Chất lượng nguồn nước có một ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình xử lý nước, do vậy trong những điều kiện cho phép cần chọn nguồn nước có chất tốt nhất
để có được hiệu quả cao trong quá trình xử lý. Khi lựa chọn nguồn nước cấp, ta nên dựa theo tiêu chuẩn TCXD 233:1999 do bộ xây dựng ban hành để quyết định.
Chất lượng nguồn nước quyết định dây chuyền xử lý. Lựa chọn mốt dây chuyền xử lý nước phải phù hợp với từng nguồn nước, ví dụ như thành phần độ bẩn và bản chất của nó, số lượng nước nguồn và độ tin cậy của nguồn nước…chọn công nghệ xử lý nước cụ thể phải mang tính khả thi. Các phân tích về hóa học, lý học vi trùng rất cần thiết để có đầy đủ thông tin về nguồn nước và để thấy được các điều kiện tiếp theo.
Dựa vào hướng dẫn về các tiêu chuẩn chung, các thông số cặn chú ý khi khi lựa chọn nước bao gồm:
• Nồng độ cặn lơ lửng trong nước quyết định đến dây chuyền công nghệ. Một phần dựa vào thông số này người ta quyết định có nên sử dụng quá trình keo tụ tạo bông hay không, có công đoạn lắng hay là có tất cả các quá trình thông thường.
• Hàm lượng cacbon hữu cơ hòa tan DOC, thể tích các hạt cặn trong nước tỷ lệ thuận với nồng độ các chất muối có trong nước, với nồng độ axit humic. Nếu DOC cao thì phải dùng cacbon hoạt tính để hấp thụ DOC cho nhiều chất keo tụđể phá vỡ trang thái ổn định của DOC.
• Các chất hữu cơ có gây ra nhiều loại chất lơ lửng trong nước, từ những phân tử hữu cơ lớn như các chất muối, protein…cho đến các chất nhỏ
như virus, vi trùng, tảo,… chúng thường gây ra màu trong nước. Gần đây các chất mùn được xem như có chứa các chất độc trihalogenmetan là chất gây bệnh cấp tính, mãn tính và ác tính trong nước.
• Nếu các chất hữu cơ như phenol, hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chất tẩy rửa ở nồng độ không cho phép thì phải có qúa trình oxi hóa sơ bộ vì chúng không thể tách bằng các xử lý thông thường.
• Nếu hàm lượng NO3, NH4+ có giá trị cao thì phải xử lý sơ bộ bằng quá trình khử nitrat, khử amon hoặc phải dùng phản ứng oxi hóa như quá trình lọc khô.