1. Giáo viên.
- Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm:
+ Dung dịch các muối: NaCl, KCl, BaCL2, NH4Cl, CrCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, CuSO4.
+ Dung dịch các thuốc thử phân tích NaOH, K2Cr2O7, KSCN, NH3, Na2HPO4, H2SO4
loãng.
+ Mảng đồng kim loại.
- Sơ đồ phân tích một số nhóm ion. - ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Học sinh.
- Ôn lại tính chất hoá học của một số chất có liên quan đến bài học: Các hợp chất của nhôm, muối amoin, hợp chất sắt (II), sắt (III), hợp chất crom (III)…
- Cách viết và ý nghĩa của phơng trình hoá học dạng ion rút gọn.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học
- HS đã có khả năng nhận biết từng ion khi học các bài trong suốt quá trình học hoá học bài này, HS có điều kiện xem xét lại tổng thể, một cách có hệ thống để hiểu đợc rõ hơn về ph- ơng pháp phân tích hoá học.
- Trớc đây, HS nhận biết đợc các chất chủ yếu bằng cách mô tả hiện tợng. Trong bài này, nếu GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm, kiểm chứng những điều đã mô tả trớc đây, hoặc theo sự chỉ dẫn của SGK thì bài học sẽ hấp dẫn và có hiệu quả.
- Trong bài sử dụng nhiều loại hoá chất, cần chú ý thao tác làm thí nghiệm để đảm bảo không nhầm lãn, giữ cho hoá chất đợc tinh khiết.
- Có thể giao cho mỗi nhóm HS phân tích một loại nhóm ion, sau đó từng nhóm lên báo cáo kết quả trớc cả lớp.
- Bài học có 2 tiết: Tiết thứ nhất nên cho HS hiểu đợc một cách có hệ thống cách nhận nhận biết các cation và anion, xây dựng sơ đồ nhận biết, dự đoán hiện tợng: Tiết thứ hai, tổ chức cho HS làm thí nghiệm để khẳng định điều dự đoán.
Tiết 1 I. Nhận biết các cation kim loại kiềm Na+, K+ và NH4+
* Hoạt động 1 (5 - 7 phút)
- GV đặt câu hỏi:
+ Dựa vào tính chất nào để nhận biết các cation kim loại kiềm amoni? + Dụng cụ và thuốc thử dùng để nhận biết ion này là gì?
GV có thể cung cấp thêm thông tin hoặc gợi ý để HS nhớ lại các đặc điểm về tính chất của các ion này.
Kết luận:
- Nhận biết cation kim loại kiềm (K+, Na+) bằng cách thử màu ngọn lửa; ion Na+
nhuốm màu ngọn lửa thành màu vàng tơi, còn ion K+ cho ngọn lửa màu tím đặc trng.
- Thuốc thử dùng để nhận biết ion NH4+ lag dung dịch kiềm. Nhỏ dung dịch kiềm
vào dung dịch muối amoni, đun nóng nhẹ, thấy có mùi khai của NH3 (hoặc nhận biết
bằng quỳ tím ẩm).