Tình hình vốn và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng (Trang 38)

2.2.1.1. Cơ cấu vốn

Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn của công ty thì việc xem xét, tổ chức, bố trí cơ cấu vốn và nguồn vốn là điều cần thiết. Việc đó có thể đánh giá cơ cấu vốn, nguồn vốn của công ty đã hợp lý hay chưa, ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động SXKD của công ty.

Cụ thể ta xem xét qua Bảng 2.2.Cơ cấu VKD của công ty:

Xem xét tổng quát tình hình tài chính của công ty, tổng VKD tính đến thời điểm 31/12/2012 tăng là 435.739 nghìn đồng so với năm 2011tức tăng 36,14%, đến 31/12/2013 VKD tăng 7.027.487 nghìn đồng so với thời điểm này năm trước, với tỷ lệ tương ứng là 19,44%. Trong đó:

+ Vốn lưu động cuối năm 2011 có quy mô là 24.452 993 chiếm 95,51% trong tổng vốn.Đến năm 2012 vốn lưu động đã tăng lên 10.751.959 tức tăng 43,97% .Năm 2013 vốn lưu động tiếp tục tăng, có quy mô là 42.503.360 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 98,45% so với thời điểm cuối năm 2012 đã tăng 7.298.468 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 20,73%.Năm 2012 Vốn lưu động tăng là do hàng tồn kho tăng 6.934.975 tương ứng tăng 149,3% và các khoản phải thu khách hàng cũng tăng 7.001.282 tương ứng với 48,78%.Điều này cho thấy năm 2012 công tác bán hàng và quản lý hàng chưa tốt lượng hàng tồn kho nhiều dẫn đến việc ứ đọng vốn trong sản xuất.Năm 2013 vốn lưu đông vẫn tiếp tục tăng 7.027.048 với tỷ lệ tăng tương ứng la 19,44% do các khoản sau tăng: tiền và các khoản tương đương tiền từ 1.917.085 nghìn đồng cuối năm 2012 lên 4.635.185 nghìn đồng vào cuối năm 2013 (tăng 2.718.100 nghìn đồng tương ứng tăng 141,78%); bên cạnh đó là việc các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2013 so với cuối năm 2012 đã tăng lên 1.353.631 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,33%, cộng thêm sự gia tăng của hang tồn kho (tăng 3.333.284 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28,78%). Trong khi đó khoản mục tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm cuối năm 2013 so với cuối năm 2012 đã giảm đi 106.547 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 32,66%.

+Vốn cố định cuối năm 2012 là 941.807 đã giảm so với năm 2011 là 316.220 nghìn đồng tương ứng giảm 25,13% .Đến năm 2013 vốn cố định là 670.826 nghìn

đồng, chiếm tỷ trọng 1,55% trong tổng VKD của công ty, so với thời điểm cuối năm 2012 đã giảm đi 270.981 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 28,77%. Tỷ trọng VCĐ trong VKD giảm 1,06% . Nguyên nhân chủ yếu là do TSCĐ thời điểm cuối năm 2012 đã giảm đi so với thời điểm cuối năm 2011. Điều này cho thấy trong năm 2012 công ty không đầu tư thêm vào TSCĐ.

Qua việc xem xét cơ cấu vốn của công ty ta thấy: nhìn chung VLĐ chiếm phần lớn nguồn vốn của công ty (trên 90%). Có sự chênh lệch trong cơ cấu lớn như vậy là do đặc điểm kinh doanh của công ty. Với việc kinh doanh ngành thép thì công ty cần ít lượng vốn cố định, tuy nhiên, nhu cầu về hang nguyên vật liệu cũng như phụ kiện sản xuất trong ngắn hạn là rất lớn, do vậy dẫn tới sự chênh lệch lớn trong tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của công ty như hiện nay

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Đơn vị tính:nghìn đồng

Chỉ Tiêu Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A.NỢ PHẢI TRẢ 22.588.156 87,85 31.033.720 85,85 38.056.462 88,15 8.445.564 37,38 (2.02) 7.022.743 22,63 2,3 I.Nợ ngắn hạn 22.588.156 100,00 31.033.720 100,00 38.056.462 100,00 8.445.564 37,38 0 7.022.743 22,63 - 1.Vay ngắn hạn 17.845.330 79,00 20.889.322 67,31 27.763.314 72,95 3.043.992 0,17 (11,69) 6.873.992 32,91 5,64 2.Phải trả cho người

bán 4.166.128 18,44 5.662.750 18,24 7.639.944 20,08 1.496.622 35,92 (0.2) 1.977.194 34,91 1,84 3.Người mua trả trước 64.395 2,4 4.474.079 14,41 2.653.205 6,97 3.908.684 692,54 12,01 -1.820.874 -40,69 -7,44 7.Các khoản phải trả ngắn hạn khác 12.302 0,05 7.568 0,24 0 - (4.73\4) (38.48) 0,19 -7.568 - -0,24 II.Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.122.803 12,14 5.112.980 14,15 5.117.724 11,85 1.990.177 63,73 2,01 4.744 0,09 -2,3 I.Vốn chủ sở hữu 3.122.803 100 5.112.980 100,00 5.117.724 100,00 1.990.177 63,73 0 4.744 0,09 -

1.Vốn đầu tư của

chủ sở hữu 2.986.000 95,6 5.000.000 97,79 5.000.000 97,7 2.014.000 67,44 2,19 - - - 6.Các quỹ thuộc vốn csh 14.169 0,45 14.169 0,28 14.169 0,28 - - (0,17) - - - 7.LNST chưa phân phối 122.635 3,9 98.811 1,93 103.555 2,02 (23.824) (19.42) (1,97) 4.744 4,8 0,09 TỔNG 25.710.960 100 36.146.699 100,00 43.174.186 100,00 10.435.739 40,58 - 7.027.487 19.44 -

2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn

Tính đến 31/12/2013 tổng vốn là 43.027.487nghìn đồng đã tăng 7.027.487nghìn đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 19,44% . Toàn bộ lượng vốn kinh trên được hình thành từ 2 nguồn sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu là 5.117.724 nghìn đồng chiếm 11,85% tổng nguồn vốn. - Nợ phải trả là 38.056.462 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 88,15% trong tổng

nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn được thể hiện cụ thể qua bảng: Bảng 2.3. Cơ cấu

nguồn vốn của công ty.

Về cơ cấu Nguồn hình thành, cũng giống như các doanh nghiệp khác. Để đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, công ty đã tiến hành huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng nguồn vốn của Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng là 43.174.186 nghìn đồng, tăng 7.027.487 nghìn đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 19,44%. Cụ thể:

Đối với nợ phải trả: Tại thời điểm cuối năm 2012, nợ phải trả của công ty là 22.588.156 nghìn đồng chiếm 87,85% đã tăng 8.445.564nghìn đồng tương ứng tăng 37,38% so với năm 2011 và sang năm 2013 nợ phải trả của công ty là 38.056.462 nghìn đồng chiếm 88,15% tổng VKD, tăng 22,63% so với cùng thời điểm này năm 2012, tỷ trọng tăng lên 2,3%. Nợ phải trả ở mức cao hơn rất nhiều so với VCSH đã giúp cho công ty có những lợi thế về tấm lá chắn thuế có được khi sử dụng nhiều vốn vay. Nguyên nhân nợ phải trả tăng là do trong năm nợ ngắn hạn tăng 7.022.742 nghìn đồng tương ứng tăng 22,63% (nợ dài hạn không phát sinh). Nợ ngắn hạn chiếm 100% trong cơ cấu nợ phải trả. Sau đây ta đi xem xét một số khoản mục chủ yếu làm cho nợ ngắn hạn tăng:

 Khoản mục phải trả người bán năm 2012 đã tăng 1.496.622 nghìn đồng tương ứng với tăng 35,92% còn năm 2013 phải trả người bán đã tăng 1.977.194 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 34,92% làm cho tỷ trọng khoản mục này tăng lên 1,83% so với đầu năm. Đây là khoản chiếm dụng của nhà cung cấp, chiếm

tỷ trọng tương đối cao nên công ty cần có những biện pháp sử dụng triệt để hơn nữa khoản này, sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn của công ty.

 Khoản mục vay ngắn hạn của công ty năm 2012 tăng không nhiều so với năm 2011 đến năm 2013 vay ngắn hạn cuối năm so với đầu năm đã tăng 6.873.992 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 32,91% làm cho tỷ trọng khoản mục này tăng lên 5,64%. Đây là một khoản mục quan trọng đảm bảo cho lượng VLĐ của công ty.

 Phần vốn mà công ty chiếm dụng của khách hàng năm 2012 đã tăng 3.908.684 nghìn đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 692,5% nhưng đến năm 2013 khoản mục này của công ty lại giảm mạnh. Điều này được thể hiện rõ ràng qua mục người mua trả tiền trước cuối năm so với đầu năm 2013 đã giảm 1.820.874 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 40,70%.

Đối với Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 là 3.122.803 nghìn đồng chiếm 12,14% trong tổng vốn đã tăng so với năm 2011 1.990.177 nghìn đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 63,73% , năm 2013 vốn chủ sở hữu có số tiền là 5.117.724 nghìn đồng và tăng 4.744 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,09% so với cuối năm 2012. Trong tổng vốn chủ thì Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2012 là 5000.000 nghìn đồng đã tăng 2.014.000 nghìn đồng so với năm 2011 tỷ lệ tăng tương ứng là 67,44% ,năm 2013 vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng lên vẫn là 5.000.000 nghìn đồng, các quỹ thuộc VCSH là 14.169 nghìn đồng, còn lại là LNST chưa phân phối. Điều này chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty có sự sút kém, mức độ độc lập trong hoạt động kinh doanh đã sụt giảm và đang bị phụ thuộc khá nhiều vào các khoản nợ.

Qua một số nhận xét trên ta có thể thấy toàn bộ tài sản của Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ ngắn hạn( tài trợ cho TSNH, cho TSLĐ thường xuyên cần thiết và một phần TSCĐ). Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn

Ta có thể đánh giá mức độ sử dụng nguồn VLĐ thường xuyên của Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng qua bảng tính sau:

Chỉ tiêu Năm

TSLĐ Nợ ngắn hạn thường xuyênNguồn VLĐ

31/12/2011 31.033.720 24.452.933 6.580.787 31/12/2012 35.204.892 31.033.720 4.171.172 31/12/2013 42.503.360 38.056.462 4.446.898

Nhìn vào bảng tính có thể thấy tình hình tài chính của công ty không có điều gì bất thường. Điều này cho thấy Công ty đang có chính sách tài trợ khá an toàn. Và đối với Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng, 1 doanh nghiệp thương mại thuần túy: nhập thép từ các nhà máy và bán cho các đại lý thì đây là một chính sách có thể nói là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Vì khả năng quay vòng vốn của các doanh nghiệp thương mại thường là khá nhanh nên có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty.

Để có những kết luận cụ thể hơn về tính hợp lý trong việc tổ chức kinh doanh của Công ty, ta có thể tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về hệ số nợ, hệ số VCSH và các hệ số khả năng thanh toán. Qua đó xem xét tình hình cơ cấu nguồn vốn như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của công ty (Bảng 2.4)

Bảng 2.4.Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2012,2013 ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ (%) Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7=5 – 4 8=7/4 9=6 – 5 10= 9/5 1 Tổng tài sản ngắn hạn 1.000 đ 24.452.933 35.204.892 42.503.360 10.751.959 43,97 10.298.468 29,25 2 Hàng tồn kho 1.000 đ 4.644.633 11.579.610 14.912.894 6.934.977 149,31 3.333.284 28,78 3 Tiền và tương đương tiền 1.000 đ 3.653.659 1.917.085 4.635.185 (1.736.574) (47,52) 2.718.100 141,78 4 Tổng số nợ ngắn hạn 1.000 đ 22.588.156 31.033.720 38.056.462 8.445.564 37,38 7.022.742 22,63 5 Nợ phải trả 1.000 đ 22.588.156 31.033.720 38.056.462 8.445.564 37,38 7.022.742 22,63 6 Tổng nguồn vốn 1.000 đ 25.710.960 36.146.699 43.174.186 10.435.739 40,58 7.027.487 19,44 7 Hệ số nợ =(5)/(6) Lần 0,87 0,86 0,88 (0,01) (1,15) 0,02 2,32 8 Hệ số vốn CSH=1-(7) Lần 0.13 0,14 0,12 0,01 7,69 (0,02) (14,28 9 Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn (5)=(1)/(4) Lần 1,08 1,13 1,12 0,05 4,62 (0,01) (0,88) 10 Khả năng thanh toán nhanh

(6)=[(1)-(2)]/(4) Lần 0,87 0,76 0,72 (0,11) (12,64) (0,04) (5,26) 11 Khả năng thanh toán tức thời

(7)=(3)/(4) Lần 0,16 0,06 0,12 (0,1) (62.5) 0,06 100

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số nợ tại thời điểm cuối năm 2012 đã giảm 0,11 lần ( giảm 1,15 lần),sang năm 2013 hệ số nợ là 0,88 lần đã tăng nhẹ so với đầu năm 2013 là 0,86 lần (tăng 0,02 lần). Việc sử dụng nhiều nợ vay có thể giúp cho công ty tận dụng được tấm lá chắn thuế, tạo được áp lực về hiệu quả kinh doanh nhưng ngược lại hệ số nợ cao cũng sẽ làm tăng chi phí trong điều kiện lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao và tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay. Tuy nhiên quy mô nợ phải trả lớn đối với một doanh nghiệp thương mại thuần túy như Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng là điều có thể hiểu được. Bởi sự luân chuyển vốn ở doanh nghiệp thương mại tương đối nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,05 lần( tăng 4,62 lần), cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 có sụt giảm nhẹ, giảm từ 1,13 lần vào đầu năm 2013 xuống 1,12 lần vào cuối năm 2013 (giảm 0,88 lần). Tuy nhiên ta cũng thấy rằng tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm hệ số này đều lớn hơn (TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn). Qua đây ta thấy tuy rằng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty có giảm sút nhưng chỉ là sự biến động nhẹ không có ảnh hưởng xấu đến khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của TSNH của công ty.

Thông qua hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta có được cái nhìn khái quát về khả năng thanh toán của công ty. Nhưng đây không phải là chỉ tiêu tốt nhất vì không phải các khoản nợ phát sinh cùng thời điểm và không phải loại tài sản ngắn hạn nào cũng có thể dễ dàng chuyển thành tiền.

Để đánh giá chính xác hơn, ta đi vào đánh giá chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này đã loại bỏ được các bộ phận khó chuyển đổi thành tiền trong tài sản lưu động vì thế nó cho thấy khả năng thanh toán “thực” nhất. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 đã giảm 0,11 lần (giảm 12,64 lần) sang cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh đã giảm đi 0,04 lần. Điều này cho thấy, công ty cần phải chú ý hơn đối với việc đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của mình. Công ty cần sớm thay đổi chính sách tài trợ để nâng cao hệ số khả năng thanh toán nhanh của mình.

Hệ số tiếp theo cần xem xét đó là hệ số khả năng thanh toán tức thời. Nó cho thấy khả năng thanh toán ngay của công ty tại thời điểm đầu năm và cuối năm bằng

tiền mặt. Năm 2012 hệ số này có giảm so với năm 2011 nhưng giảm không nhiều.Năm 2013 ta thấy hệ số này cũng tăng so với các hệ số trên, từ 0,06 lần lên đến 0,12 lần. Sự tăng lên này là do sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản tiền và tương đương tiền về cuối năm.

Tóm lại qua việc phân tích các hệ số của công ty, ta thây công ty cần xem xét lại chính sách tài chính của mình để có thể giảm bớt được lượng tiền tồn quỹ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Không nên để quá nhiều tiền tồn quỹ vì công ty không có nhiều cơ hội đầu tư,mà tiền tồn quỹ nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng của đồng vốn, từ đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

2.2.1.3. Tình hình tổ chức đảm bảo vốn của công ty

Đối với một doanh nghiệp thương mại thuần túy như Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng thì nguồn vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và điều kiện kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu VLĐ là một cách để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. Dựa trên cơ sở xác định số dư bình quân các khoản phải thu, phải trả, vốn bằng tiền, hàng tồn kho năm 2012 và tỷ lệ các khoản đó so với doanh thu thuần năm 2012 để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2013

Nhu cầu VLĐ = Khoản phải thu bình quân + HTK bình quân – Khoản phải trả bình quân 22.058.031 + 13.246.252 – 34.545.091= 759.192

Việc khi xác định xong nhu cầu về vốn, các nguồn công ty tổ chức huy động chủ yếu là: nguồn vốn tự có là nguồn VCSH của công ty. Mặt khác khi cần thiết thì công ty cũng có thể đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra công ty cũng sử dụng một phần nguồn vốn đi chiếm dụng được từ khách hàng, nhà cung cấp, khoản thuế chưa nộp NSNN và một số khoản đi chiếm dụng khác.

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2011,2012 & 2013

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w