chuyển TSNH = 360/(4) Ngày 440,59 321,96 473,22 (118,63) 151,26 6. Hệ số đảm nhiệm =
(2)/(1) Lần 1,22 0,89 1,31 (0,33) 0,42
(Nguồn: Tính toánt ừ BCTC của Công ty)
Qua bảng 2.5 về các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn năm 2012 – 2014, ta có những nhận xét sau:
Vòng quay tài sản ngắn hạn: Nhìn chung số vòng quay TSNH của Công ty trong giai đoạn này là thấp, điều này dẫn tới hiệu quả sử dụng TSNH cũng thấp. Năm 2013 vòng quay TSNH là 1,12 vòng, con số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra 1,12 đồng doanh thu thuần, cao hơn 0,3 đồng so với năm 2012. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh là mặt hàng đồ gỗ nên Công ty cần một lượng TSNH lớn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đươc liên tục. Năm 2014 vòng quay TSNH là 0,76 vòng, con số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra 0,76 đồng doanh thu, giảm 0,36 đồng so với năm 2013. Nguyên nhân giảm này là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 10,03% nhỏ hơn so với tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn là 61,72%. Chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm, tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp vận động chậm hơn. Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện tại, hiệu suất sử dụng tài sản mặc dù giảm nhưng giá trị vẫn còn tương đối tốt cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty vẫn được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành. Bởi trong giai đoạn này kinh tế còn nhiều bất ổn, lạm phát cao, người dân thắt chặt chi tiêu, trong đó có các chi tiêu về mua sắm, lắp đặt đồ gỗ đồ nội thất cũng giảm, trong khi Công ty vẫn ổn định tăng
43
doanh thu cho thấy sự cố gắng của Công ty trong hoạt động kinh doanh mặc dù tốc độ tăng doanh thu còn chưa được tương xứng so với quy mô vốn (tài sản) đầu tư tại Công ty. Công ty cần xác định lại cho mình phương hướng phát triển mới, đồng thời tìm kiếm cho mình một mức giá trị tài sản ngắn hạn sao cho phù hợp, vừa không gây lãng phí mà lại đảm bảo hiệu suất sử dụng cao.
Thời gian luân chuyển TSNH: Chỉ tiêu này ở Công ty năm 2012 là 440,59 ngày, năm 2013 là 321,96 ngày và năm 2014 là 473,22 ngày. Điều này cho ta thấy thời gian luân chuyển TSNH của Công ty lên tới hơn 1 năm mới luân chuyển được một vòng. Thời gian luân chuyển TSNH gia tăng khiến cho doanh thu có sự sụt giảm, chi phí có sự gia tăng trong khâu dự trữ, dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn kém.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, Công ty vẫn cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ quay vòng tài sản ngắn hạn, giảm thời gian một vòng quay, nâng cao hiệu quả hoạt động thì mới có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty. Do vậy Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao thời gian luân chuyển TSNH, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Hệ số đảm nhiệm TSNH: Hệ số đảm nhiệm của Công ty năm 2013 là 0,89 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần Công ty phải mất 0,89 đồng TSNH, giảm 0,33 lần so với năm 2012. Năm 2014 hệ số này tăng 0,42 lần so với năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn là 61,72% lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 10,03%. Do quy mô dự trữ tài sản ngắn hạn của Công ty rất lớn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, vì vậy để duy trì suất hao phí TSNH so với doanh thu ở mức thấp và ổn định yêu cầu Công ty phải quản lý và có các chính sách dự trữ tiền, hàng tồn kho và phải thu khách hàng hợp lý, vì bất cứ sự gia tăng nhỏ nào trong suất hao phí cũng khiến cho các loại chi phí gia tăng và giảm hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp, khiến cho khả năng sinh lợi của tài sản ngắn hạn giảm.
Bảng 2.6 Nhóm chỉ tiêu thành phần Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt đối Tuyệt đối
1. Doanh thu thuần Tr.đ 11.883,79 16.936,52 18.635,67 5.052,73 1. 699,15 2. Các khoản phải thu Tr.đ 1.842,11 2.527,97 2.406,91 685,86 (121,06) 3. Giá vốn hàng bán Tr.đ 9.767,14 14.122,07 15.982,46 4.354,93 1.860,39 4. Hàng tồn kho Tr.đ 10.071,30 9.824,71 19.696,19 (246,59) 9.871,49