Hiện trạng nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch và đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật công nghệ phù hợp đến năm 2020 trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 82)

2020 4.1 TÍNH TOÁN CÔNG SU Ấ T C Ấ P N ƯỚ C

4.2.2.Hiện trạng nguồn nước mặt

Nguồn cung cấp nước mặt chính là sông Đồng Nai và một số sông rạch như suối Bà Lô, ... Tổng lưu lượng dòng chảy của hệ thống này đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Chất lượng nguồn nước mặt sông Đồng Nai (đoạn chảy qua huyện Dĩ An) tương

đối tốt, đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên hệ thống kênh rạch đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Vậy đối với nguồn nước mặt thì ta sẽ chọn hệ thống sông Đồng Nai để cung cấp cho hệ thống xử lý nước cấp.

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang ở độ cao 1700m, chảy qua

địa phận tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Dương và Tp. HCM. Sông Đồng Nai được đánh giá là nguồn nước tốt nhất trong khu vực cho cấp nước cả về lưu lượng lẫn chất lượng. Mặt khác, nguồn nước này được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép khai thác với lưu lượng khoảng 4m3/s để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp.

Kết quả theo dõi mẫu nước thô theo từng tháng của sông Đồng Nai được phân tích tại phòng thí nghiệm của Xí ngiệp Cấp nước Dĩ An. Vị trí lấy mẫu tại trạm bơm cấp I.

Khi lựa chọn nguồn nước cấp, ta dựa vào tiêu chuẩn TCXD 233 – 1999 để đánh giá chất lượng nước thuộc loại nào để phục vụ cho hệ thống cấp nước sinh hoạt. Sau khi phân tích số liệu, thì ta thấy chất lượng nước đầu vào thuộc loại B. Vậy đó là nguồn nước có chất lượng bình thường, có thể khai thác, xử lý để cấp cho ăn uống và

83

sinh hoạt. Qua bảng số liệu trên, ta thấy hàm lượng của các chỉ tiêu thay đổi một cách rõ rệt theo mùa (mùa mưa và mùa nắng). Những tiêu chuẩn cần quan tâm là pH, DO, COD, BOD5, Nitrat, E. Coli, độ đục, độ màu,…Chẳng hạn như vào tháng 8 và tháng 9, hai thông sốđộđục và độ màu cao khác thường là do vào mùa mưa dẫn đến phù sa màu mỡ nên xảy ra hiện tượng trên.

4.2.3. Lựa chọn nguồn nước

4.2.3.1. K thut

Đối với kỹ thuật cả hai nguồn nước mặt và nước ngầm về nguyên tắc đều đạt hiệu quả xử lý khi các yêu cầu kỹ thuật được bảo đảm.

Bảng 4.1. So sánh phương diện kỹ thuật của công nghệ xử lý nước ngầm và nước mặt

Công nghệ xử lý nước ngầm Công nghệ xử lý nước mặt

Các thiết bị

Hệ thống làm thoáng, bể tiếp xúc, bể

lắng đứng, bể lọc áp lực được xây dựng bằng các thiết bị nhập ngoại. Thiết bị thu bùn và nước rửa lọc được xây dựng bằng hệ

thống van và cống thu

Bể trộn, bể phản ứng, bể lắng, và bể

lọc đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Thiết bị thu bùn và nước rửa lọc

được vây dựng bằng hệ thống van và cống thu Ưu điểm - Hiệu quả xử lý cao - Khối lượng ít, chiếm ít diện tích xây dựng. - Hiệu quả xử lý cao. - Dễ cải tạo, nâng cấp công suất. Nhược điểm - Khả năng nâng cấp công suất về

sau không được cao.

- Các thiết bị tiếp xúc, lọc áp lực phải nhập về từ bên ngoài.

- Khối lượng xây dựng lớn, chiếm nhiều diện tích xây dựng.

4.2.3.2. Qun lý

Hệ thống nước ngầm phải có yêu cầu quản lý chặt chẽ hơn hệ thống xử lý nước mặt vì hiệu quả tiếp xúc và hiệu quả lọc phụ thuộc vào hệ thống thiết bị.

84

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch và đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật công nghệ phù hợp đến năm 2020 trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 82)