Mô tả và phương pháp đo lường các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

3.5.1. Các biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):

Chỉ tiêu nàyđo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Đây là một thước đo tốt vì nó liên quan đến khả năng sinh lợi của công ty trên nguồn tài sản (Padachi, 2006). Biến phụ thuộc  ROA  ROE  TOBIN Q Các biến VLĐ  ACP  ICP  APP  CCC

Các biến kiểm soát khác

 CR  SIZE  STATE  SG Các biến đặc điểm ngành  DR  FITA

Cách xác định:

ROA = LNST/ Tổng TS

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉtiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sởhữuthì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu như: Athar Iqbal và Madhu Mati (2012), Khalaf Taani (2012) và cho thấy ROE có mối quan hệ với quản trị vốn lưu động.

Cách xác định:

ROE = LNST/ VCSH

Giá trị doanh nghiệp (TOBINQ)

Tobin’s Qđược sử dụng nhưmộtchỉ tiêu để xác địnhgiá trị thị trườngcủacác công ty. Gamze Vural và ctg (2012) đã sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu của họvà cho thấy nómối tương quan cùng chiều giữa Tobin’s Q vàchu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Ngược lại, Pouraghajan (2012) cho rằng Tobin’Q không có mối quan hệ đáng kể với quản trị vốn lưu động.

Cách xác định:

TOBINQ= (Giá trị thị trường của cổ phiếu+ giá trị sổ sách của nợ)/Tổng TS

3.5.2. Các biến độc lập

Kỳ thu tiền bình quân (ACP):

Đây là một chỉ số được tính bằng số ngày trung bình mà một công ty cần để thu hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán được hàng. Nếu như kỳ chuyển đổi các khoản phải thu ở mức thấp thì có nghĩa là công ty chỉ cần ít ngày để thu hồi được tiền khách còn nợ. Nếu tỉ lệ này cao thì có nghĩa là công ty chủ yếu là bán chịu cho khách hàng, thời gian nợ dài hơn. Biến này được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Sharma va Kumar (2011), Gul và ctg (2013)…Dấu âm được kỳ vọng giữa ACP và khả năng sinh lợi của công ty.

Cách xác định

Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP):

Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho các nhà đầu tưbiết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thểbán, thanh lý được hết số lượng hàng tồnkho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất). Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động khá tốt, tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng chỉ số ICP bình quân là rất khác nhau giữa các ngành. Do đó, mối quan hệ giữa ICP và ROA, ROE, TOBINQ được kỳ vọng là âm. Nhiều nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Sharma va Kumar (2011), Gul và ctg (2013), Makori .D.M và Jagomo.A … đều sử dụng biến kỳ chuyển đổi hàng tồn kho trong nghiên cứu của họ.

Cách xác định:

ICP = (Hàng tồn kho/ COGS) x 365

Kỳ thanh toán bình quân (APP):

Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán. Hệ số kỳ chuyển đổi các khoản phải trả cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại hệ sốAPPthấp nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng. Cũng như biến ACP, ICP, biến APP được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Sharma và Kumar (2011), Gul và ctg (2013)…Giữa APP và ROA, ROE, TOBINQ dấu kỳvọng là âm.

Cách xác định:

APP = (Khoản phải trả/ COGS) x 365

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)

Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận

được tiền mặt trong bán hàng. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản trị vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Biến này cũng được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như Padachi (2006), Binti Mohamad và Mohd Saad (2010), Sharma va Kumar (2011), Gamze Vural và ctg (2012), Gul và ctg (2013)…Dấu kỳ vọng cho mối quan hệ giữa CCC và ROA, ROE, TOBINQ là âm.

Cách xác định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CCC = ACP + ICP - APP.

Tỷ số nợ (DR):

Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Có nhiều nhà nghiên cứu như Mohamad and Saah(2010), Gul và ctg (2013), Gill và ctg(2010) đã cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ số nợ và khả năng sinh lời.Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

Cách xác định:

DR = Tổng nợ/Tổng TS

Tỷ lệ TSCĐ (FITA):

Tỷ số này cho biết TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của công ty. Tỷ lệ tài sản cố định (FITA) đãđược sử dụng để đánh giá tác động của việc đầu tư tiềnvào tài sản cố định để kinh doanh. Đây là tài sản đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. TSCĐ có tác động cùng chiều với lợi nhuận biên của doanh nghiệp (Athar Iqbal và Madhu Mati, 2012). Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

Cách xác định:

Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR):

Tỷ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi. Mohamad and Saah (2010), Ikram Ul Hah và ctg (2011) đã sử dụng tỷ số này như một biến độc lập để tìm sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi và tất cả họ cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành và khả năng sinh lợi.Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

Cách xác định:

CR = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Quy mô doanh nghiệp (SIZE):

Quy mô công ty tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn thì sản xuất hàng hóa được nhiều và mạng lưới kinh doanh càng rộng, do đó lượng hàng hóa bán ra được nhiều dẫn đến lợi nhuận càng tăng (Gul và ctg, 2013). Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

Cách xác định:

SIZE = Ln(Tổng TS)

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (SG):

Tỷ số này cho biết doanh thu năm sau mà công ty đạt được tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi của công ty, điều này cho thấy khi doanh thu bù

đắp được các chi phí bỏ ra thì doanh thu tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của công tyvà ngược lại(Gul và ctg, 2013). Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

Cách xác định:

SG = (DTt- DTt-1)/DTt-1

Tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước (STATE):

Tỷ số này cho biết vốn sởhữu nhà nước chiếmbao nhiêu phần trăm trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty. Theo Mei Yu (2013), tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối quan hệhình chữU với thành quảcông ty. Điều này cho thấy, khi có chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì tỷlệsở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, nhưng nó vẫn còn cao ở các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng như dầu mỏ, khí thiên nhiên và khu vực khai thác mỏ và xuất bản, phát thanh truyền hình và lĩnh vực truyền thông, nên Nhà nước vẫn là cổ đông lớn, có thể cung cấp hỗ trợ về tài chính và các nguồn lựctừchính phủvà từ các mối quan hệchính trị, nên sau đó lợi nhuận lại gia tăng. Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

Cách xác định:

Bảng3.1: Phương pháp đo lường các biến

CHỈ TIÊU KÝ HIỆU CÔNG THỨC TÍNH

KỲ VỌNG DẤU Nhóm HQHĐDN

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS ROA LNST/TổngTS

Tỷ suất sinh lời trên VCSH ROE LNST/VCSH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trịdoanh nghiệp TOBINQ (Giá trị thị trường của cổ phiếu+ giá trị sổ sách của nợ)/Tổng TS

Nhóm VLĐ

Kỳ thu tiền bình quân ACP (Khoản phải thu/NS)*365 -

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ICP (Hàng tồn kho/COGS)*365 -

Kỳ thanh toánbình quân APP (Khoản phải trả/COGS)*365 +

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CCC ACP+ICP-APP -

Nhóm đặc điểm ngành

Tỷ số nợ DR Tổng nợ/tổng tài sản +

Tỷ lệ tài sản cố định FITA FITA/TổngTS +

Nhóm khác

Tỷ lệ thanh toán hiện hành CR Tài sảnngắn hạn/Nợ ngắn hạn +

Quy mô doanh nghiệp SIZE Ln(tổngTS) +

Tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước STATE VSH nhà nước/Tổng VCSH +

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu SG (DTt- DTt-1)/DTt-1 +

CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ bắt đầu với phần trình bày và phân tích các số liệu thống kê mô tả của nghiên cứuvàphân tích tương quanPearson giữa các biến. Tiếp theo,với mỗi mô hình nghiên cứu cụ thể sẽ hồi quy với 3 phương pháp pooled OLS, random effects, fixed effectsđể lựa chọn mô hình tốt nhất cho từng biến phụ thuộc. Sau đó, tiến hành phân tích hồi quytheo mô hìnhđã chọn để đưa ra kết luận.

4.1. Đặc điểm ngành vật liệu xây dựng

Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí vốn cố định của ngành khá cao.

Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng thì doanh số, lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy là vì ngành VLXD là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn: sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình nhà cửa, đường sá, cầu cống … của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng kinh doanh phát đạt thì ngành VLXD có cơ hội tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng ngưng trệ, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng. Điều này làm cho doanh thu, lợi nhuận của các công ty VLXD sụt giảm nhanh chóng. Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành VLXD với chu kỳ của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận trong ngành chủ yếu là dựa vào tăng trưởng doanh số và sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận, vì có rất ít độc quyền giá và lợi nhuận biên thấp. Theo Morningstar thì lợi nhuận biên tế của ngành vật liệu xây dựng chỉ ở mức 5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy mạnh doanh số bán. Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó chi phí cố định sẽ bị đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành,

công ty nào có chi phí sản xuất thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững. Đứng trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng, đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng, cầu cống hay các cao ốc. Do vậy, một biến động nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi đáng kể. Tất nhiên, cũng phải nói rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu thụ. Nhưng sự sai khác về chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả (Lê Đạt Chí và Trương Minh Huy, 2007).

Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành.

4.2. Thực trạng quản trị VLĐ tại các công ty VLXD trên TTCK Việt Nam

Để đánh giá tình hình quản trịvốn lưu động tại các công ty VLXD trước hết ta so sánh cơ cấu vốn lưu động của các công ty VLXD với toàn bộ các công ty trên TTCK Việt Nam, ngoại trừ các công ty chứng khoán, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Cơ cấutài sản và nguồn vốn giai đoạn 2009-2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU CTY VLXD TỶ TRỌNG CÁC CTY PHI TC TỶ TRỌNG Tài sản 202,547,006 100% 3,118,585,090 100% Tài sản lưu động(1) 67,711,023 33% 1,715,991,566 55% Tài sản cố định 134,835,983 67% 1,402,593,524 45% Nguồn vốn 202,547,006 100% 3,118,585,090 100% Nợ ngắn hạn(2) 78,103,079 39% 1,139,729,026 37% Nợ dài hạn 69,412,547 34% 743,824,583 24% Vốn chủ sở hữu 55,031,380 27% 1,235,031,481 40% VLĐ thuần(=(1)-(2)) (10,392,056) 576,262,540

(Nguồn: Tính toán của tác giả) Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động thuần của các công ty VLXD không đủ trang trải cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó nhìn chung các công ty trên TTCK Việt Nam có đủ nguồn vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Nguồn vốn của các công ty VLXD được tài trợ bởi nợ ngắn hạn chiếm 39%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ 27%.Do cơ cấu vốn và tài sản mang đặc trưng của ngành là ngành thâm dụng vốn nên các công ty VLXD phải huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu và như vậy làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành sản phẩm.

Để nhận định cơ cấu VLĐ của các công ty VLXD một cách cụ thể hơn, ta sẽ xem xét bảng sau:

Bảng 4.2: Cơ cấu VLĐ giai đoạn 2009-2013 ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU SỐ TIỀN TỶ TRỌNG

Tiền 9,297,249 14%

Các khoản phải thu 21,154,062 31% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho 34,408,047 51%

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)