Chúng ta có thể hiểu bản đồ chiến lược là việc trình bày bằng sơ đồ trong một trang giấy về điều công ty phải làm tốt trong từng phương diện để thực thi thành công chiến lược của mình. Ví dụ, trong phương diện Tài chính, công ty có thể có những mục tiêu như “Tăng lợi nhuận trên các khoản đầu tư”. Ở phương diện Đào tạo - Phát triển nhân viên có thể có mục tiêu như “Thu hẹp các khoảng cách về kỹ năng”... Chính vì vậy bản đồ chiến lược được ví như một lăng kính chuyển đổi chiến lược thành những mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
Điều đầu tiên phải làm khi xây dựng bản đồ chiến lược cần phải xem xét và rà soát lại các thông tin nền tảng dựa trên các tài liệu thô về bản đồ chiến lược. Các thông tin nền tảng này được thể hiện cụ thể trong Hình 1.6. Những nhóm thông tin này sẽ giúp công ty xác định được các mục tiêu và thước đo trong các phương diện của bản đồ chiến lược, cụ thể:
+ Mục tiêu về phương diện tài chính: thường tập trung vào giá trị cổ đông, tăng trưởng doanh thu và năng suất.
+ Mục tiêu về phương diện khách hàng: chủ yếu nằm trong ba câu hỏi: Ai là khách hàng mục tiêu của chúng ta? Họ mong chờ hay đòi hỏi gì ở chúng ta? Tuyên bố giá trị của chúng ta trong việc phục vụ khách hàng là gì? Hầu hết các tổ chức sẽ tập trung chính vào một trong ba tuyên bố giá trị - thân thiết với khách hàng, dẫn đầu về sản phẩm và cung ứng xuất sắc.
+ Mục tiêu về phương diện quy trình nội bộ: tập trung ở quy trình quản lý nghiệp vụ, quản lý khách hàng.
+ Mục tiêu về phương diện đào tạo và phát triển: ba phạm vi riêng biệt của nguồn vốn – nhân lực – thông tin và tổ chức sẽ được dựa vào để giúp xác định các mục tiêu phù hợp cho phương diện đào tạo và phát triển. Vì nhân viên hoạt động như những yếu tố hỗ trợ cho các phương diện quy trình nội bộ, khách hàng và tài chính.
Hình 1.6 Dữ liệu nền tảng cần xem xét khi xây dựng bản đồ chiến lược (Nguồn: [9] Paul R.Niven, 2009, trang 201)
Sau khi thu thập đủ các thông tin nền tảng, chúng ta có thể tiến hành cuộc phỏng vấn với Ban lãnh đạo công ty. Việc phỏng vấn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm hoặc bỏ bớt các mục tiêu không cần thiết yếu, đồng thời giúp tìm ra mối liên hệ giữa chúng và liên kết chúng trong bản đồ chiến lược. Để đảm bảo sự tập trung vào các mục tiêu quan trọng, không phân tán, dàn trải nên giới hạn tối đa khoảng 25 mục tiêu phân cho 4 phương diện trên bản đồ chiến lược.
Hình 1.7 sau đây là một bản đồ chiến lược mô tả cách thức một tổ chức sáng tạo ra các giá trị thế nào thông qua các hoạt động liên kết của mình.
Khách hàng
Phòng Marketing Báo chí thương mại Các nghiên cứu tư vấn Kế hoạch dự án Kế hoạch chiến lược Báo cáo thành tích
Tài chính
Báo cáo thường niên Báo cáo thành tích Báo cáo của các nhà phân tích
Báo chí thương mại
SSứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược
Tuyên bố sứ mệnh Các giá trị, viễn cảnh Kế hoạch chiến lược Lịch sử tổ chức Các nghiên cứu tư vấn Kế hoạch dự án
Quy trình nội bộ
Báo cáo nghiệp vụ Báo cáo sản xuất Dữ liệu về đối thủ cạnh tranh
Báo chí thương mại Các nghiên cứu tư vấn Kế hoạch dự án
Đào tạo và phát triển
Dữ liệu về nguồn nhân sự
Báo chí thương mại Các giá trị cốt lõi Các nghiên cứu tư vấn
Nguồn vốn tổ chức Quy trình qlý vận hành
Nguyên liệu đầu vào
Sản xuất Phân phố Quản trị rủi ro Quy trình xã hội Môi rường An toàn và sức khỏe Chính sách nhân viên
Đầu tư vào cộng đồng
Quy trình đổi mới
Xác định cơ hội Danh mục R&D Thiết kế/phát riển Ban hành sản phẩm Quản lý khách hàng Lựa họn Thu hút KH Giữ chân KH Phát triển KH
Gia tăng giá trị cho khách hàng
Nguồn vốn con người Nguồn vốn thông tin
DIỆN ĐT VÀ PHÁT Giá cả Chất lượng Lợi ích sử dụng Sự lựa chọn Tính năng Dịch vụ Sự cộng tác Thương hiệu
Văn hóa Lãnh đạo Đồng nhất Tinh thần tập thể
PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH PHƯƠNG DIỆN VỀ QUY TRÌNH NỘI BỘ
Thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ Mối quan hệ Hình ảnh
Hình 1.7.Bản đồ chiến lược mô tả cách thức tổ chức sáng tạo ra giá trị (Nguồn: [11] Robert S.Kaplan - David P.Norton, 2011, trang 32)
Mở rộng cơ hội kinh doanh
Cải thiện cấu trúc chi phí
Gia tăng tài sản vô hình