Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39)

Mô hình nghiên cứu tổng quát:

HQHĐDN = f (VLĐ, ĐĐN,KSK)

Trong đó: HQHĐDN:các biến phụthuộc đo lường hiệu quảhoạt động doanh nghiệp VLĐ: các biến thuộc thành phần VLĐ

ĐĐN: các biến đặc điểm ngành KSK: các biến kiểm soát khác

Mô hình nghiên cứu cụ thể:

PT1: ROA = f (ACP, ICP, APP, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE) PT2: ROA = f (CCC, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)

PT3: ROE = f (ACP, ICP, APP, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE) PT4: ROE = f (CCC, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)

PT5: TOBINQ = f (ACP, ICP, APP, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE) PT6: TOBINQ = f (CCC, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)

Trong đó:

- Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (HQHĐDN) được đo bằng các chỉ tiêu: ROA, ROE, Tobin’s Q. ROA, ROE được sử dụng như một biến phụ thuộc trong việc đo lường khả năng sinh lợi bởi nhiều nhà nghiên cứu như Padachi (2006), Afta and Nazir (2008), Danuletiu (2010), Sharma và Kumar (2011), Gul và ctg (2013). Tobin’s Q được sử dụng như một biến phụ thuộc trong việc đo lườnggiá trị thị trường của doanh nghiệp (Pouraghajan, 2012). ROA, ROE giải thích hiệu quả của công ty sử dụng nguồn lực sẵn có để tối đa hóa lợi nhuận. ROA cho thấy sự gia tăng lợi nhuận (Gitman, 2002).

- Nhóm biến vốn lưu động được đo bằng chỉ tiêu: Kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Các biến này được sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu của Deloof (2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Gul và ctg (2013).

- Nhóm biến đặc điểm ngànhđược đo bằng chỉ tiêu: Tỷ số nợ, tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản. Tỷ số nợ được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu như Rehamanvà Nasr (2007), Mohamad và Saad (2010), Gul và ctg (2013). Trong nghiên cứu của Athar Iqbal và Madhu Mati (2012)đã sử dụng tỷ lệ TSCĐ.

- Nhóm các biến kiểm soát khác được đo bằng chỉ tiêu: Tỷ lệ thanh toán hiện hành, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Các biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Padachi (2006), Rehaman và Nasr (2007), Binti Mohamad và Mohd Saad (2010), Makori. D. M. và Ambrose Jagomo (2013), Gul và ctg (2013), Mei Yu (2013), Nguyễn Thị Việt Thủy (2012).

Mô hình hồi quy được thể hiện như sau:

Hình 3.2: Sơ đồ mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)