9. Cấu trúc của luận văn
3.2.9. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng
3.2.9.1. Mục đích
Thông qua các hoạt động thi đua trong giảng dạy nhằm phát hiện những cá nhân, tập thể phấn đấu tốt để kịp thời khen thưởng biểu dương, phát huy ưu điểm, nhân điển hình tiên tiến và những cá nhân, tập thể còn hạn chế để giúp đỡ, bồi dưỡng, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Tạo không khí đoàn kết, hăng hái thi đua trong nhà trường; kích thích, động viên tính tự giác tích cực hoạt động của cá nhân, tập thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
3.2.9.2. Nội dung
- Thường xuyên quan tâm tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường mà nòng cốt là phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”. Bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng trong đánh giá thi đua.
- Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua để rút ra các bài học kinh nghiệm và đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về các gương điển hình tiên tiến.
- Việc khen thưởng phải hài hòa với thi đua để xứng đáng với những đóng góp của đội ngũ thầy, cô giáo.
3.2.9.3 Tổ chức thực hiện
Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua trong nhà trường để mọi người cùng tự giác, tích cực tham gia.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường: hội thi GV dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi sử dụng và làm ĐDDH, thi thiết kế bài dạy, bài thực hành điện tử, … với nhiều hình thức phong phú như thi đua theo đợt, theo chuyên đề, thi đua thực hiện chủ đề, chủ điểm năm học.
Tổ chức động viên, khen thưởng xứng đáng các GV đạt thành tích tốt trong các phong trào thi đua của nhà trường.
3.3.Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý HĐDH ở các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Phương pháp thăm dò
Để khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 130 cán bộ, giáo viên công tác tại quận 11 trong đó có lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT, giáo viên trường Bồi dưỡng giáo dục, CBQL là HT, phó hiệu trưởng và các thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn của 22 trường tiểu học trong quận 11. tổng số 130 phiếu với 9 giải pháp trên với các mức độ
RCT: Rất cần thiết (2 điểm), CT: Cần thiết (1 điểm), KCT: Không cần thiết: (0 điểm);
RKT: Rất khả thi (2 điểm), KT: Khả thi (1 điểm), KKT: Không khả thi (0 điểm)
3.3.2. Kết quả thăm dò
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
Sô T T
Nội dung quản lý
Mức độ nhận định về sự cần thiết Mức độ nhận định về tính khả thi RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường tiểu học
89.2 10.8 0.0 87.7 12.3 0.0
2
Xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV ở các trường tiểu học
83.1 16.9 0.0 79.2 20.8 0.0
3
Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào QTDH ở các trường tiểu học.
92.3 7.7 0.0 82.3 17.7 0.0
4
Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học.
90.8 9.2 0.0 76.9 23.1 0.0
5 Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn 88.5 11.5 0.0 86.2 13.8 0.0 6 Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn 81.5 18.5 0.0 77.7 22.3 0.0 7
Đẩy mạnh hoạt động dự giờ, thăm lớp và phân tích sư phạm bài học sau dự giờ
83.8 16.2 0.0 80.8 19.2 0.0
8
Xây dựng bầu không khí dân chủ, hợp tác trong hoạt động chuyên môn của nhà trường
93.1 6.9 0.0 86.9 13.1 0.0 9 Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng 91.5 8.5 0.0 88.5 11.5 0.0
Qua kết quả khảo sát ý kiến trình bày trong bảng 3.1 cho thấy 100% số ý kiến của CBQL từ PGD&ĐT đến các trường tiểu học đều khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ
các giải pháp này thì hiệu quả quản lý HĐDH ở các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao. Tuy nhiên mức độ cần thiết, tính khả thi của từng giải pháp không giống nhau, tỷ lệ ý kiến cho rằng rất cần thiết và rất khả của các biện pháp khá cao đặc biệt với các giải pháp như: Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH; Giải pháp tăng cường các điều kiện, và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị và phương tiện dạy học bởi các biện pháp này liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy nâng cao chất lượng HĐDH trong các trường tiểu học. Giải pháp đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và giải pháp xây dựng bầu không khí dân chủ trong nhà trường nhận được sự tán thành rất cao với trên 90% người được khảo sát.
Như vậy, với kết quả khảo sát ý kiến bước đầu cho thấy tính khả thi rất cao của những giải pháp đã đề xuất và cũng hy vọng rằng đây sẽ là những giải pháp quản lý hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận chương 3
Trước thực trạng hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh thì việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng là việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học của các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đề xuất 9 giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học. Cụ thể :
- Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường tiểu học.
- Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ , nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học.
- Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào QTDH ở các trường tiểu học.
- Giải pháp 4: Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn.
- Giải pháp 6: Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. - Giải pháp 7: Đẩy mạnh hoạt động dự giờ, thăm lớp và phân tích sư phạm bài học sau dự giờ.
- Giải pháp 8: Xây dựng bầu không khí dân chủ, hợp tác trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Giải pháp 9: Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng.
Qua khảo nghiệm các giải pháp đã khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài và thực tế khảo sát thực trạng công tác quản lý của HT đối với HĐDH của GV ở các trường tiểu học Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:
1.1 Luận văn đã xác định được những vấn đề cốt lõi của nội dung lý luận về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH của CNQL và GV ở các trường tiểu học quận 11, TPHCM và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý HĐDH. Trong công tác quản lý HĐDH đã xác định những nội dung quản lý HĐDH của HT trường tiểu học.
Đây là những vấn đề lý luận cơ bản, là cơ sở để xây dựng công cụ giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGD của HT các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Thông qua các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đánh giá một cách khái quát tình hình KT-XH, thực trạng về chất lượng dạy học, thực trạng đội ngũ giáo viên, CBQL, điều kiện, phương tiện phục vụ cho HĐDH ở các trường tiểu học. Qua kết quả điều tra, có thể khảng định các biện pháp quản lý HĐDH đối với các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn những tồn tại dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao. Đây là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp quản lý HĐDH ở trường tiểu học Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Với vai trò lãnh đạo, quản lý, HT đã xác định được các nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học để từ đó xây dựng các kế hoạch quản lý với những biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của trường.
1.3 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên đây, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGD của HT các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đó là:
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường tiểu học - Xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV.
-Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào QTDH ở các trường tiểu học.
- Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn.
- Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.
- Đẩy mạnh hoạt động dự giờ, thăm lớp và phân tích sư phạm bài học sau dự giờ.
- Xây dựng bầu không khí dân chủ, hợp tác trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng.
Các biện pháp đề xuất nói trên bổ sung cho những hạn chế của biện pháp quản lý HĐDH mà HT các trường quận 11 đã thực hiện và giúp cho công tác quản lý HĐDH của HT ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện đại và đầy đủ cho các trường tiểu học. Đẩy mạnh việc xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại TPHCM.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chế độ thu hút, đãi ngộ đối với ngành giáo dục TPHCM để đội ngũ CBQL, GV an tâm công tác.
- Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn cho CBQL, GV các chuyên đề về đổi mới toàn diện nhà trường, đổi mới PPDH, về ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Tổ chức các hội thi GV dạy giỏi. Hội thi GV sử dụng và tự làm ĐDDH, ….
- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV của TPHCM có trình độ Đại học và Sau Đại học.
- Phối hợp, liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để có những chính sách hỗ trợ cho CBQL, GV nhằm đẩy mạnh việc tin học hóa phục
vụ công quản lý và dạy học ở các trường học trên địa bàn TPHCM (về các thiết bị tin học, đường truyền Internet, các phần mềm, ….).
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân quận 11 và Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Ủy ban nhân dân quận 11 tiếp tục đầu tư kinh phí cho ngành giáo dục để sửa chữa CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học bảo đảm đầy đủ cho tất cả các trường nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới toàn diện hiện nay (phòng học, nhà vệ sinh, bàn ghế, ĐDDH, các phòng nghe nhìn, phòng vi tính, phòng bộ môn, …). Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng mới trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Phòng GD&ĐT quận 11 thực hiện tốt công tác dự báo, công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, giáo viên gắn với quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học của quận 11. Chỉ đạo các trường phát hiện, giới thiệu cho phòng những giáo viên có phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, năng lực và điều kiện làm công tác quản lý để phòng có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn CBQL kế cận.
- Phòng GD&ĐT quận 11 làm tốt công tác bố trí, sắp xếp và kiện toàn đội ngũ CBQL, GV theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa.
- Tăng cường mở các chuyên đề về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá xếp loại HS, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hay của các trường. Tạo điền kiện thuận lợi cho CBQL, GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, lý luận chính trị và chú ý nâng cao khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ CBQL, GV nhằm hỗ trợ tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục
-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, để đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ giáo viên, CBQL ở tất cả các trường, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Thực hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL đúng quy định.
- Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn các trường. Tổ chức thường xuyên các hội thi GV dạy giỏi cấp tiểu học, Hội thi sử dụng và làm ĐDDH, cải tiến chế độ khen thưởng cho CBQL, GV.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học. - Tạo điều kiện cho CBQL, GV các trường giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và tổ chức tham quan học tập các mô hình quản lý tốt trong, ngoài nước.
- Tham mưu chủ động, tích cực với các cấp QLGD về tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, trang thiết bị, phương tiện dạy học và tạo dựng môi trường giáo dục đồng nhất, chú trọng đến các đơn vị chất lượng chưa đáp ứng để điều chỉnh, đề các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng.
2.3. Đối với các trường tiểu học trong Quận 11
- Tăng cường đổi mới nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học gắn liền với mục tiêu kinh tế – xã hội của địa phương.
- Tăng cường quản lý HĐDH, thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục.
- Đầu tư xây dựng mua sắm CSVC, TBDH sử dụng đúng quy định và phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để GV tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục Nhà trường – Gia đình – Xã hội. - Tích cực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện nằm phát huy tốt đa khả năng, năng lực và sáng tạo đối với giáo viên và học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An (chủ biên), Bùi Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ngô Đình Qua (1966), Lý luận dạy học, trường ĐHSP TP HCM.
2. Nguyễn An (1998), Giáo dục đại cương – Những vấn đề cơ bản của giáo dục học, Trường ĐHSP TP HCM.
3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiên (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.