái non làm trái nhỏ, sần sùi.

Khi nhện phát sinh không để ruộng bị khô hạn, tưới phun mưa có thể hạn chế nhện. Khi nhện phát sinh thì phun dầu khoáng Sk hoặc các thuốc Vertimec, Bihopper, Nissorun, Saromite,… Bệnh đốm nâu (Do nấm Macrosporium) Bệnh hại trên lá, lúc đầu là những đốm hơi tròn, màu xám tro hoặc nâu nhạt, trên đó có những đường tròn đồng tâm màu nâu thẫm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đất hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây đậu bắp (abelmoschus esculentus l.) (Trang 25)