Phân tích tương quan Pearson giữa các biến

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

Hệ số tương quangiải thích mối quan hệ giữa hai biến. Nó cho thấy sự thay đổi của biến này là do sự thay đổi của biến khác (Kohler, 1994). Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Trị tuyệt đối của hệ số càng gần 1 thể hiện mối tương quan càng cao. Giá trị âm thể hiện mối tương quan ngược chiều (Nguyễn Trọng Hoài và ctg, 2009). Bảng 4.2 cho thấy ma trận phân tích hệ số tương quan Pearson. Phân tích này giúpxác định các mối quan hệtồn tại giữa các biếnđộc lập hoặc giải thích.

Bảng 4.4: Hệsố tương quan Pearson

BIẾN ACP ICP APP CCC DR FITA CR SIZE

STAT E SG ACP 1 ICP 0.07 1 0.31 APP 0.37 0.42 1 0.00 0.00 CCC 0.41 0.67 -0.10 1 0.00 0.00 0.12 DR 0.13 0.14 0.36 0.00 1 0.05 0.04 0.00 0.98 FITA -0.31 -0.04 -0.08 -0.13 0.38 1 0.00 0.53 0.23 0.05 0.00 CR -0.08 0.00 -0.23 0.08 -0.76 -0.47 1 0.25 1.00 0.00 0.24 0.00 0.00 SIZE -0.11 0.12 0.11 -0.02 0.50 0.50 -0.41 1 0.11 0.06 0.09 0.78 0.00 0.00 0.00 STAT E -0.32 -0.21 -0.19 -0.25 0.05 0.22 0.04 0.12 1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.44 0.00 0.60 0.06 SG -0.11 -0.01 0.02 -0.07 0.02 0.05 -0.01 0.21 -0.04 1 0.11 0.91 0.81 0.30 0.76 0.45 0.86 0.00 0.51 Ghi chú: Những dòng in nghiêng là giá trị P-value

(Nguồn: Dữ liệu thu thậptrên HOSE, HNX, cophieu68, kết quả đượcxuất từ Stata 12)

Bảng 4.4 cho thấy biến ACP tương quan dương với biến ICP, điều này có nghĩa là một sự gia tăng số ngày khoảnphải thusẽ làm tăng số ngày tồn kho, nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, vì p-value là 0.31. Tương quan dương giữa biến ACP với APP và CCC cho thấy một sự gia tăng số ngày khoản phải thu sẽ làm tăng số ngày khoản phải trả, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và ngược lại, mối tương quan này có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến ACP tương quan dương với biến DR ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, biến ACP có mối tương quan âm với các biến FITA, CR, SIZE, STATE, SG, nhưng chỉ mối tương

quan giữa ACP với FITA và STATE có ý nghĩa thống kêở mức 5%.

Biến ICP tương quan dương với biến APP và CCC, hệ số tương quan tương ứng là 0.42 và 0.67 và mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến ICP cũng có tương quan dương với các biến DR, CR, SIZE và tương quan âm với các biến FITA, STATE, SG, nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với biến STATE, 5% với biến DR ,10% với biến SIZE.

Biến APP có tương quan âm với biến CCC, điều này có nghĩa là một sự gia tăng của kỳ thanh toán bình quân sẽ làm giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Nhưng mối tương quan này không có ý nghĩa thống kêở mức 10%. Ngoài ra, biến APP có tương quan dương với các biến DR, SIZE, SG và tương quan âm với các biến FITA, CR, STATE và chỉ có ý nghĩa thống kê với các biến DR, CR, STATE ở mức 1% và biến SIZE ở mức 10%.

Biến CCC tương quan dương với các biến DR, CR, điều này cho thấy một sự gia tăng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng tỷ số nợ và khả năng thanh toán hiện hành của công ty.Biến CCC tương quan âm với các biến FITA, SIZE, STATE, SG, hệ số tương quan tương ứng là 0.13; 0.02; 0.25 và 0.07 và p-value tương ứng là 0.05; 0.78; 0.00 và 0.30

Ngoài ra, bảng 4.4 còn cho thấy biến DR có tương quan âm với biến CR và tương quan dương với các biến FITA, SIZE, STATE, SG. Biến FITA tương quan âm với biến CR và tương quan dương với các biến SIZE, STATE, SG. Biến CR tương quan âm với biến SIZE, SG và tương quan dương với các biến STATE.Biến SIZE tương quan dương với các biến STATE, SG. Biến STATE tương quan âm với các biến SG.

Về tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập thấp, nên khó có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, ngoại trừ mối tương quan giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) với kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) là tương đối cao, tương ứng là 0.67. Tuy nhiên để xem có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không thì cần phải kiểm định. Vấn đề này sẽ được kiểm định trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)