THỰC TRẠNG CHUNG VỀ BỆNH VIỆN CÔNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ hài lòng của bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú đối với chất lượng dịch vụ tại bệnh viện công thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

5. TS Lê Quang Hùng

3.2. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ BỆNH VIỆN CÔNG VIỆT NAM

Hệ thống bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác nhau trong toàn xã hội. Hệ thống bệnh viện hiện nay phần lớn là các bệnh viện do Nhà nước quản lý. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2005, số bệnh viện công là 878, không kể các bệnh viện dân lập và quốc tế và đến năm 2011, số bệnh viện công là 1030.

Bảng 3.1. Tổng số bệnh viện công của Việt Nam qua các năm

Năm (year) 2005 2008 2009 2010 2011 Tổng số bệnh viện công 878 974 1002 1.030 1.030 (Total hospital) Chỉ số phát triển (%) (Năm trước= 100) 102.6 101.9 102.9 102.8 101.0

Index( Previous year =100 )

(*)Chưa bao gồm cơ sở y tế tư nhân

Hình 3.2. Tổng số bệnh viện của Việt Nam qua các năm Nguồn: Tổng cục thống kê

Hệ thống bệnh viện Việt Nam gồm chủ yếu là các bệnh viện công. Các bệnh viện công lập của ngành y tế chiếm chủ yếu, khoảng 87% tổng số bệnh viện, được chia thành 3 tuyến gồm tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tuyến trung

ương dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, tuyến tỉnh và tuyến huyện do Sở Y tế

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Số lượng bệnh viện ở 3 tuyến có tỷ lệ

tương ứng 1:9:18 [3]. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 1.162 bệnh viện, chưa kể

các bệnh viện quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý

Bảng 3.2. Bệnh viện theo tuyến của Việt Nam (năm 2011)

Tng s Bnh vin Tuyến bnh vin

Số lượng Tỷ lệ (%)

Bệnh viện tuyến trung ương 39 3,4

Bệnh viện tuyến tỉnh 382 32,9

Bệnh viện tuyến huyện 561 48,3

Bệnh viện ngành 48 4,1

Bệnh viện tư nhân 132 11,4

Tổng 1.162 100

Nguồn: Bộ Y Tế - Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020 Số cơ sở khám chữa bệnh tăng tương đối đều qua các năm, từ 883 cơ sở khám chữa bệnh năm 2004 tăng lên 1.162 bệnh viện năm 2011. Trong đó, số tăng của khối bệnh viện tư nhân chiếm tới 50% tổng số tăng thêm của bệnh viện nói chung. Quy mô của bệnh viện thường ở mức trung bình và nhỏ.

Hiện nay, bệnh viện công được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Hệ thống bệnh viện công được phân cấp quản lý hành chính và phân tuyến kỹ

sóc sức khỏe cơ bản, mang tính đa khoa. Tuyến tỉnh/thành phố thực hiện chăm sóc sức khỏe với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa, tiếp nhận người bệnh do tuyến huyện chuyển đến. Tuyến trung ương là tuyến cuối cùng, thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến 2 chuyển lên.

Bệnh viện tuyến cao hơn được phân bổ nhiều ngân sách hơn, được cung cấp trang thiết bị và thuốc men tốt hơn, thu hút nhiều nhân viên y tế giỏi hơn. Vì vậy, người bệnh thường bỏ qua tuyến cơ sởđểđến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh và trung

ương khiến các bệnh viện tuyến trên luôn ở trong tình trạng quá tải và thực hiện nhiều kỹ thuật y học đơn giản hơn so với quy định về phân tuyến kỹ thuật, khoảng 60-80% tỷ lệ người bệnh đến khám bệnh tại bệnh viện tuyến trên chỉ cần khám bệnh tại bệnh viện tuyến dưới.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ hài lòng của bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú đối với chất lượng dịch vụ tại bệnh viện công thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)