Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng (Trang 62)

Chúng ta đã đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ và VCĐ, tuy nhiên đó là hai phần riêng rẽ trong đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ VKD. Ta đi xem xét hiệu quả sử dụng VKD qua các chỉ tiêu phản ánh sau: (Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của công ty 3 năm 2011. 2012 và 2013)

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty 3 năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tuyệt Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2011 đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1.Doanh thu thuần 1.000 đ 98.763.18

7 117.246.752 139.355.802 18.483.565 18,71 22.109.050 18,86 2.Doanh thu tài chính 1.000 đ 20.456 36.743 348.262 16.287 79,61 311.519 847,83 3.Vốn bình quân 1.000 đ 25.710.960 30.928.829 39.660.443 5.217.869 20,29 8.731.614 28,23 4.Vốn chủ sở hữu bình quân 1.000 đ 3.122.803 4.117.892 5.115.352 995.089 31,86 997.460 24,22 5.Lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ HĐKD 1.000 đ 2.004.726 2.376.162 3.779.588 371.436 18.52 1.403.426 59,06 6.Lợi nhuận sau thuế từ HĐKD 1.000 đ 64.800 46.307 (185.527) (18.493) (0,28) (231.834) (500,34) 7.Lợi nhuận sau thuế 1.000 đ 87.152 72.587 7.740 (14.565) (16,71) (64.847) (89,34) 8.Vòng quay toàn bộ vốn [(8)=(1)/(3)] Vòng 3,8 3,8 3,5 0 0 (0,3) (7,89) 9.Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

[(9)=(5)/(3)] % 0,07 0,08 0,1 0,01 14,28 0,02 25 10.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế từ HĐKD

trên VKD [(10)=(6)/(3)]

% 2,52 0,001 (0,005) (2,51) (99.60) (0,006) (600) 11.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế từ HĐKD

trên VCSH [(11)=(6)/(4)] % 0,02 0,01 (0,04) (0,01) (0,5) (0,05) (500)

Năm 2011 vòng quay toàn bộ vốn của công ty là 3,8 vòng sang năm 2012 vẫn không thay đổi , đến năm 2013 chỉ còn 3,5 vòng (giảm 0,3 vòng). Có nghĩa là tốc độ luân chuyển VKD của công ty ngay từ đầu đã thấp nhưng giờ lại có xu hướng chậm lại, điều này đã chỉ ra sự yếu kém trong công tác quản lý vốn của công ty. Điều này xảy ra là so trong năm 2013 cả doanh thu thuần bán hàng và vốn bình quân đều tăng, nhưng tốc độ tăng của VKD bình quân lại nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần bán hàng.

Trong năm 2013, công ty mở rộng vốn đầu tư vào kinh doanh, làm tăng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy doanh thu tăng như vậy nhưng lại tăng chậm hơn so với VKD bình quân của Công ty trong năm. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 117.246.752 nghìn đồng, năm 2013 là 139.355.802 nghìn đồng, như vậy tăng 22.109.050 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 18,86%. Trong khi đó VKD bình quân của công ty năm 2012 là 30.928.829 nghìn đồng, năm 2012 là 39.660.443 nghìn đồng, tức tăng 8.731.614 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 28,23%. Như đã phân tích nguồn vốn, công ty mở rộng thêm nguồn vốn từ tăng các khoản vay nợ, tăng vốn chủ sở hữu và giảm đầu tư vào TSCĐ. Điều này cho thấy công ty mong muốn một mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai, do đó việc giảm vòng quay VKD có thể hiểu được

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2011 là 0,07% năm là 2012 là 0,08% tăng nhẹ 0,01% tương ứng với tỷ lệ 14,28% còn sang năm 2013 tỷ suất sinh lời kinh tế đã tăng lên 0,1% (tăng 0,02% tương ứng với tỷ lệ tăng là 25%) có nghĩa là 1 đồng vốn năm 2013 so với năm 2012 tạo ra nhiều hơn 0,25 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ HĐKD nếu không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế từ HĐKD trên VKD của Công ty năm 2012 là 0,001%, giảm 2,51% so với năm 2011 sang năm 2013 hệ số này là (-0,005%), giảm đi 0,006%. Như vậy LNST là khoản lợi nhuận quan tâm sau cùng của công ty, là khoản lợi nhuận trực tiếp cho những cổ đông của công ty. Nhưng năm 2013 lại giảm đi với tỷ lệ 600%. Điều này là một dấu hiệu không tốt. Có thể do trong năm nền kinh tế khủng hoảng làm cho các công trình xây dựng không thể thi công, nhiều công trình còn dang dở; giá cả các hàng hóa đầu vào tăng nên làm cho giá vốn tăng

và do các yếu tố khách quan khác. Tuy vậy, việc công ty để ứ đọng vốn trong hàng tồn kho với giá trị hàng hóa lớn là một điều lãng phí.

Cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận sau thuế từ HĐKD trên VCSH. Đây là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp lợi nhuận của các chủ sở hữu của Công ty – các cổ đông. Năm 2012 0,01% giảm 0,01% tương ứng với giảm 0,5% năm 2013 tỷ suất LNST từ HĐKD trên VCSH là (-0,04%), như vậy đã giảm đi 0,05% tương ứng với tỷ lệ giảm là 500%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lợi nhuận sau thuế thì giảm trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân lại tăng lên đáng kể.

Tóm lại: Hiệu quả sử dụng VKD của Công ty năm 2013 giảm so với năm

2012. Hiệu quả sử dụng VKD của Công ty giảm là do hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ đều giảm. Hiệu quả VKD giảm là do tốc độ tăng của doanh thu của Công ty chưa tương xứng với sự tăng của VKD của Công ty, do đó lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Điều này là do một phần TSCĐ chưa phát huy hết khả năng, một phần do Công ty có công tác quản lý VKD còn kém hiệu quả ở VLĐ như: vốn nằm ở khâu các khoản phải thu, hàng tồn kho. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đều giảm so với năm 2012, cho thấy công tác quản lý và sử dụng VKD chưa tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng (Trang 62)