0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

xuất giải pháp

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU (Trang 51 -51 )

- Về hệ thống quản lý du lịch

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận chung từ kết quả nghiên cứu

5.2 xuất giải pháp

Từ kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy có 5 yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng về CLDVDL, đó là yếu tố: khả năng đáp ứng sản phẩm, dịch vụ; cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng; nhân viên; an toàn; công tác quản lý. Do đó, chúng ta cần tập trung xem xét và có những cải tiến phù hợp nhằm nâng cao CLDVDL của tỉnh, cụ thể:

Thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch nhằm nâng cao khả năng đáp ứng sản phẩm, dịch vụ

Qua kết quả đánh giá ở chương 4, ta thấy sự đa dạng và phong phú của các loại hình dịch vụ du lịch; tính đặc sắc, tiêu biểu của sản phẩm, dịch vụ du lịch được đánh giá thấp. Sau đây tác giả đưa ra các giải pháp dưới đây nhằm khắc phục những nhược điểm trên:

- Chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch, đó là: phát huy thế mạnh của loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh; tạo ra các sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng – thể thao giải trí, du lịch MICE… để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú, trong đó phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao – giải trí thành sản phẩm du lịch đặc thù của thương hiệu du lịch BRVT. Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.

- Chiến lược sản phẩm du lịch cần thay đổi theo hằng năm, nhằm tạo được điểm nhấn thu hút khách du lịch và quốc tế. Cụ thể, mỗi năm cần có chủ đề du lịch riêng.

- Xây dựng các dự án du lịch, đặc biệt là các dự án phức hợp du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với điều dưỡng, thể thao, giải trí,… nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch BRVT.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quỹ đất xây dựng cơ sở vật chất, hình thành các điểm vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật dành cho khách du lịch.

- Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống (có khả năng phục vụ khách hàng), trong đó tập trung vào các làng nghề tiêu biểu, đặc trưng của BRVT như làng nghề thủ công mỹ nghệ, nông sản,…

Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

Qua kết quả đánh giá ở chương 4, sự đa dạng về phương tiện giao thông ;

sự

giải pháp dưới đây nhằm khắc phục những nhược điểm trên:

- Khuyến khích các đơn vị vận tải vận chuyển khách chấp hành những quy định về vận chuyển khách bằng ô tô (nội thất, tiện nghi,..) để được cấp biển hiệu xe ô tô đủ điều kiện phục vụ khách hàng.

- Đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch: tăng cường kiểm tra định kỳ, đồng thời thu hút, khuyến khích nhà đầu tư đầu tư mới phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường sông, khuyến khích tạo điều kiện để đơn vị kinh doanh đầu tư nâng cấp phương tiện vận chuyển; Nâng cấp tàu cánh ngầm tuyến TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu đảm bảo sạch đẹp, tiện nghi, an toàn cho khách du lịch. Nghiên cứu phát triển thêm tuyến thành phố Hồ Chí Minh tới khu vực Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc) thay cho hệ thống các phương tiện hiện tại đã cũ, xuống cấp phục vụ hành khách.

- Triển khai tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng đến các Ban Quản Lý các khu du lịch, phòng văn hóa tuyên truyền cấp huyện, thành phố và các điểm di tích trên địa bàn tỉnh, kế hoạch xây dựng đủ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn trong những năm tới.

Nâng cao trình độ, kỹ năng mềm cho nhân viên

Qua kết quả đánh giá ở chương 4, cho thấy trình độ thông thạo ngoại ngữ của nhân viên và kỹ năng phục vụ của nhân viên được khách hàng đánh giá rất thấp. Vì vậy, tỉnh cần đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém trên, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Cụ thể:

- Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo từng giai đoạn cụ thể.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo về du lịch; cơ sở đào tạo nghề du lịch mở rộng công tác đào tạo; cơ sở đào tạo trình độ ngoại ngữ; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho lực lượng trong ngành du lịch.

- Tiếp tục duy trì mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ mang tính đặc thù. Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp với khách cho các đối tượng lái xe, bán

hàng, hướng dẫn viên du lịch...

- Khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động nghề du lịch chủ động triển khai mô hình tự đào tạo và đào tạo tại chỗ, phù hợp với nhu cầu thực tế tại đơn vị.

- Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên. Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động

Tăng cường đảm bảo an toàn

Qua kết quả đánh giá ở chương 4, vệ sinh môi trường du lịch tại các khu du lịch; bãi tắm và mức độ an toàn tại các bãi tắm. Sau đây tác giả đưa ra các giải pháp dưới đây nhằm khắc phục những nhược điểm trên:

- Tăng cường công tác quản lý và đảm bảo an ninh trật tự an toàn tại các bãi tắm công cộng. Tiếp tục duy trì và phát triển rộng mạng lưới cấp cứu thủy nạn tại các bãi tắm, hồ bơi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro.

- Triển khai xây dựng mô hình bãi tắm an toàn để thu hút khách du lịch.

- Trồng cây phủ xanh Núi Lớn - Núi Nhỏ. Gia tăng mật độ cây xanh ở bãi tắm Thùy Vân và các khu du lịch ven biển ở Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm.

- Xử lý rác thải tại các khu đô thị, các khu dân cư dọc tuyến biển. Di dời các cơ sở chế biến hải sản ra khỏi đô thị và các khu trọng điểm du lịch.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Hằng năm, tổ chức cuộc vận động thanh niên, người dân tham gia vệ sinh môi trường tại các bãi biển.

- Tăng cường công tác quản lý và đảm bảo trật tự an toàn tại các bãi tắm công cộng trên địa bàn các huyện, thành phố Vũng Tàu, đảm bảo trật tự kinh doanh, an ninh, an toàn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường.

Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý điều hành

Qua kết quả đánh giá ở chương 4, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm nạn chặt chém, chèo kéo khách, hàng rong đeo bám tại các khu du lịch và công tác kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trường du lịch. Sau đây tác giả đưa ra các giải pháp dưới đây nhằm khắc phục những nhược điểm trên:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các loại hình kinh doanh du lịch: lữ hành nội địa và quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch, và các hoạt động dịch vụ khác trong khu du lịch, khách sạn

- Tổ chức thực hiện việc thống kê, theo dõi trong ngành du lịch theo hướng đổi mới công tác thống kê để phục vụ tốt cho công tác quản lý du lịch.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức của các ban quản lý các khu du lịch, và phòng văn hóa – thông tin các cấp nhằm tăng cường công tác bình ổn giá cả dịch vụ trên từng địa bàn. Thiết lập địa điểm, đường dây nóng tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách hàng từ cấp huyện đến cấp tỉnh, sớm phát hiện và xử lý các trường hợp xâm phạm đến quyền lợi của khách hàng.

- Kiện toàn, mở rộng và nâng cao năng lực của Hiệp hội Du lịch tỉnh và Hiệp hội nghề dịch vụ phục vụ du lịch; phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan Nhà Nước với doanh nghiệp. Hiệp hội Du lịch cần tuyên truyền vận động các hội viên của Hiệp hội niêm yết giá trong kinh doanh, xóa bỏ tệ nạn chi hoa hồng cho hướng dẫn viên, lái xe, chèo kéo, đeo bám khách, phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong công tác quản lý du lịch. Thành lập các chi hội du lịch tại địa phương.

cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và có phản hồi cho các cơ quan ngôn luận khi xử lý vụ việc để thông tin đến công chúng khách quan, tạo sự an tâm, an toàn cho khách du lịch.

- Định kỳ giám sát chất lượng môi trường tại các khu vực trọng điểm du lịch, trong các khu du lịch đang sử dụng tài nguyên tự nhiên; giám sát chất lượng các nguồn xả thải trước khi thải vào môi trường, giám sát các đơn vị kinh doanh thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường, khảo sát đánh giá tác động môi trường ngay từ khâu lập dự án.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU (Trang 51 -51 )

×