Theo hiện trạng khai thác NDĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch và đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật công nghệ phù hợp đến năm 2020 trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 71)

Hiện nay chưa có số liệu quan trắc lâu dài vềđộng thái lưu lượng của các công trình khai thác NDĐ cho các TCN khác nhau ở thị xã Dĩ An, vì vậy chưa có thểđánh giá được thật đầy đủ, đúng đắn về xu thế biến đổi của chúng và xác định chính xác nguyên nhân gây ra các biến đổi. Ở đây, chỉ đề cập đến xu thế tăng, giảm giếng khai thác, tăng giảm lưu lượng khai thác qua kết quảđiều tra hiện trạng khai thác NDĐ của của thị xã Dĩ An năm 2006 và năm 2009-2010 và qua số liệu cấp giấy phép khai thác NDĐ trên địa bàn thị xã các năm qua.

Căn cứ vào số liệu điều tra giếng khai thác thị xã Dĩ An năm 2006 và năm 2009-2010 cho thấy:

Về số giếng khai thác: Trên địa bàn thị xã Dĩ An giảm 308 giếng.

Về lưu lượng khai thác: Lưu lượng khai thác các TCN ở thị xã Dĩ An tăng, giảm như sau:

TCN Pleistocen (qp1+qp2-3) - Lưu lượng khai thác ở thị xã Dĩ An giảm 18.077m3/ng;

TCN Pliocen giữa (n22) - Lưu lượng khai thác thị xã Dĩ An giảm 15.439m3/ng. TCN Pliocen dưới (n21) - Lưu lượng khai thác huyện Dĩ An giảm 18.901m3/ng. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do mạng cấp nước tập trung mở rộng phục vụđô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung nên lưu lượng khai thác các giếng giảm.

72

Nguyên nhân tăng là do tốc độ đô thị hoá, tốc độ xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư mới nhưng mạng cấp nước tập trung chưa phát triển kịp.

Lưu lượng của các giếng khoan được cấp phép khai thác có xu hướng tăng dần hàng năm, cụ thể các thời kỳ 1997-2005 và 2006-2009 nêu ở bảng 3.4. Bảng 3.5. Số GK và lưu lượng cấp phép khai thác NDĐở thị xã Dĩ An (Q,m3/ng) Stt Thị xã TCN qp1 TCN n22 TCN n21 1997- 2005 2006- 2009 1997- 2005 2006-2009 1997-2005 2006-2009 GK Qkt GK Qkt GK Qkt GK Qkt GK Qkt GK Qkt 1 DA 12 63 42 1.075 253 27.341 73 4.506 Từ bảng 3.4 cho thấy:

Qkt trong TCN Pleistocen dưới (qp1) tăng bình quân 63 m3/ng-năm thời kỳ các năm 2006- 2009.

Qkt trong TCN Pliocen giữa (n22) tăng bình quân 1.075 m3/ng-năm thời kỳ các năm 2006- 2009.

Qkt trong TCN Pleistocen dưới (n21) tăng bình quân 12.835 m3/ng-năm thời kỳ

các năm 2006- 2009.

3.2.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NDĐ TẠI THỊXÃ DĨ AN XÃ DĨ AN

3.2.5.1. Rác thải, nghĩa trang

a. Rác thi: bao gm c rác sinh hot và cht thi rn công nghip

Căn cứ vào tài liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh, diện tích đất

được quy hoạch làm bãi chôn lấp và xử lý rác hiện tại và đến năm 2020 chỉ có khu liên hợp xử lý rác Nam Bình Dương ở xã Chánh Phú Hoà, huyện Bến Cát với diện tích khoảng : 2,65Km2.

Rác sinh hoạt

Rác sinh hoạt đô thị và nông thôn hiện nay được tập trung tại các điểm đổ rác tại các xã, phường sau đó chuyển đến các bãi trung chuyển rác để phân loại, sau cùng chuyển đến khu liên hợp xử lý rác Nam Bình Dương ở xã Chánh Phú Hoà, huyện Bến Cát.

73

Lượng rác thải sinh hoạt ước tính khoảng từ 0,6 ÷ 0,7 kg/người-ngày, như vậy năm 2009, dân số thị xã Dĩ An vùng nghiên cứu là 191.734 người (theo số liệu thống kê năm 2008), số lượng rác sinh hoạt dự kiến khoảng 115 ÷ 134 T/ngày. Lượng rác sinh hoạt thị xã Dĩ An xem bảng 29. Bảng 3.6.Lượng rác thải sinh hoạt năm 2009 tại thị xã Dĩ An Thị xã Dân số, người Lượng rác, T/ngày Từ Đến Dĩ An 191.734 115 134 Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn công nghiệp tại thị xã Dĩ An khá đa dạng: cặn bùn thải, phế liệu, bao bì, rác thải độc hại,..hiện nay phần lớn chúng được đưa về xử lý tại khu liên hợp xử lý rác Nam Bình Dương, tại đây đã xây dựng hệ thống quản lý kỹ thuật hoàn chỉnh, bao gồm: hệ thống thùng chứa đúng quy trình kỹ thuật; lưu trữ và phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn các nhà máy; mạng lưới thu gom, vận chuyển với xe chuyên dụng hiện đại; ổn định và hoá rắn; lò đốt 2 bậc với nhiệt độ >800 0C; bãi chôn lấp hợp vệ sinh và an toàn với hệ thống lớp lót đáy và lớp phủ; chất thải rắn công nghiệp và nông nghiệp được quản lý chặt chẽ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường ở

mức thấp nhất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch và đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật công nghệ phù hợp đến năm 2020 trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 71)