Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT liên quan đến HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT quận ba đình thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 31)

1.4.1.1. Một số quan điểm đổi mới giáo dục Việt Nam liên quan đến HĐGDNGLL.

Ngày nay cả nhân loại đang bớc sang một thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, của sự bùng nổ thông tin và nền văn minh trí tuệ. Đất nớc ta đang hớng tới xã hội học tập và nền kinh tế tri thức, và hội nhập kinh tế quốc tế. Thời đại mới mở ra nhiều cơ hội lớn. Nhng đồng thời cũng không ít thách thức đối với các nớc, đặc biệt là các nớc nghèo nh Việt Nam.

Việt Nam tiến hành công nghiệp hoắ - hiện đại hoá với điểm xuất phát thấp: kinh tế lạc hậu, 76% dân số sống ở nông thôn, gần 25% thu nhập quốc dân từ nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu ngời vào loại thấp nhất thế giới, của cải vật chất nghèo nàn, sở hữu trí tuệ ít ỏi, năng suất lao động thấp. Chúng ta không còn cách nào khác là phải cố gắng hết sức mình thì mới tồn tại trong xu thế hội nhập, phải biết tận dụng những cơ hội mà thời đại mới mang lại, phải biết tiếp thu thành quả các nớc, phải kế thừa những kinh nghiệm và những thành công, biết tránh những thất bại sai lầm. Một đòi hỏi tất yếu là chúng ta phải kế thừa, học tập, vận dụng bài học giáo dục của các nớc phát triển vào Việt Nam.

Đã từ lâu các nớc công nghiệp rất coi trọng “phát huy yếu tố con ngời”, “phát triển nguồn nhân lực”, xem con ngời là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững trên mọi lĩnh vực. Con ngời không chỉ là tác nhân hay yếu tố của phát triển kinh tế xã hội nh trớc đây nữa mà còn là mục tiêu, động lực của sự phát triển, giáo dục Việt Nam phải có đợc những chuyển biến mạnh mẽ, những đổi mới cơ bản nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp của nền giáơ dục Việt Nam đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phải tạo nên nguồn nhân lực đó là con ngời phát triển toàn diện, phục vụ CNH – HĐH đất nớc. Những con ngời có trình độ cao, biết cách tự học, có hoài bão, có năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng với sự thay đổi nghề nghiệp của nền kinh tế, biết tự tạo ra việc làm và làm việc có hiệu quả, để đáp ứng mục tiêu giáo dục Việt Nam phải đổi mới.

Những định hớng mới của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay liên quan đến HĐGDNGLL là:

+ Giáo dục đổi mới tạo cơ hội phát huy tối đa vai trò của chủ thể giáo dục (ng- ời học).

+ Phải khai thác tối đa tiềm năng xã hội, xây dựng, môi trờng giáo dục xã hội lành mạnh.

+ Đổi mới tổng thể, toàn diện, đồng bộ các yếu tố dạy học, giáo dục.

+ Giáo dục tập trung phát triển, khai thác nguồn nhân lực mỗi con ngời nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Ba thành tố chủ yếu (trí lực, tâm lực, thể lực) của mỗi con ngời phải đợc khai thác triệt để trong đó vai trò “nội lực” của “Tâm lực“ là yếu tố quan trọng. Để phát triển tâm lực thì việc đổi mới các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, gắn hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết.

Với những định hớng này, HĐGDNGLL phải đợc đổi mới, đợc quan tâm đầu t thích đáng. có nh vậy HĐGDNGLL mới phát huy tác dụng trong việc nâng cao CLGD của trờng THPT, đáp ứng yêu cầu thời đại.

1.4.1.2. Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT liên quan đến HĐGDNGLL. - Đổi mới mục tiêu giáo dục THPT.

Trong Luật giáo dục ghi rõ “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngời Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Điều 23 Luật giáo dục 1998).

Hay mục tiêu của việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chơng trình, phơng pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc... việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông phải tăng cờng tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học... phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh (Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội).

HĐGDNGLL là một trong những con đờng thực hiện mục tiêu giáo dục, để đáp ứng mục tiêu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối với các trờng THPT.

+ Đổi mới nội dung giáo dục THPT.

Nội dung giáo dục THPT đợc đổi mới, theo hớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận thể giới, với khu vực đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhu cầu nguồn nhân lực theo h- ớng giảm tải, nâng cao năng lực t duy, kinh nghiệm thực hành, thực tiễn kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, hình thành các kĩ năng sống đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chỉ các giờ học văn hoá trên lớp không thể kham nổi nội dung phong phú đó mà phải qua các HĐGDNGLL đa dạng, phong phú. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là một nội dung hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua HĐGDNGLL để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhất là trong điều kiện phát triển ngày càng cao và chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và thích ứng cao.

+ Đối với đánh giá chất lợng giáo dục học sinh THPT.

CLGD THPT nhiều năm qua đã đạt đợc thành tích đáng kể trên các mặt. Học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi Olympic Quốc tế, các môn ít thực hành, chất lợng đại trà cũng đợc nâng lên. Tuy nhiên số học sinh thi đại học đạt điển sàn quá thấp; Còn nặng nề về thi cử, trong học tập còn thụ động áp đặt, học lệch thiên về môn thi Đại học; học sinh cha chú trọng rèn luyện bản thân; kĩ năng thực hành; ngoại ngữ còn yếu. Cha quan tâm tới việc định hớng nghề nghiệp . Thực tế hiện nay khi đánh giá về CLGDPT còn thiên về chất lợng văn hoá, cha chú ý đến chất lợng đạo đức và kĩ năng. Trong hội thảo quốc gia về CLGD nhón thảo luận về CLGDPT đã nhận định CLGDPT hiện nay còn thấp so với yêu cầu CNH-HĐH. Sản phẩm giáo dục cha đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

Cách đánh giá CLGD học sinh đúng đắn, đầy đủ là phải bao quát nhiều mặt; Chất lợng kiến thức; chất lợng kĩ năng; chất lợng thái độ. Phải đổi mới hình thức đánh giá nh: Đổi mới thi cử, đổi mới xếp loại hạnh kiểm. Việc đổi mới đánh giá CLGD sẽ làm cho HĐGDNGLL càng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT quận ba đình thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w