Để đánh giá tình hình quản trịvốn lưu động tại các công ty VLXD trước hết ta so sánh cơ cấu vốn lưu động của các công ty VLXD với toàn bộ các công ty trên TTCK Việt Nam, ngoại trừ các công ty chứng khoán, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1: Cơ cấutài sản và nguồn vốn giai đoạn 2009-2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU CTY VLXD TỶ TRỌNG CÁC CTY PHI TC TỶ TRỌNG Tài sản 202,547,006 100% 3,118,585,090 100% Tài sản lưu động(1) 67,711,023 33% 1,715,991,566 55% Tài sản cố định 134,835,983 67% 1,402,593,524 45% Nguồn vốn 202,547,006 100% 3,118,585,090 100% Nợ ngắn hạn(2) 78,103,079 39% 1,139,729,026 37% Nợ dài hạn 69,412,547 34% 743,824,583 24% Vốn chủ sở hữu 55,031,380 27% 1,235,031,481 40% VLĐ thuần(=(1)-(2)) (10,392,056) 576,262,540
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động thuần của các công ty VLXD không đủ trang trải cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó nhìn chung các công ty trên TTCK Việt Nam có đủ nguồn vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Nguồn vốn của các công ty VLXD được tài trợ bởi nợ ngắn hạn chiếm 39%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ 27%.Do cơ cấu vốn và tài sản mang đặc trưng của ngành là ngành thâm dụng vốn nên các công ty VLXD phải huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu và như vậy làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành sản phẩm.
Để nhận định cơ cấu VLĐ của các công ty VLXD một cách cụ thể hơn, ta sẽ xem xét bảng sau:
Bảng 4.2: Cơ cấu VLĐ giai đoạn 2009-2013 ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU SỐ TIỀN TỶ TRỌNG
Tiền 9,297,249 14%
Các khoản phải thu 21,154,062 31%
Hàng tồn kho 34,408,047 51%
TSLĐ khác 2,851,665 4%
Tổng 67,711,023 100%
Theo bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng hàng tồn kho chiếm đến 51% trong tổng tài sản lưu động, tương ứng 34.408.047 triệu đồng. Các khoản phải thu chiếm 31% tương ứng 21.154.062 triệu đồng. Điều này cho thấy việc quản trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của các công ty VLXD chưa thực sự hiệu quả. Lượng hàng tồn kho quá cao, làm tăng chi phí bảo quản, chi phí quản lý, chi phí hư hỏng, mất mát. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ các công ty VLXD chưa có chính sách thu hồi công nợ hiệu quả, để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Do vậy lượng tiền mặt khá thấp chỉ chiếm 14% trong tổng tài sản lưu động. Điều này cho thấy các công ty VLXD sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, có thể phải sử dụng các khoản nợ vay để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục.
4.3. Phân tích thống kê mô tả các biến
Kết quả phân tích thống kê mô tả với bộ dữ liệu 49 công ty vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gồm 231 quan sát từ năm 2009 đến 2013 được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.3: Thống kê mô tảcác biến
STT TÊN BIẾN Ý NGHĨA
SỐ QUAN SÁT GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT GIÁ TRỊ LỚN NHẤT GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ĐỘ LỆCH CHUẨN 1 ROA
Tỷ suất sinh lời trên
TS 231 (0.49) 0.49 0.04 0.11 2
ROE
Tỷ suất sinh lời trên
VCSH 231 (2.56) 1.34 0.06 0.32 3 TOBINQ Giá trịdoanh nghiệp 231 0.46 2.47 0.96 0.30 4 ACP Kỳ thu tiền bình quân 231 3.86 327.37 65.52 44.78 5 ICP Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 231 2.94 453.41 94.10 62.14 6 APP Kỳ thanh toán bình quân 231 4.12 357.07 76.67 48.94 7 CCC
Chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt 231 (67.24) 407.93 88.02 68.43 8 DR Tỷ số nợ 231 0.07 1.14 0.57 0.20 9 FITA Tỷ lệ TSCĐ 231 0 0.86 0.39 0.24 10
CR
Tỷ lệ thanh toán hiện
hành 231 0.25 6.87 1.50 1.04 11 SIZE Quy mô doanh nghiệp 231 9.65 16.40 12.55 1.44 12 STATE Tỷ lệ VSH nhà nước 231 0 0.77 0.29 0.25 13 SG Tỷ lệ tăng trưởng DT 231 (0.67) 2.19 0.10 0.31
(Nguồn: Dữ liệu thu thập trên HOSE, HNX, cophieu68, kết quả được xuất từ Stata 12)
- Trong bảng 4.3 ta thấy, tỷsuất sinh lời trên tài sản chỉ đạt 4%,ROE đạt 6%, rất thấp so với ngành khác. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân (2012) thì ROA của ngành thủy sản đạt 15%. Điều này, phù hợp với đặc điểm của ngành vật liệu xây dựng là ngành nhạy cảm với nền kinh tếvĩ mô, nên trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, ROA, ROE thấp là điều bình thường.
- Chỉ số Tobin’s Q dao động từ khoảng 0.46 đến 2.47, giá trị trung bình là 0.96. Trong khi đó giá trị trung bình của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam là 1.44 (Nguyễn Thị Việt Thủy, 2012). Kết quảnày cho thấy giá trị thị trường của
cổphiếu của ngành nhỏhơn giá trịsổsách.
- Kỳthu tiền bình quân có giá trị trung bình 65.52 ngày với độ lệch chuẩn 44.78 ngày. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình là 94.1 ngày với độ lệch chuẩn 62.14 ngày. Ngành thủy sản có kỳ thu tiền bình quân 60 ngày, kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình là 114 ngày. Kỳ thu tiền bình quân và kỳluân chuyển hàng tồn kho trung bình của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam lần lượt là 70 và 98 ngày. Kết quả này cho thấy phù hợp với tình hình chung của các công ty trên thị trường Việt Nam và phù hợp với đặc thù các ngành sản xuất phải thường xuyên duy trì mức tồn khotương đối cao để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những lúc khan hiếm và nguồn cung nguyên liệu không ổn định.
- Kỳthanh toán bình quân dao động từ 4.12 ngày đến 357.07 ngày, trung bình là 76.67 ngày. Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo (2013) tìm thấy trong ngành xây dựng của Kenya là 96.5 ngày. Annie Waithaka (2010) tìm thấy trong ngành nông nghiệp Kenya là 120.75 ngày. Sựkhác biệt này là do đặc điểm mỗi ngành khác nhau và tình hình kinh tếcủa mỗi nước khác nhau.
- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình là 88.02 ngày. Kết quả này là phù hợp với đặc điểm của ngành là phải duy trì mức tồn kho cao để đảm sản xuất liên tục, vì chi phí cho việc ngừng sản xuất là rất tốn kém.
- Tỷ số nợ có giá trị trung bình là 0.57 (57%), nghĩa là trong cấu trúc vốn của công ty có 57% vốn vay và 43% vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ này là khá phù hợp, vì theoGibson, C.H. (2013) mức thông thường là 60/40.
- Tỷ lệ TSCĐ trung bình là 0.39 với độ lệch chuẩn 0.24.Tỷ lệ này khá cao so với ngành thủy sản là 0.03 và phù hợp với đặc điểm ngành có chi phí cố định cao. Giá trị nhỏ nhất là 0, là do công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội có TSCĐ đã trích hết khấu hao.
- Tỷ lệ thanh toán hiện hành từ 0.25 đến 6.87, giá trị trung bình 1.5. Kết quả này cho thấy các công ty VLXD có khả năng thanh toán hết các khoản nợ.
- Quy mô doanh nghiệp trung bình 12.55, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình 0.1 tương đồng với nước đang phát triển Kenya lần lượt 15.22 và 0.13 (Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo, 2013).
- Ngoài ra, bảng thống kê mô tả cũng cho thấy tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước 0.29, nghĩa là vốn của nhà nước chiếm trung bình 29% trong tổng vốn kinh doanh của công ty.