Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những đặc điểm địa chất thủy văn nêu trên cho cho phép nhận xét khái quát về 04 tầng chứa nước trong vùng nghiên cứu như
77
- Hai tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên và Pleistocen dưới có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo, có thể khai thác nhỏ phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của nhân dân.
- Tầng chứa nước Pliocen giữa có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, khu giàu nước và trung bình chiếm hơn 2/3 diện phân bố tầng chứa nước, chiều dày trung bình 17,80m, có thể khai thác nước công nghiệp phục vụ các đô thị và các khu công nghiệp trong vùng nghiên cứu.
- Tầng chứa nước Pliocen dưới có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, khu giàu nước và trung bình chiến hơn 3/4 diện phân bố tầng chứa nước, chiều dày trung bình 28,64m, có thể khai thác nước công nghiệp phục vụ các đô thị và các khu công nghiệp trong vùng nghiên cứu.
TLKTTN của các TCN của các đơn vị hành chính chỉ mang tính so sánh, nó chỉ ra rằng ở đó có các TCN nào; tầng nào có thể khai thác, chiều sâu và khả năng khai thác của công trình, trữ lượng tĩnh và khả năng hồi phục trữ lượng của tầng khai thác, so sánh khả năng đó giữa các vùng khác nhau, và nó không phải là giá trị giới hạn về tổng lưu lượng khai thác của mỗi TCN trong phạm vi từng đơn vị hành chính tính toán. Như chúng đều biết, NDĐ là tài nguyên động, nó có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác theo nguyên tắc bình thông nhau, điều đó cũng có nghĩa là không nên so sánh tổng lưu lượng khai thác với TLKTTN chỉ trong một đơn vị hành chính mà phải so sánh tổng lưu lượng khai thác với TLCTKT của cả tầng chứa nước hay một phần diện tích rộng lớn nào đó của TCN khi có sựđồng thuận của các nhà ĐCTV, các nhà quản lý và của xã hội.
78
CHƯƠNG 4
DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆCẤP NƯỚC SẠCH CHO THỊ XÃ DĨ AN ĐẾN NĂM