9. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Phương pháp quản lý HĐDH tiểu học
- Quản lý thông qua việc triển khai các văn bản của cấp trên về nhiệm vụ dạy học bằng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Quản lý trực tiếp thông qua việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ các hoạt động, trong đó coi trọng HĐDH.
- Nêu cao ý thức trách nhiệm của CBQL và GV trường tiểu học trong HĐDH. Tạo ra nền nếp, tác phong, lề lối làm việc, chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn.
Kết luận chương 1
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, rút ra một số kết luận như sau: Quản lý nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đòi hỏi người HT cần phải nắm vững các vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, QLGD giáo dục và quản lý nhà trường nói riêng. Người HT trường tiểu học tất nhiên phải nắm vững vai trò nhiệm vụ nhà trường tiểu học; mục tiêu, phương pháp giáo dục tiểu học, đặc điểm lao động của người GV tiểu học; các mối quan hệ, các nguyên tắc quản lý trường tiểu học đồng thời phải hiểu biết đầy đủ các nội dung quản lý đặc biệt là quản lý HĐDH để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện thực tế của từng trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong đề tài này, phạm trù “ Quản lý HĐDH” được hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các cấp quản lý đến toàn bộ HĐDH của trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học ở các trường trong quận .
Những nội dung lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH ở trường tiểu học và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH là những cơ sở để xây dựng công cụ giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐDH của HT các trường tiểu học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 11 TP HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1: Bản đồ Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định từ ngày 01/07/1969 theo sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. Ban đầu gồm 4 phường được tách ra từ quận 5 và quận 6: phường Phú Thọ (quận 5 cũ), phường Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (quận 6 cũ). Sau đó lập thêm 2 phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh.
Sau ngày giải phóng 30/04/1975, địa bàn quận 11 được giữ nguyên với 6 phường và 47 khóm. Đến ngày 01/06/1976, được phân chia lại thành 21 phường. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay quận 11 có 16 phường (xem Hình 2.1).
Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm ở Tây Nam thành phố. Giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp quận 5, quận 10, phía Nam và Tây Nam giáp ranh quận 6. Tính đến cuối năm 2007, quận 11 có dân số là 230.014 người, có 120.562 nữ (tỷ lệ 52,41%). Người Hoa có 108.003 người (tỷ lệ 46,95%), mật độ dân số trung bình là 44.540 người/km2.
Kinh tế của quận 11 luôn tăng trưởng hàng năm, giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1986-2000 tăng bình quân là 11%,
giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 10,2%; doanh thu thương mại – dịch vụ giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 18%, giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 16%. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (theo giá thực tế) ước thực hiện cả năm đạt 7.159,1 tỷ đồng, tăng 15,1% so cùng kỳ (chỉ tiêu kế hoạch tăng 10%); doanh thu thương mại dịch vụ ước đạt 56.055,6 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ (chỉ tiêu kế hoạch tăng 20%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ - sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế có bước chuyển đổi theo chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Tính đến nay, có hơn 900 doanh nghiệp dân doanh và hơn 10.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận, đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, hình thành các khu vực chuyên doanh cung cấp hành hóa cho các tỉnh và cả nước; Công viên Văn hoá Đầm Sen không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng nhiều loại hình dịch vụ phong phú, hiện đại đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng tăng của nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của quận.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân được quan tâm đầu tư, đến nay toàn bộ các hẻm trong quận đã được xi măng hoá; nhiều tuyến đường lớn được mở rộng, nhiều khu nhà ở, cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, thể dục thể thao được xây dựng… đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị của quận ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.
Hoạt động văn hoá xã hội được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động văn hoá – giáo dục – y tế - thể dục thể thao, nâng cao đời sống nhân dân.
- Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hoá – thể thao được đầu tư mới và nâng cấp trở thành nơi vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá lành mạnh
trong nhân dân. Song song với việc phát triển các loại hình văn hoá văn nghệ, các phong trào rèn luyện thân thể theo chủ trương xã hội hoá, nhiều phong trào thi đua xây dựng các thiết chế văn hoá như : gương người tốt việc tốt, gia đình văn hoá, cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, …đã bắt rễ sâu rộng, được đông đảo các ngành, các giới và quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng.
- Công tác đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước được quan tâm thực hiện xuyên suốt trong năm. Hàng năm quận dành hơn 3 tỷ đồng để trợ cấp khó khăn đột xuất cho các gia đình chính sách và nhân dân lao động nghèo.
- Công tác xoá đói giảm nghèo được quận tập trung thực hiện trên quan điểm phát triển kinh tế gắn với nâng cao mức sống cho từng hộ dân nghèo. Đến nay, trên địa bàn quận không còn hộ đói, nhiều hộ nghèo trước đây đã từng bước vươn lên, thoát khỏi chương trình. Phấn đấu toàn quận có 15/16 phường cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới mức 10 triệu đồng/người/năm, trong đó, có 6 phường không còn hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 11 triệu đồng/người/năm trở xuống, có 4 phường không còn hộ nghèo có mức thu nhập từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định; hiện nay trên địa bàn quận cơ bản không còn tệ nạn ma túy.
2.2. Khái quát về tình hình giáo dục chung và tình hình giáo dục tiểu học của quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Tình hình giáo dục chung của quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Toàn ngành giáo dục và đào tạo quận 11 hiện có 61 trường từ mầm non đến trung học cơ sở. Ngoài ra trên địa bàn quận có 1 trường Bồi dưỡng Giáo dục, 1 trường Giáo dục chuyên biệt, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và 11 trường trung học phổ thông.
Về quy hoạch mạng lưới trường, lớp, năm 2012, quận đã nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình xây dựng mới các trường: Trung học cơ sở Lê Anh Xuân, Tiểu học Quyết Thắng; hoàn thành công tác đấu thầu công trình trường tiểu học khu B khu trường đua Phú Thọ; hoàn tất phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án điều chỉnh xây dựng mới các trường: Tiểu học Âu Cơ, Tiểu học Nguyễn Thi, Trung học cơ sở Lữ Gia.
Hiệu suất đào tạo bậc tiểu học (năm học 2011 – 2012) là 99,0 % và bậc trung học cơ sở là 94,7 %.
Bảng 2.2: Số lượng trường, lớp, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở quận 11 (năm học 2011-2012)
Bậc học Số trường Số lớp Số học sinh quản lý, giáo viênSố cán bộ
Mầm non 28 213 8.071 328
Tiểu học 22 440 16.446 656
Trung học cơ sở 11 337 13.289 627
Cộng 61 985 37.806 1.611
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11, thành phố Hồ Chí Minh)
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quận uỷ, Ủy ban nhân dân quận, sự đồng tình phối hợp giữa các cấp, các ngành, của toàn xã hội, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục và đào tạo quận 11 đã đạt được một số thành quả nhất định: ưu tiên ngân sách đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục tăng 6,32%; hàng năm trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 98% trở lên, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Quận đã hoàn thành xóa mù chữ, giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Toàn quận, có 5 trường đạt chuẩn quốc gia: cấp học mầm non có 2 trường (Mầm non 10 và Mầm non Quận 11), cấp học tiểu học có 1 trường (Tiểu học Lạc Long Quân), cấp học trung học cơ sở có 2 trường (Trung học cơ sở Chu Văn An và Trung học cơ sở Nguyễn Văn Phú).
Hiện nay giáo dục và đào tạo quận 11 có quy mô phát triển nhanh và tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến trên tất cả các trường, tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, không có học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng; Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá. Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, phát triển và đem lại hiệu quả. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã đi vào thực tiễn hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và việc làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục và đào tạo quận 11 vẫn còn nhiều mặt tồn tại đó là: Mạng lưới trường lớp chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, vẫn còn trường có phòng học nhỏ, thiếu sân chơi, thiếu phòng chức năng ; năng lực quản lý của một số đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế; trình độ chuyên môn của một số cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay; chất lượng học sinh còn bất cập ; hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thực sự có hiệu quả.
Nguyên nhân: Một số địa phương tập trung dân lao động nghèo khá đông nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu quan tâm đến công tác phối hợp cùng với nhà trường trong việc giáo dục học sinh chậm tiến và chưa ngoan ; việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong công tác tham mưu và chỉ đạo; chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa đồng đều; một bộ phận giáo viên lớn tuổi nên tuy đã được đào tạo chuẩn hóa nhưng chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
2.2.2. Tình hình giáo dục tiểu học của quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
a. Mạng lưới trường, lớp, học sinh tiểu học và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Năm học 2011 – 2012, Quận 11 có 17 trường tiểu học công lập (8 trường hạng 1; 5 trường hạng 2; 4 trường hạng 3) và 5 trường tiểu học ngoài công lập. Tất cả các trường tiểu học đều được xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn cho học sinh. Có 20 trường tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày với số lượng học sinh học 2 buổi/ ngày là 9.302 học sinh.
Bảng 2.3: Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học Quận 11
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Bình quân học sinh/lớp Số học sinh học 2 buổi/ngày Số lượng % 2009- 2010 22 438 16.106 36,8 8.673 53,8 2010- 2011 22 440 17.076 38,5 9.587 56,1 2011- 2012 22 440 16.446 37,4 9.302 56,6
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11, thành phố Hồ Chí Minh)
Qua quan sát bảng thống kê 2.3 ở trên, ta thấy từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2011 – 2012, số trường tiểu học Quận 11 ổn định là 22 trường, tuy nhiên, số lớp và số học sinh tiểu học trên toàn quận tăng. Tỷ lệ học sinh/lớp tương đối ổn định ở mức 37 – 38 học sinh/lớp. Số học sinh học 2 buổi/ ngày tăng lên qua từng năm học.
Năm học 2011 – 2012, Quận 11 có 10 trường tiểu học triển khai thực hiện chương trình Tiếng Anh tăng cường (Hưng Việt, Phùng Hưng, Hòa Bình, Trần Văn Ơn, Đề Thám, Lạc Long Quân, Phú Thọ, Trưng Trắc, Lê Đình Chinh, Việt Mỹ). Các trường đã vận động phụ huynh đầu tư trang thiết bị dạy, học để tăng cường hiệu quả giảng dạy. Ngoài việc sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh có tay nghề cao để giảng dạy cho học sinh theo phương pháp dạy học hiện đại, các trường còn tổ chức cho học sinh giao tiếp với giáo viên bản xứ 2 tiết/tuần nhằm
tăng cường rèn luyện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho học sinh. Bên cạnh đó, có 9 trường tiểu học thực hiện chương trình dạy tiếng Hoa tăng cường: Thái Phiên, Phạm Văn Hai, Lạc Long Quân, Hàn Hải Nguyên, Phú Thọ, Đề Thám, Lê Đình Chinh, nguyễn Thi, Bình Thới phát triển mạnh theo nhu cầu của học sinh.
Một số trường điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ ngày. Phần lớn các trường tiểu học còn thiếu các phòng chức năng, các trang thiết bị phương tiện dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quy cách các phòng học, bàn ghế học sinh chưa đồng bộ. Trong toàn quận, chỉ có 1 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
b. Tình hình đội ngũ giáo viên tiểu học Quận 11
Bảng 2.4: Thống kê đội ngũ giáo viên tiểu học Quận 11
Năm học Số lượng Nữ bình quânTuổi Đảng viên giáo viên/lớpTỷ lệ
2009-2010 579 470 38 81 1,3
2010-2011 585 481 36 93 1,3
2011-2012 614 502 34 105 1,3
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11, thành phố Hồ Chí Minh)
Nhận xét:
Quan sát bảng 2.4, ta thấy: Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2011 – 2012, tổng số giáo viên tiểu học Quận 11 tăng (trong đó có giáo viên nữ); tuổi bình quân của giáo viên từ 34 – 38 tuổi; số giáo viên là đảng viên tăng; tỷ lệ giáo viên/lớp ổn định là 1,3 giáo viên/lớp.
Bảng 2.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học Quận 11
Năm học Tổngsố Chuyên môn Trung cấp lý luận chính trị Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Cao đẳng Đại học Sau đại học 2009-2010 579 0 579 255 266 0 9,2%
2010-2011 585 0 585 257 277 0 9,4%
2011-2012 614 0 614 251 301 0 12,2%
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11, thành phố Hồ Chí Minh)
Quan sát bảng 2.5, ta thấy: Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2011 – 2012, số lượng giáo viên tiểu học mỗi năm đều tăng để đáp ứng nhu cầu phát