VLĐ là thành phần vốn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng VLĐ là hết sức khó khăn và việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là rất cấn thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2.2.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng VLĐ của công ty.
Năm 2013, VLĐ của Công ty là 42.503.360 nghìn đồng chiếm 98,45% trong tổng vốn. Đây là một tỷ trọng vốn rất lớn của Công ty do đó Công ty cần phải quan tâm chặt chẽ đến tình sử dụng VLĐ.
So với năm 2012, thì số VLĐ của Công ty đã tăng lên 7.298.468 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,73%
Tình hình sử dụng VLĐ của Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng được thể hiện rõ qua Bảng 2.5: Bảng cơ cấu VLĐ 3 năm 2011,
2012 & 2013.
Qua bảng phân tích ta thấy: Năm 2013 VLĐ của Công ty:
- Vốn bằng tiền là 4.635.185 nghìn đồng chiếm 10,9% trên tổng số VLĐ của Công ty.
- Các khoản phải thu: 22.725.647 nghìn đồng chiếm 53,49% trên tổng số VLĐ của Công ty.
- Hàng tồn kho: 14.912.894 nghìn đồng chiếm 35,09% trên tổng số VLĐ của Công ty.
- Tài sản ngắn hạn khác: 219.634 nghìn đồng chiếm 0,52% trên tổng số VLĐ của Công ty.
Như vậy tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty chiếm vị trí chủ yếu trong tổng số VLĐ của Công ty. Năm 2012, các khoản phải thu là 21.382.016 nghìn đồng nhưng đến năm 2013 là 22.725.647 nghìn đồng. Như vậy nó đã tăng 1.353.631 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,33%. Trong đó tăng chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng. Phải thu khách hàng năm 2013 so với năm 2012 đã tăng lên 3.647.946 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 19,11%. Điều này chứng tỏ công tác thu hổi nợ của công ty thực hiện chưa tốt, chưa hiệu quả. Công ty cần chú ý đến những khoản phải thu này và có những kế hoạch, biện
pháp thu hổi nợ nhanh chóng, có hiệu quả. Để giúp công ty tránh được tình trạng ứ đọng vốn, mất đi các cơ hội kinh doanh có hiệu quả cho mình.
Nguồn vốn ứ đọng dưới dạng hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và tăng từ 32,89% vào năm 2012 lên 35,09% vào năm 2013. Hàng hóa tồn kho tăng lên cũng khiến cho lượng VLĐ của doanh nghiệp giảm, làm cho tốc độ luân chuyển vốn của công ty giảm sút, gặp khó khăn trong vấn đề quay vòng vốn và có thể đánh mất đi những cơ hội kinh doanh hiệu quả cho mình. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để giảm bớt tỷ trọng hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ để đảm bảo kinh doanh cho Công ty trong những năm kế tiếp.
Nếu trong thời gian tới Công ty có thể làm giảm bớt lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu, cũng như xác định được lượng vốn bằng tiền hợp lý sẽ làm cho vòng quay VLĐ tăng lên, hiệu quả sử dụng VLĐ tốt hơn đưa đến kết quả kinh doanh ngày càng cao cho Công ty.
Cơ cấu VLĐ trong công ty cuối năm so với đầu năm có sự biến động khá phức tạp, để có thể thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty có hiệu quả hay không thì ta cần đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, từng bộ phận.
a. Tình hình quản lý vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của VLĐ, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán, tín dụng. Việc xác định vốn bằng tiền hợp lý giúp công ty đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của mình.
Trên thực tế, vốn bằng tiền của công ty đầu năm 2013 là 1.917.085 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 5,45% tổng nguồn VLĐ, tại thời điểm cuối năm 2013 vốn bằng tiền đã tăng lên so với thời điểm đầu năm một lượng là 2.718.100 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 141,78%. Điều này cho thấy tính đến thời điểm cuối năm 2013 vốn bằng tiền đã tăng một cách chóng mặt cả về số tuyệt đối
lẫn tỷ trọng. Để thấy được kết cấu cụ thể vốn bằng tiền của Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng ta xem bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết cấu vốn bẳng tiền của công ty năm 2013
Chỉ tiêu Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 3.653.659 100,00 1.917.085 100,00 4.635.185 100,00 (1.763.547) (48,73) 2.718.100 141,78 1.Tiền 3.653.659 100,00 1.917.085 100,00 4.635.185 100,00 (1.763.547) (48,73) 2.718.100 141,78 a.Tiền mặt 648.059 17,74 515.027 26,87 34.345 0,74 (133.032) (20,52) 9,13 (480.682) (93,33) (26,13) b.Tiền gửi ngân hàng 3.005.600 82,26 1.402.058 73,13 4.600.840 99,26 1.603.5420 (53,35) (9,13) 3.198.782 228,15 26,13 2.Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0
Qua bảng ta thấy chỉ tiêu các khoản tương đương tiền ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 đều không có. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm toàn bộ khoản mục này. Tiền mặt đầu năm là 515.027 nghìn đồng, cuối năm là 34.345 nghìn đồng, cuối năm so với đầu năm giảm 480.682 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm 93,33%. Việc tiền mặt giảm sẽ có tác động không tốt đến tình hình tài chính của công ty vì tiền mặt có tính thanh khoản cao. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi ngân hàng năm 2013 đã tăng 3.198.782 nghìn đồng (với tỷ lệ 228,15%). Thực tế cho thấy trong năm 2013 công ty chủ yếu thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng mà ít chi trả bằng tiền mặt. Bởi tiền gửi ngân hàng mang lại cho công ty nhiều lợi thế nhất là sự linh hoạt tiện lợi trong giao dịch, thanh toán, giảm được chi phí bảo quản, hay giảm thiệt hại do mất mát, ngoài ra còn đem lại một khoản lãi tiền gửi, tức là nó còn có khả năng sinh lời. Và đây cũng đang là xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp.
b. Tình hình quản lý các khoản phải thu
Trong hoạt động kinh doanh việc chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp vừa là nhà cung cấp, vừa là khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng VLĐ các doanh nghiệp cũng phải quản lý tốt các khoản phải thu.
Đầu năm 2013, các khoản phải thu của công ty là 21.382.016 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 60,73% tổng VLĐ, đến cuối năm 2013 các khoản phải thu là 22.735.650 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 53,49% tổng VLĐ. Như vậy, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng VLĐ nhưng lại đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể, cuối năm 2013 các khoản phải thu tăng lên so với đầu năm 2013 một lượng là 1.353.634 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6,33%. Để xem xét cụ thể hơn cơ cấu các khoản phải thu ta xem Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Cơ cấu các khoản phải thu của công ty
Chỉ tiêu Cuối năm2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) I.Các khoản phải
thu ngắn hạn 16.152.856 100,00 21.382.016 100,00 22.735.647 53,49 5.229.160 31,66 (5,32) 1.353.634 6,33
1.Phải thu của
khách hang 16.129.665 99,85 19.087.701 89,27 22.735.647 100 2.958.036 18,33 (10.58) 3.647.949 19,11 10,73 2.Trả trước cho
người bán 23.190 0,15 2.294.315 10,73 0 0 2.71.125 9,79 10,58 (2.294.315) (100,00) (10,73)
II.Các khoản phải
thu dài hạn 0 0 0 0 0
Tổng 16.152.856 100,00 21.382.016 100,00 21.382.016 100,00 5.229.160 31,66 1.353.634 6,33
Trong kết cấu các khoản phải thu, ta thấy không có các khoản phải thu dài hạn, do vậy chiếm chủ yếu các khoản phải thu là phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Khoản phải thu tăng là do phải thu của khách hàng tăng. Phải thu khách hàng cuối năm 2012 là 19.087.701 nghìn đồng, cuối năm 2013 là 22.735.650 nghìn đồng, tăng 3.647.949 nghìn đồng. Phải thu khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu: cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 89,27% đến cuối năm 2013 là 100%, tăng lên thêm 10,73% trong tỷ trọng. Như vậy phải thu khách hàng là quan trọng nhất trong các khoản phải thu. Phải thu khách hàng của Công ty tăng lên với tỷ lệ tăng tương đối lớn. Theo nghiên cứu, Công ty trong kỳ đã có những chính sách kích thích doanh nghiệp trả nợ đúng thời hạn như: mở sổ chi tiết theo dõi lịch phải thu của khách hàng, cử cán bộ đôn đúc khách hàng trả nợ, có những chính sách khuyến khích khách hàng trả trước hạn như thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán ghi rõ trong hợp đồng. Tuy nhiên phải thu khách hàng vẫn tăng, một phần là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, một phần công tác thu hồi nợ khách hàng của công ty chưa được tốt, đây có thể là dấu hiệu chưa tốt của Công ty cần khắc phục, tránh để những khoản nợ dây dưa, tăng chiếm dụng cho khách hàng từ đó gây ra giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Trong khi đó, khoản trả trước cho người bán giảm đi, cuối năm 2012 là 2.294.315 nghìn đồng chiếm tỷ trọng là 10,73% nhưng đến cuối năm 2013 thì khoản mục này không phát sinh. Tuy nhiên khoản mục này có tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với phải thu của khách hàng nên nó không gây ảnh hưởng nhiều đến các khoản phải thu.
c. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho cũng như các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn, và là khoản mục lớn thứ hai trong tổng VLĐ tại công ty.
Bảng 2.8. Kết cấu hàng tồn kho của công ty 3 năm2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
Cuối năm2011 Cuối năm 2013 Cuối năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) 1.Hàng tồn kho 4.644.635 18,99 11.579.610 100,00 14.912.894 100,00 6.934.975 149,31 3.333.284 28,78
a.Nguyên liệu, vật liệu 0 0 0 0
b.Công cụ, dụng cụ 0 0 0 0
c.CPSXKD dở dang 0 0 0 0
d.Thành phẩm 0 0 0 0
e.Hàng hóa 4.644.635 18,99 11.579.610 100,00 14.912.894 100,00 6.934.975 149,31 3.333.284 28,78
Đối với Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng, 1 doanh nghiệp thương mại đơn thuần chỉ mua vào và bán ra thì hàng tồn kho chỉ bao gồm các loại hàng hóa nhập về. Tính đến thời điểm 31/12/2013, lượng hàng hóa trong kho có giá trị 14.912.894 nghìn đồng tăng 28,78% so với cùng thời điểm năm 2012. Trong năm vừa qua công ty mở rộng dòng sản phẩm phân phối và mở rộng quy mô kinh doanh dẫn tới lượng hàng nhập về tăng lên. Hơn nữa trước sự biến động của thị trường hiện nay, nhiều sản phẩm của công ty chưa tiêu thụ được cũng góp phần làm tăng giá trị hàng tồn kho.
Công tác quản lí hàng tồn kho: Công ty có một hệ thống sổ sách kế toán
hàng tồn kho thông tin về việc mua hàng cũng như tình hình bán ra, giá hàng hóa. Hệ thống sổ sách này cung cấp thông tin cả về mặt lượng và giá trị. Công ty cũng phân định các chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu kho, xuất kho, cho các phòng ban khác nhau, trong quá trình thực hiện các chức năng đó đều sử dụng những chứng từ phù hợp để tránh tình trạng mất mát và sử dụng không đúng mục đích. Hàng năm Công ty cũng xây dựng định mức về hàng hóa tồn kho và tình hình thực tế hàng tồn kho để đảm bảo chuẩn bị tốt cho quá trình kinh doanh đồng thời cũng tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa.
2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ
Qua việc phân tích từng khoản mục của VLĐ chúng ta đã nắm được khái quát tình hình tổ chức quản lý VLĐ tại công ty. Từ đó có thể thấy được những điểm lợi cũng như hạn chế trong công tác quản lý VLĐ của Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng . Nhưng để đánh giá việc tổ chức và quản lý VLĐ nó đã đem lại hiệu quả hay không ta đi phân tích các chỉ tiêu theo Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty 3 năm 2011, 2012 & 2013
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3 năm 2011, 2012 & 2013
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch2013/2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1.Doanh thu thuân 1.000đ 98.763.187 117.246.752 139.355.802 18.483.565 18,71 22.109.050 18,88 2.Tổng lợi nhuận trước thuế 1.000đ 116.203 96.782 9.382 (19.421) (16.71) (87.400) (90,31) 3.Vốn lưu động bình quân 1.000đ 19.502116 29.828.913 38.854.126 10.326.797 0,52 9.025.213 30,26 4.Số dư bình quân các khoản phải thu 1.000đ 14.550.320 18.767.436 22.058.832 4.217.116 0,28 3.291.395 17,54 5.Vòng quay vồn lưu động (5=1/3) Vòng 5,06 3,93 3,59 (1,13) (22,33) (0,34) (8,65) 6.Kỳ luân chuyển vốn lưu động
(6=360/5) Ngày 71,14 92 100 20,86 29,32 8 8,69
7.Kỳ thu tiền bình quân 7= (4/1)x360] Ngày 53,03 57,62 56,98 4,59 8,65 (0,64) (1,11)
8.Hàm lượng vốn lưu động (8=3/1) 0,19 0,25 0,28 0,06 31,57 0,03 0,12
9.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
(9=2/3) % 0,00059 0,00324 0,00024 0.00265 449,1 (0,003) (92,59)
Qua bảng ta thấy: Vòng quay VLĐ năm 2012 là 5,06 vòng đă giảm so với năm 2011 là 1,13 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 22,33 %.Năm 2013 so với năm 2012 hệ số này đã giảm 0,34 vòng với tỷ lệ giảm tương ứng là 8,65%. Từ đó làm cho kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên 8 ngày (từ 92 ngày lên 100 ngày) chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty năm 2013 đã giảm so với năm 2012.
Số vòng quay VLĐ cho ta thấy trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vòng và khả năng sử dụng VLĐ của công ty. Trong năm 2013, số vòng quayVLĐ giảm dẫn đến kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên là một dấu hiệu không mấy khả quan đối với công ty. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là do số vòng quay VLĐ chịu ảnh hưởng của hai nhân tố đó là doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Trong nước cả hai nhân tố này đều tăng lên và có những biến động khác nhau. Đầu tiên ta xét về doanh thu thuần, năm 2013 so với năm 2012 đã tăng lên một lượng là 22.109.050 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,86% làm cho số vòng quay VLĐ tăng lên. Thứ hai, VLĐ bình quân năm 2013 so với năm 2012 cũng đã tăng lên một lượng là 9.025.213 nghìn đồng với tỷ lệ tương ứng là 30,26%. Mặc dù cả hai nhân tố trên đều tăng trong năm 2013 nhưng tốc độ tăng của VLĐ
bình quân nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần nên nhìn chung số vòng quay vẫn giảm đi 0,34 vòng.
Hàm lượng VLĐ: Chỉ tiêu này phản ảnh để có một đồng doanh thu sinh ra thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Trong năm 2011, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần Công ty chỉ phải sử dụng 0,19 đồng VLĐ thì đến năm 2012 phải cần tới 0,25 đồng VLĐ mới thu được 1 đồng doanh thu thuần. Năm 2013 hệ số này là 0,28. Như vậy, lượng VLĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuẩn mỗi năm đều tăng khiến cho Công ty lãng phí một khoản VLĐ đáng kế, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang ngày càng giảm sút.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ của công ty năm 2012 đã tăng mạnh so với năm 2011 tăng 0,00265 đồng tương ứng với tỷ lệ 449,1% chứng tỏ năm 2012 một đồng VLĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nhiều lợi nhuân hơn so với năm 2011.Sang năm 2013 hệ số này đã giảm đi so với năm 2012. Trong năm 2012 cứ 1 đồng VLĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 0,00324 đồng lợi nhuận thì
đến năm 2013 chỉ thu được 0,00024 đồng lợi nhuận khi có 1 đồng VLĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh. Sự sụt giảm này có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Nó chứng tỏ tại thời điểm hiện tại hiện quả sử dụng VLĐ của