Xây dựng bầu không khí dân chủ, hợp tác trong hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.8. Xây dựng bầu không khí dân chủ, hợp tác trong hoạt động chuyên môn

chuyên môn của nhà trường

Như ta đã biết xã hội càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp thì “Yếu tố con người” Càng được đề cao trong quá trình quản lý. Bất kỳ ở đâu mà “Yếu tố con người “ không được coi trọng thì ở đó không có và không thể có tập thể lao động tốt và hiệu quả năng suất lao động không cao. việc xây dựng và tạo bầu không khí dân chủ trong nhà trường phải có vai trò quan trọng của cán bộ quản lý, của giáo viên nhân viên nhằm thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. Hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người hiệu truởng biết cách đối nhân xử thế với từng giáo viên và tập thể sư phạm biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên, biết cách tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh, dân chủ trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi đuợc làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình

3.2.8.1. Mục đích

Phát huy tiềm năng tối ưu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong quá trình lao động.

Tăng cường quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện lao động sư phạm của đội ngũ GV.

Phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển quan hệ người, người tốt đẹp trong tập thể lãnh đạo nhà trường cũng như tập thể sư phạm.

Mọi người tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, tự giác lao động sáng tạo trong hoạt động giảng dạy.

Làm cho đội ngũ CBQL, GV yêu trường, yêu lớp, đoàn kết gắn bó xây dựng nhà trường vững mạnh.

3.2.8.2 Nội dung

- Xây dựng bộ máy tổ chức của nhà trường đồng bộ, hoạt động hiệu quả. - Đảm bảo tốt những điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc giảng dạy

- Quan tâm, chăm lo các nhu cầu chính đáng của CBQL, GV để từ đó họ tin tưởng vào triển vọng phát triển của tập thể của bản thân.

3.2.8.3. Tổ chức thực hiện

- HT phải xây dựng bộ máy tổ chức nhà trường có hiệu lực: xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận. Xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ, khoa học để công việc của nhà trường vận hành theo một thể thống nhất, không chồng chéo, cản trở lẫn nhau.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý và khoa học đảm bảo thu hút đông đảo CBQL, GV tham gia, tránh gây những xáo trộn không cần thiết trong các hoạt động của nhà trường.

- Thông báo cụ thể về thuận lợi cũng như khó khăn của nhà trường cho tất cả các thành viên trong đơn vị nắm được và cùng nhau tìm biện pháp thực hiện.

- Thông báo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành, thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tinh thần và vật chất theo đúng quy định (tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng, công đoàn, qua trang werb của ngành, của trường...).

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên nhân viên được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học cũng như các hoạt động khác của nhà trường.

- Tổ chức xây dựng nội quy-quy chế, quy ước làm việc, phù hợp với đặc thù của nhà trường (Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ, tiêu chuẩn thi đua...vv...). Xây dựng nền nếp thực hiện tốt các nội quy, quy chế..., nền nếp làm việc nghiêm túc, kỷ cương.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, hợp lý và phát huy hết sở trường của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác. Trao quyền tự chủ cho cán bộ, giáo viên nhân viên đối với công việc được giao nhằm phát huy sức sáng tạo, trí tuệ của mỗi thành viên.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi phẩm chất lương tâm nghề nghiệp cho tất cả các thành viên trong nhà trường thông qua Chỉ thị 40 của BCH TW Đảng và Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật và văn bản của cấp học cho cán bộ, giáo viên nhân viên như Luật Giáo dục sửa đổi, Điều lệ trường tiểu học, Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, kiểm định chất lượng trường tiểu học...

- Đánh giá công bằng trong thi đua và bình xét thi đua, đánh giá thực chất giáo viên trong hoạt động dạy học. Công khai dân chủ việc đánh giá cán bộ, viên chức hàng năm.

- Cán bộ quản lý phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên nhân viên, phải có tinh thần phê và tự phê, dám nghỉ dám làm và dám chịu trách nhiệm.

- Động viên khuyến khích kịp thời khi họ có thành tích, mạnh dạn trao đổi, góp ý khi họ chưa hoàn thành nhiệm vụ. Hiểu được tâm tư nguyện vọng, giải quyết các thắc mắc của đội ngũ một cách thỏa đáng, có tình có lý.

- Phối, kết hợp với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Chi đoàn, Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường nhằm thực hiện tốt Quy chế dân chủ.

- Giáo viên, nhân viên phải nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình đối với công việc, đối với nhà trường, đối với các em học sinh.

- Nâng cao ý thức và phục tùng kỷ luật, nền nếp làm việc của nhà trường, chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế, quy ước của đơn vị.

- Phát huy tối đa thế mạnh của từng giáo viên, nhân viên. Tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến đối với các hoạt động của nhà trường theo đúng nội dung “được biết, được bàn, được kiểm tra”.

- Làm tốt công tác tự học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ tay nghề và năng lực sư phạm. Thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo. Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành đề ra.

Việc xây dựng bầu không khí dân chủ trong đơn vị, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường, mà ở đó các thành viên trong tập thể sư phạm phải nghiêm túc chấp hành thực hiện, góp phần xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w