9. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở cuối cùng, nền tảng để tổ chức các hoạt động sư phạm, nghiệp vụ đến GV, đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng GV, phát hiện những mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học. Do đó HT phải chỉ đạo hoạt động của tổ chức này thật sâu sát, có chất lượng và hiệu quả.
3.2.6.1. Mục đích
Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn để quản lý tốt chất lượng, quy chế, nề nếp dạy học, chất lượng tay nghề của GV.
Giúp HT kiểm tra, đôn đốc GV thực hiện tốt các khâu trong dạy học: lập kế hoạch giảng dạy cá nhân, soạn bài, giảng bài, chấm trả bài kiểm tra, làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém, đổi mới PPDH…
3.2.6.2. Nội dung
Xây dựng các tổ chuyên môn vững mạnh đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể để giúp HT điều hành các hoạt động sư phạm và trực tiếp quản lý lao động của GV trong tổ
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện
Tổ trưởng chuyên môn là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HT, PHT để điều hành các hoạt động nghiệp vụ sư phạm của tổ, người chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn của tổ trước HT vì vậy HT phải nắm bắt các tiêu
chuẩn bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn để lựa chọn các tổ trưởng có năng lực, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có thể điều hành tốt hoạt động của tổ chuyên môn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chuyên môn làm việc, giúp HT quản lý tốt hoạt động chuyên môn của tổ. Để lựa chọn đúng tổ trưởng chuyên môn, HT có thể dùng phương pháp thăm dò uy tín đối với các GV trong tổ, ý kiến liên tịch của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần theo kế hoạch chung của nhà trường với các biện pháp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp.
Tổ chức phê duyệt và công khai kế hoạch của tổ. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch đã được duyệt.
Quy định thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn đúng theo điều lệ nhà trường đảm bảo 2 tuần một lần. Chỉ đạo thống nhất nội dung sinh hoạt tập trung vào việc trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất nội dung, phương pháp dạy học cho từng loại bài, hướng dẫn các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới PPDH, thống nhất việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp.
Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thống nhất các hoạt động chuyên môn, tiến trình thực hiện chương trình, soạn bài, giảng bài, ngoại khóa, kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, viết và triển khai các sáng kiến kinh nghiệm.
Yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề đổi mới PPDH theo kế hoạch, có chất lượng, đúc rút kinh nghiệm bổ ích.
Chỉ đạo làm và sử dụng đồ dùng dạy học có chất lượng, có hiệu quả, phát huy tính sáng tạo của GV.
Chỉ đạo việc xây dựng và lưu trữ hồ sơ chuyên môn ở tổ đúng quy định. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra chuyên môn của GV theo nhiệm vụ được phân công.
Chú ý trang bị máy vi tính cho các tổ chuyên môn, sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường để tạo điều kiện thuận trong việc sinh hoạt chuyên môn, công tác báo cáo thống kê của tổ.
Đảm bảo kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa của tổ chuyên môn (chuyên đề, thao giảng, làm ĐDDH, in ấn tài liệu…)
Căn cứ vào năng lực và điều kiện công tác mà HT giao phó HT chuyên môn phụ trách những công việc có liên quan đến hoạt động giảng dạy nêu trên:
+ Giúp HT tổ chức các hoạt động giảng dạy theo kế hoạch đã đề ra.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn điều hành các hoạt động sư phạm và trực tiếp quản lý lao động của GV trong tổ.
+ Chỉ đạo các hoạt động giảng dạy của GV, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn.
+ Thống kê, báo cáo, theo dõi chất lượng. Phân tích, nắm bắt các thông tin về hoạt động giảng dạy.