Việc thiết kế công trình xử lý nước cấp nhằm thõa mãn nhu cầu dùng nước hiện tại và tương lai cho một vùng quy hoạch. Tuổi thọ công trình là khoảng thời gian kể từ lúc đưa công trình vào khai thác đến cuối thời kỳ mà công trình vẫn còn
được đánh giá thõa mãn các yêu cầu kĩ thuật và kinh tế trong khai thác. Việc xác
định thời gian khai thác hiệu quả này dựa vào một phân tích tài chính trong đó ta sẽ
kểđến các vấn đề: 1. Đầu tư.
2. Chi phí khai thác ( nhân công, điện, hóa chất,..) 3. Lãi xuất.
4. Sự thuận tiện cho phép chúng ta có thể mở rộng công trình hay thêm vào các thiết bị chẳng hạn, như vậy sẽ dàng hơn khi thay thế một bơm hay gia tăng công suất trạm bơm hơn là mở rộng một công trình lấy nước.
5. Có thể cải tiến công nghệ. Bảng 1.1. Tuổi thọ trung bình của các công trình Công trình Đặc tính Tuổi thọ (năm) Các công trình để sản xuất nước uống Đập và tunel Rất khó và đắt khi mở rộng 50 – 75 Lấy nước và đường ống dẫn nước Tương đối khó khi mở rộng 25 – 50 Trạm xử lý và mạng lưới Nếu gia tăng dân số và tỷ suất lợi
nhuận:
9 Bé
9 Lớn
25 50
Đường dẫn có đường kính > 300mm Đắt tiền khi thay thế 25 – 30
Đường dẫn có đường kính < 300mm Xây dựng dễ 15 – 20 Trạm bơm: 9 Kết cấu 9 Bơm 9 Tăng quy mô dễ dàng 9 Tăng công suất dễ dàng 15 – 20 5 – 10
Các công trình dùng để thu và làm sạch nước
Đường ống dẫn phụ có đường kính < 375 mm
Xây dựng dễ 20
Trạm xử lý Nếu gia tăng dân số và tỷ suất lợi nhuận: 9 Bé 9 Lớn 20 – 30 10 – 15 Trạm bơm Khó mở rộng 10 – 20
Bơm chuyền nước vào trạm xử lý Thay thế dễ dàng 5 - 10 Qua bảng trên, ta thấy có ba nhóm tuổi thọ:
• Nhóm từ 5 đến 20 năm cho các loại thiết bị sử dụng nhanh và thay thế dễ
dàng.
• Nhóm có chu kì sử dụng từ 20 đến 30 năm cho các thiết bị khó khăn hơn và tốn kém khi muốn thay thế.
• Nhóm lớn hơn 50 năm khi thiết bị là rất đắt và rất khó thay thế hoặc mở
rộng.