Đối với Khối Khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ Ở KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN.PDF (Trang 84)

Nhằm giải quyết tình hình khó khăn của ACB hiện tại, Khối KHCN đã đưa ra những định hướng kinh doanh sắp tới như sau:

Về Tài chính

+ Lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cân đối theo hướng giảm chi phí giá vốn bình quân.

+ Tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ trong cơ cấu nguồn vốn: các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của Khối KHCN (và Khối KHDN).

+ Định hướng kỳ hạn huy động bình quân  ổn định nguồn vốn.

+ Nghiên cứu đưa ra các dịch vụ mới (trung gian thanh toán hàng hóa/dịch vụ, ký quỹ mở công ty…) cải tiến các dịch vụ tiềm năng (trung gian thanh toán bất động sản qua ACB)

- Tín dụng:

+ Nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng cho vay đến sát hạn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước

+ Định hướng lãi suất và margin sinh lời trong hoạt động cho vay theo hướng hiệu quả cao

+ Kiểm soát chặt hoạt động trình phê duyệt lãi suất cho vay.

- Cải thiện biên sinh lời: Đẩy mạnh thu phí dịch vụ (phát triển các bó sản phẩm), giảm lãi treo (đẩy mạnh công tác đốc thúc, thu hồi nợ)

- Kiểm soát chi phí: Giảm tỷ lệ chi phí/thu nhập, giảm chi phí trích lập dự phòng

- Xử lý nợ: ưu tiên thu nợ gốc, lãi trong hạn  Nợ quá hạn <3%

Về Khách hàng

- Ưu tiên duy trì và phát triển khách hàng hiện hữu

- Phát triển khách hàng mới trên cơ sở: hợp khẩu vị rủi ro, phân khúc bán lẻ quy mô trung bình nhỏ

Về quy trình nội bộ

- Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính trong hoạt động bán lẻ.

- Phát triển các tiện ích của ACB online thành kênh bán hàng trực tuyến (phát triển các tính năng phục vụ bán hàng, mở rộng tiện ích kết nối ACB online với các thiết bị cầm tay…)

- Tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng (ý thức của nhân viên, trách nhiệm của trưởng đơn vị…)

- Xây dựng các kênh bán hàng mới nhằm giảm áp lực cho các PFC (cộng tác viên, nhân viên/cộng tác viên của các đối tác…)

- Nâng cao vai trò quản lý bán hàng khu vực, tổ chức bán hàng tại KPP, là cầu nối giữa Hội sở - KPP

Về Đào tạo và phát triển

- Lực lượng bán hàng: Tái bố trí và đào tạo theo nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ Ở KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN.PDF (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)