Các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

Nghiên cứu của Deloof (2003)

Deloof (2003) đã phân tích 1.009 công ty phi tài chính của Bỉ từ 1992-1996. Ông thấy rằng lợi nhuận hoạt động gộp của một công ty có mối quan hệ nghịch với kỳ luân chuyểnhàng tồn kho (ICP) và kỳ thu tiền bình quân (ACP). Do đó, ông đề nghị các nhà quảntrị tài chính có thể cố gắng để nâng cao lợi nhuận bằng cách tăng thời hạn thanh toán trung bình và giảmkỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳthu tiền bình quân. Ông cũng khuyến cáo rằng lợi nhuận có liên quan mạnh mẽ đếnquảntrị vốn lưu động của mộtcông ty.

Nghiên cứu của Padachi (2006)

Trong một nghiên cứu trên 58 công ty sản xuất nhỏ, Padachi (2006) đã phân tích quản trị vốn lưu động và mối quan hệ của nó với lợi nhuận bằng cách kiểm tra một mẫu của công ty sản xuất của Mauritius. Giai đoạn của nghiên cứu là sáu năm từ 1998-2003. Ông đã sử dụng số ngày các khoản phải thu,kỳ luân chuyểnhàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt(CCC) và số ngày các khoản phải trả làm biến giải

thích, và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là biến phụ thuộc. Ông đã sử dụng phân tích hồi quyOLS và FEMđể tìm ra kết quả. Ông nhận thấy rằng trong ngành công nghiệp giấy và inấn có nhiều điểm khác biệt về thành phần vốn lưu động trong toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất nói chung. Những điểm khác biệt có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngành công nghiệp này. Cuối cùng ông kết luận rằng nếu một công ty đầu tư mạnh vào hàng tồn khovà các khoản phải thu thì lợi nhuận của các công ty đó thấp hơn.

Nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad (2010)

Nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad (2010) được dựa trên dữ liệu thứ cấp của 172 công ty của Malaysia. Họ đánh giá tác động của các thành phần khác nhau của vốn lưu động trên lợi nhuận và giá trị thị trường của các công ty. Nghiên cứu bao phủ một khoảng thời gian 5 nămtừ 2003 đến 2007. Với mục đích này, họ sử dụng các thành phần vốn lưu động khác nhau, cụ thể là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ lệ nợ, tài sản lưu động trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ thanh toán hiện hành. Để xem hiệu quả của các thành phần vốn lưu động trong hoạt động tài chính, họ sử dụng Q’s Tobin, lợi nhuận trên vốn đầu tư và lợi nhuận trên tài sản là một thước đo của hoạt động tài chính của các doanh nghiệp lựa chọn. Để đưa ra các kết quả họ đã sử dụng phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy rằng có tồn tại một mối quan hệ nghịch giữa các thành phần vốn lưu động khác nhau vớihiệuquả hoạt độngcủa các công ty.

Nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011)

Để kiểm tra tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty Ấn Độ. Họ đã thu thập dữ liệu của 263 công ty phi tài chính trên sàn chứng khoán Bombay (BSE) từ năm 2000-2008 và sử dụng hồi quy OLS. Kết quả cho thấy quảntrịvốn lưu động và khả năng sinh lợi (ROA) tương quancùng chiềutrong các công ty Ấn Độ. Nghiên cứu cũng cho thấy kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân (APP) có mối quan hệ ngược chiềuvới lợi nhuận, trong khiđó kỳthu tiền bình quân và chu kỳchuyển đổi tiền mặtcó mối quan hệ cùng chiềuvới lợi nhuận.

Nghiên cứu của Athar Iqbal và Madhu Mati (2012)

Nghiên cứu này đượcthực hiện từnguồn dữ liệu của các công ty phi tài chính đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Karachi (KSE) của Pakistan với thời gian 10 năm. Tổng số 9lĩnh vựcniêm yết đãđược lựa chọn bao gồm: dệt may, hóa chất, kỹ thuật, míađường, giấyvà bao bì, xi măng, nhiên liệu và năng lượng,giao thông vận tảivà truyền thông, ngành đay.

Trong nghiên cứu này, phân tích hồi quy đãđược sử dụng để phân tích các kết quảvà cho thấymối quan hệgiữa tài sản cố định (TSCĐ)và lợi nhuậncủa công ty. Đó làcác hệ sốtài sản cố địnhcó mối quan hệ tích cực vớibiên lợi nhuận gộpcũng nhưtỷsuất sinh lờiROE và ROA.

Nghiên cứu của Gamze Vural và ctg(2012)

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồiquy GMM với dữ liệu được thu thập từ75 công ty sản xuấtniêm yết trên sàn chứng khoán Istanbul của Thổ nhĩ Kỳ từ 2002-2009. Nghiên cứu này sử dụng biến Tobin’s Q làm biến phụ thuộc và các biến độc lập là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, tỷ số nợ, quy mô doanh nghiệp để xem xét tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của các công ty trên sàn Istanbul. Nghiên cứu phát hiện ra sự tồn tại của mối tương quan cùng chiều giữa Tobin’s Q và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không có mối tương quan giữa Tobin’s Q và kỳ thanh toán bình quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân.

Nghiên cứu của Pouraghajan(2012)

Tác giảsửdụng phương pháp hồi quy OLS với dữliệu bảng và 400 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran tronggiai đoạn 2006-2010 để kiểm tra mối quan hệgiữa tỷsuất sinh lời trên tài sản, tỷsuất sinh lời trên vốn đầu tư, Tobin’s Q và chu kỳchuyển đổi tiền mặt, tỷlệtài sản lưu động trên nợ ngắn hạn, tỷlệ tài sản lưu động trên tổng tài sản, tỷlệnợngắn hạn trên tổng tài sản, tỷlệtổng nợtrên tổng tài sản. Kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt không có ảnh hưởng tới Tobin’s Q.

Nghiên cứu của Mei Yu (2013)

Tác giảsửdụng phương pháp hồi quyảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên với dữ liệu bảng và 10.639 quan sát của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoánTrung Quốc trong giai đoạn 2003-2010để kiểm tra mối quan hệgiữa sởhữu nhà nước và hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp. Kết quảcho thấy sở hữu nhà nước có mối quan hệ hình chữ U với hiệu quả hoạt động công ty. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sở hữu nhà nước cao là tốt hơn so với một cơ cấu sở hữu phân tán do những lợi ích của chính phủvà mối quan hệchính trị.

Nghiên cứu của Gul và ctg (2013)

Gul và ctg (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Thời gian nghiên cứu là bảy năm từ năm 2006 đến năm 2012. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ sàn chứng khoán Karachi, cơ quan thuế. Biến phụ thuộc của nghiên cứu là ROAđược sửdụng như là một đại diện cho lợi nhuận. Biến độc lập là kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyểnhàng tồn kho, chu kỳchuyểnđổi tiền mặt và kỳ thanh toán bình quân. Ngoài các biến trên, một số biến khác đã được sử dụng trong đó bao gồm quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ số nợ(DR) và tỷlệ tăng trưởng (SG). Phân tích hồi quyđược sử dụng để xác định mối quan hệ giữa WCM và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Kết quảcho thấy rằng APP, SG và SIZE có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi ACP, ICP, CCC và DR có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi.

Nghiên cứu của Makori. D. M. và Ambrose Jagomo (2013)

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi OLS với dữ liệu được thu thập từ 100 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán NSE của Kenya từ 2003-2012. Nghiên cứu này sử dụng biến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc và các biến độc lập là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, tỷ số nợ, tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, quy mô doanh nghiệp để xem xét tác động của quản trị vốn lưu độnglên khả năng sinh lời của các công ty trên sàn NSE. Nghiên cứu phát hiện

ra sự tồn tại của mối tương quan nghịch giữa thu nhập trên tài sản với kỳ thu tiền bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có một sự tương quan tích cực giữa ROA với kỳchuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Thủy (2012)

Mẫu nghiên cứu gồm 173 công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Namtừ năm 2009 đến năm 2011. Tác giả đã sử dụng phương pháp OLS để phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ đáng kể giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận,nhưng không có mối quan hệ đáng kể với tiêu chí về giá trị thị trường (Tobin’s Q) của công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, số ngày phải thu khách hàng, số ngày tồn kho với tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ đông. Ngược lại, số ngày phải thanh toán cho nhà cung cấp có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ đông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quản trị tốt vốn lưu động có thể tăng lợi nhuận của công ty thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặtvà giảm tỷ lệtổng nợ trên tổng tài sản.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân (2012)

Bài nghiên cứunày phân tích tácđộng của quảntrị vốn lưu độnglên khảnăng sinh lợi với biến phụ thuộc ROA bằng phương pháp hồi quy OLS được tiến hành dựa trên một mẫu gồm 24 công ty thủy sản trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Bài nghiên cứu này đã cung cấp mộtbằng chứngthực nghiệmvềtácđộngcủa quản trị vốnlưu độnglên tỷsuấtsinh lời, đồng thời thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó với tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản niêm yếttrên thị trườngchứng khoán ViệtNam. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra mối tương quan đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền khách hàng, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt vớitỷ suất sinh lời, đòn bẩy tài chính có tương quan âm với khả năng sinh lợi của công ty. Ngược lại, kỳ

thanh toán bình quân, quy mô công ty, số năm tồn tại công ty, tỷ số đầu tư tài chính dài hạn có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê vớitỷ suất sinh lời của công ty.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi tại các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD). Trong khi đó ngành vật liệu xây dựng là ngành đầu vào của các ngànhkhác, đặc biệt là ngành xây dựng. Ngành vật liệu xây dựng ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Tại Việt Nam thì các nghiên cứu đa số dùng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu để phân tíchvà cũng chỉ một trong ba chỉtiêu ROA hoặc ROE hoặc Tobin’s Q để đánh giá tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ở bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về tác độngcủa việc quản trị các yếu tố vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựngtrên thị trườngchứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp để xem xét khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cùng các biến: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ luân chuyển hàng tồn kho,kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ số nợ, tỷ lệ tài sảncố định, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành. Ngoài các biến trên tác giả dùng thêm biến tỷ lệ vốn sở hữu nhà nướcvào mô hình nghiên cứu.Tác giả sử dụng ba phương pháp hồi quy là pooled OLS, fixed effects, random effects để xem mô hình nào cho kết quả tốt nhất, sau đó tiến hành phân tích kết quả hồi quy thu được.

Bảng2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước

STT TÁC GIẢ MẪU VÀ THỜI GIAN BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ACP ICP APP CCC

1 Deloof (2003) 1.009 công ty phi tài chính

ở Bỉ từ1992-1996 - - + N/A 2 Padachi (2006) 58 công ty sở Mauritius từ 1998ản xuất-2003 - 0 - - 3 Binti Mohamad và MohdSaad (2010) 172 công tytừ 2003- 2007ở Malaysia - - - - 4 Sharma và Kumar (2011) 263 công ty phi tài chính

ở Ấn Độtừ 2000-2008 + - - + 5 Gamze Vural và ctg(2012)

75 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Thổ Nhĩ Kỳtừ 2002-2009 0 0 0 + 6 Pouraghajan.A(2012) 400 công ty trên sàn chứng khoán Tehran từ 2006- 2010

N/A N/A N/A 0 7 Gul và ctg (2013) công ty vừa và nhỏ ở

Pakistan từ 2006-2012 - - + - 8 Makori .D.M và A. Jagomo

(2013)

100 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Kenya

từ 2003-2012

0 + + -

9 Nguyễn Thị Việt Thủy (2012)

173 công ty CP niêm yết

tại Việt Nam từ 2009- 2011

- - + -

10 Nguyễn Ngọc Hân (2012)

24 công ty Thủy sản niêm yếttại Việt Nam từ 2008- 2010

- - + -

Ghi chú: Dấu “+”: mối quan hệ cùng chiều; dấu “-”: mối quan hệ ngược chiều “0”: Không có mối quan hệ, N/A: không nghiên cứu

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu. Tiếp theo mô tả vàphương pháp đo lường các biếntrong mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)