9. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung Giáo dục tiểu học
Điều 28- Luật giáo dục năm 2005 quy định : Nội dung giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Như vậy, nội dung giáo dục tiểu học bao gồm những thành tố quy định những chuẩn mực hành vi có liên quan đến các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động của giáo dục cho HS tiểu học. Nội dung giáo dục chịu tác động định hướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và tạo ra nội dung hoạt động giáo dục của GV và hoạt động giáo dục tự giác của HS.
- Nội dung giáo dục tiểu học bao gồm nội dung dạy học và nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Chương trình tiểu học mới được cấu trúc theo hai giai đoạn học tập:
+ Giai đoạn các lớp 1, 2,3 gồm 6 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể dục.
+ Giai đoạn các lớp 4, 5 gồm 9 môn học : Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Đối với các trường, lớp có đủ điều kiện về GV, về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có thể tổ chức dạy học thêm tiếng nước ngoài và tin học, tổ chức bồi dưỡng năng lực học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình dạy học tự chọn (không bắt buộc) do BGD&ĐT quy định.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Gồm các hoạt động vui chơi, giải trí và các họat động xã hội.
1.3.4. Đặc điểm, bản chất của HĐDH ở trường tiểu học
1.3.4.1. Đặc điểm của HĐDH ở trường tiểu học
HĐDH bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học.
Khác với các cấp học khác, ở cấp tiểu học mỗi GV chủ nhiệm sẽ dạy tất cả các môn đối với HS trong một lớp ( trừ các môn chuyên theo đặc thù). HS trong lớp đó chịu tác động chủ yếu của một GV. Do vậy mỗi GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, không ngừng rèn luyện, học tập tu dưỡng bản thân nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục HS.
- Hoạt động dạy của GV tiểu học là loại hình hoạt động chuyên biệt, là hoạt động có định hướng và tuân theo quy luật hoạt động học của HS. Hoạt động dạy của GV có đặc điểm là nó có đối tượng học nằm ở HS, là hoạt động lĩnh hội đối tượng học và hành động ứng xử của HS. Vì vậy, GV tiểu học cần có vai trò chủ đạo, có vị trí theo chốt trong nhà trường.
- Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của HS tiểu học. Hoạt động này có một số đặc điểm sau:
+ Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện ở HS. Đó là hoạt động có đối tượng, có phương pháp và được tổ chức chuyên biệt. Thông qua hoạt động học tạo ra sự phát triển tâm lý của trẻ, tạo ra sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.
+ Hoạt động học có đối tượng chuyên biệt, đối tượng này được cụ thể hóa ở nội dung học tập của HS, nội dung đó là: hệ thống khái niệm, kiến thức các môn học như Tiếng việt, toán, tự nhiên, xã hội, đạo đức... HS là chủ thể của hoạt động học, được thể hiện ở vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo.
1.3.4.2. Bản chất của quán trình dạy học tiểu học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của HS.
Quá trình nhận thức của HS diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn”. Từ những yếu tố trực quan như: các sự vật, hiện tượng, mô hình, tranh vẽ, lời nói của GV, HS xây dựng được những biểu tượng về chúng. Đó chính là nhận thức cảm tính. Từ các biểu tượng, nhờ các thao tác tư duy, HS sẽ hình thành các khái niệm, đó chính là nhận thức lý tính.
Tâm lý học đã chứng minh: Quá trình nhận thức của HS được diễn ra theo hai con đường ngược chiều nhau, đó là con đường đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ đơn lẻ đến khái quát và con đường đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ khái quát đến đơn lẻ. Quá trình nhận thức của HS như trên chính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức các em. Tuy nhiên quá trình nhận thức của các em lại mang tính đặc thù riêng so với quá trình nhận thức chung của loài người vì nó được tiến hành trong quá trình dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định. Quá trình nhận thức của các em không phải là tìm ra cái mới cho nhân loại mà chỉ là tái tạo lại những tri thức của loài người trong bản thân các em, rút ra từ kho tàng tri thức chung. Quá trình nhận thức của các em còn khác ở chỗ là nó chứa
đựng các khâu củng cố, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành vốn riêng của cá nhân để khi cần có thể tái hiện và sử dụng.
Quá trình dạy học là một quá trình tâm lý vì, trong quá trình dạy học, HS phải cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, vận dụng trí nhớ, tình cảm, ý chí,... Theo quan điểm “dạy học phát triển” thì dạy học phải đi trước sự phát triển, nghĩa là dạy học phải tiến hành trong điều kiện dự báo được mức độ phát triển của HS cao hơn so với hiện tại, dạy học không bị động, chờ đợi sự phát triển mà phải thúc đẩy sự phát triển các chức năng tâm lý của HS. Quá trình phát triển ở mỗi HS không diễn ra như nhau mà ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo tương ứng. Trong dạy học, giao tiếp cũng có tác dụng hình thành nhân cách.
Quá trình dạy học là quá trình thực hiện các nhiệm vụ trí dục, giáo dục phát triển, quy luật thống nhất biện chứng giữa xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của HS trong quá trình dạy học, Trong các quy luật đó thì hoạt động của thầy và hoạt động của trò là hai nhân tố đặc trưng cho tính chất hai mặt của quá trình dạy học.
1.4. Một số vấn đề quản lý HĐDH ở trường tiểu học
1.4.1. Đặc điểm, yêu cầu đối với công tác quản lý HĐDH ở trường tiểu học
1.4.1.1. Đặc điểm công tác quản lý HĐDH ở trường tiểu học
Quản lý quá trình dạy học là điều khiển, điều chỉnh. Quá trình này vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Đặc điểm quản lý quá trình dạy học mang tính quản lý hành chính, sư phạm; mang tính đặc trưng của khoa học quản lý; có tính xã hội hóa cao; hiệu quả của quản lý quá trình dạy học được tích hợp trong kết
quae đào tạo thể hiện qua số lượng HS đạt được mục đích học tập, chất lượng dạy học, hiệu quả dạy học
Quản lý HĐDH là quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò cùng với các điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học. Quản lý HĐDH cũng là quản lý quá trình dạy học vì những mục đích, nhiệm vụ dạy học được thực hiện đồng thời thống nhất với nhau trong quá trình dạy của thày và học của trò. Quá trình dạy học ở tiểu học bao gồm các thành tố cấu trúc như: Mục đích, nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; hình thức tổ chức dạy học; GV; HS và kết quả của HĐDH. Các thành tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường KT-XH, khoa học công nghệ.
1.4.1.2. Yêu cầu cơ bản đối với quản lý HĐDH ở tiểu học
- Đảm bảo tính pháp lý trong quản lý quá trình dạy học: Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học; những văn bản QLGD cơ bản phục vụ cho quản lý quá trình dạy học như Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, các văn bản chỉ đạo chuyên môn các cấp QLGD.
- Đảm bảo tính khoa học trong quản lý quá trình dạy học:
+ Cơ sở khoa học giáo dục: Quản lý quá trình dạy học chịu sự chi phối chung của toàn bộ tác động mang tính sư phạm của giáo dục và những tác động
chịu sự chi phối trực tiếp của quá trình dạy học: mục đích, nhiệm vụ; Nội dung; Phương pháp; Phương tiện; GV; HS; hình thức tổ chức; kết quả.
+ Cơ sở khoa học quản lý: Các nguyên tắc, phương pháp quản lý; các chức năng quản lý; những khía cạnh tâm lý xã hội và kinh tế sư phạm trong quản lý.
- Đảm bảo tính thực tiễn trong quản lý quá trình dạy học: Đặc điểm của HS; các quan hệ khác do môi trường giáo dục tác động lên HS, GV và tác động lên các thành tố của quá trình dạy học. Quản lý phải góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học trong nhà trường.
1.4.2. Nội dung quản lý HĐDH tiểu học
- Quản lý về mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học: GV phải nắm vững mục tiêu dạy học, hiểu rõ mục tiêu của từng môn học; kế hoạch dạy học tiểu học; các hướng dẫn đổi mới PPDHtheo đặc trương bộ môn; định hướng đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS.
- Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp: Hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bải, chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi phương hướng giảng; xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá giờ lên lớp; Bồi dưỡng GV; hướng dẫn HS học tập.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Việc thực hiện chế độ kiểm tra theo quy định; việc thực hiện chấm bài của GV; kết quả kiểm tra của HS.
- Quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của GV: Công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học...Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Tổ chức đánh giá, xếp loại GV theo quy định ( chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học; đánh giá xếp loại GV theo quyết định 06/2006/QĐ-BNV) đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ và tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường dược phát triển. Sàng lọc, điều chuyển cán bộ theo yêu cầu.
- Quản lý hoạt động học của HS: Chỉ đạo việc giáo dục động cơ, thái độ, tinh thần học tập; xây dựng và thực hiện nề nếp học tập; giáo dục phương pháp và kỹ năng học tập cho HS; phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý các hoạt động học tập của HS.
- Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ cho HĐDH - Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kiểm tra, đánh giá...
1.4.3. Phương pháp quản lý HĐDH tiểu học
- Quản lý thông qua việc triển khai các văn bản của cấp trên về nhiệm vụ dạy học bằng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Quản lý trực tiếp thông qua việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ các hoạt động, trong đó coi trọng HĐDH.
- Nêu cao ý thức trách nhiệm của CBQL và GV trường tiểu học trong HĐDH. Tạo ra nền nếp, tác phong, lề lối làm việc, chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn.
Kết luận chương 1
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, rút ra một số kết luận như sau: Quản lý nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đòi hỏi người HT cần phải nắm vững các vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, QLGD giáo dục và quản lý nhà trường nói riêng. Người HT trường tiểu học tất nhiên phải nắm vững vai trò nhiệm vụ nhà trường tiểu học; mục tiêu, phương pháp giáo dục tiểu học, đặc điểm lao động của người GV tiểu học; các mối quan hệ, các nguyên tắc quản lý trường tiểu học đồng thời phải hiểu biết đầy đủ các nội dung quản lý đặc biệt là quản lý HĐDH để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện thực tế của từng trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong đề tài này, phạm trù “ Quản lý HĐDH” được hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các cấp quản lý đến toàn bộ HĐDH của trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học ở các trường trong quận .
Những nội dung lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH ở trường tiểu học và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH là những cơ sở để xây dựng công cụ giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐDH của HT các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 11 TP HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1: Bản đồ Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định từ ngày 01/07/1969 theo sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. Ban đầu gồm 4 phường được tách ra từ quận 5 và quận 6: phường Phú Thọ (quận 5 cũ), phường Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (quận 6 cũ). Sau đó lập thêm 2 phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh.
Sau ngày giải phóng 30/04/1975, địa bàn quận 11 được giữ nguyên với 6 phường và 47 khóm. Đến ngày 01/06/1976, được phân chia lại thành 21 phường. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay quận 11 có 16 phường (xem Hình 2.1).
Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm ở Tây Nam thành phố. Giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp quận 5, quận 10, phía Nam và Tây Nam giáp ranh quận 6. Tính đến cuối năm 2007, quận 11 có dân số là 230.014 người, có 120.562 nữ (tỷ lệ 52,41%). Người Hoa có 108.003 người (tỷ lệ 46,95%), mật độ dân số trung bình là 44.540 người/km2.
Kinh tế của quận 11 luôn tăng trưởng hàng năm, giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1986-2000 tăng bình quân là 11%,
giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 10,2%; doanh thu thương mại – dịch vụ giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 18%, giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 16%. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (theo giá thực tế) ước thực hiện cả năm đạt 7.159,1 tỷ đồng, tăng 15,1% so cùng kỳ (chỉ tiêu kế hoạch tăng 10%); doanh thu thương mại dịch vụ ước đạt 56.055,6 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ (chỉ tiêu kế hoạch tăng 20%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ - sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế có bước chuyển đổi theo chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Tính đến nay, có hơn 900 doanh nghiệp dân doanh và hơn 10.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận, đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng