Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh dược phẩm hồng mai (Trang 25)

* Khái niệm

Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia,…

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

* TK sử dụng: TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính 2.1.8.4.2 Kế toán chi phí tài chính

* Khái niệm

Chi phí tài chính là những khoản chi phí liên quan đến các hoạt động về

vốn, các hoạt động đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử

dụng hợp lý các nguồn vốn tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính bao gồm:

Chi phí liên quan đến cho vay vốn.

Chi phí cho đầu tư tài chính: chi phí tìm hiểu, thông tin môi giới,… Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng.

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

Chi phí về lãi phải trả cho sốhuy động vốn trong kỳ.

Chi phí tham gia liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát: chi phí nhân công, lãi tiền vay vốn góp,…

Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa,

tài sản cố định, thanh toán nợ phải trả, nợ phải thu, bán ngoại tệ; xử lý lỗ

13

* TK sử dụng: TK 635- Chi phí tài chính 2.1.8.5 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác

2.1.8.5.1 Kế toán thu nhập khác * Khái niệm * Khái niệm

Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính

được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những

khoản không mang tính thường xuyên.

Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi, các khoản thuếđược ngân sách nhà nước hoàn lại, thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

* TK sử dụng: TK 711 - Thu nhập khác 2.1.8.5.2 Kế toán chi phí khác

* Khái niệm

Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bỏ sót từ những năm trước.

* TK sử dụng: TK 811 - Chi phí khác

2.1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Chú ý tới nguyên tắc phù hợp khi nhận được doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.

Lợi nhuận khác: Là số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí khác. * TK sử dụng: TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

14 6421

Kết chuyển chi phí bán hàng

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

2.1.10 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Xác định kết quảkinh doanh được thực hiện vào cuối kỳ nhằm xác định lãi (lỗ) cho suốt quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Bao gồm các bước sau: TK 911 Kết chuyển DTT TK511 hàng bán TK 632 Kết chuyển giá vốn TK 512 Kết chuyển DT bán hàng nội bộ TK 711 Kết chuyển TN khác TK 811 Kết chuyển chi phí khác TK 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển lãi TK 421 TK 421 Kết chuyễn lỗ TK 515 Kết chuyển DTTC TK 635

Kết chuyển chi phí tài chính

TK 6422

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

15

Bước 1: Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu thương

mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại) vào bên nợ TK 511 đểxác định doanh thu bán hàng thuần.

Bước 2: Kết chuyển doanh thu thuần, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác vào bên Có TK 911 để tập hợp doanh thu và thu nhập cho việc

xác định kết quả kinh doanh.

Bước 3: Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác vào bên Nợ TK 911 để tập hợp chi phí cho việc xác định kết quả kinh doanh.

Bước 4: Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ (lãi, lỗ)

Bước 5:

Nếu lỗ: Kết chuyển khoản lỗ sang TK 421(2) “Lợi nhuận năm nay”.

Nếu có lãi: Xác định chi phí thuế TNDN rồi kết chuyển phần lợi nhuận sau thuế sang TK 421(2) chờ phân phối.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Các số liệu, dữ liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp

được lấy tại phòng kế toán của công ty như: Bảng cân đối kế toán, bảng báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các bảng tổng hợp khác và các chứng từ có

liên quan .

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

Tổng doanh thu = Doanh thu thuần + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác

Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN+ Chi phí tài chính + Chi phí khác

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: vận dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung của công ty, tổng hợp chứng từ gốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty trong tháng 12/2013 và ghi sổ Cái, sổ chi tiết.

Đối với mục tiêu 2 và 3: đánh giá dựa trên cơ sở ở mục tiêu 1 so sánh và đối chiếu với Quyết định 48/2006/QĐ – BTC, xem xét tình hình thực hiện công tác kế toán của công ty có hợp lý chưa hay cần phải thay đổi cho phù hợp. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và nâng cao kết quả kinh doanh của công ty.

17

CHƯƠNG 3:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG MAI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

- Tên công ty: Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Mai

- Tên viết bằng tiếng nước ngoài: Hồng Mai Pharma company limited - Tên công ty viết tắt: HM CO. LTD

- Mã số thuế: 0301760011

- Địa chỉ trụ sở chính: 99A - Nguyễn Văn Cừ nối dài – Phường An Bình – Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ.

- Vốn điều lệ: 500.000.000 (năm trăm triệu đồng)

- Danh sách thành viên gốp vốn: Nguyễn Đức Phong (50% giá trị phần góp vốn) và Lâm Thị Cẩm Hồng (50% giá trị góp vốn).

- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Đức Phong

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: mua bán thuốc tây, dược phẩm và dụng cụ y tế.

Với phương châm hoạt động “Sức khỏe là vàng” từkhi ra đời đến nay, công ty luôn củng cố lòng tin với khách hàng theo định hướng “Hợp tác lâu dài – cùng có lợi” để góp phần xây dựng đất nước và của cải vật chất cho xã hội.

Năm 2009, công ty đã hợp tác với các nhà máy sản xuất thuốc với dây chuyền công nghệ hiện đại đạt công suất cao với nhiều chủng loại thuốc tốt

như: dạng viên, bột, cốm, capsule, dung dịch uống, tiêm, truyền, nhũ dịch, thuốc mỡ… và phát triển sang các tỉnh lân cận khác.

Với các chi nhánh và hệ thống phân phối trải rộng khắp Việt Nam (khoảng 50 khách hàng cấp 1 và 1000 khách hàng cấp 2 tham gia cùng phân phối), sản phẩm của công ty đã đến được người dân với chất lượng và giá thành hợp lý. Ngoài ra công ty còn tổ chức 1 đội ngũ đại diện đến tận địa

phương để giới thiệu và tư vấn sản phẩm. Các hoạt động: trình diễn, hội thảo của công ty Hồng Mai trong các năm qua được các đối tác đánh giá cao, công ty đã tích lũy được các ý kiến đóng góp của khách hàng và từđó tiếp tục hoàn thiện mình để ngày càng thành công hơn.

18

Với sự nổ lực của toàn bộ nhân viên trong những năm qua, công ty đã có sự phát triển lớn mạnh cả về sốlượng và chất lượng, uy tín và thương hiệu của công ty ngày càng được mở rộng, các sản phẩm của công ty được nhiều nhà thuốc trong và ngoài tỉnh tin dùng.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý:

Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự công ty TNHH Dược Phẩm Hồng Mai

Hình 3.1 Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

3.2.2.1 Giám đốc:

- Giám đốc công ty là người đại diện pháp luật của công ty. Giám đốc

là người quản lý chung mọi hoạt động của toàn bộ công ty, cùng với các phòng ban khác đưa ra định hướng phát triển công ty.

- Tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc khen thưởng, kỷ luật trong công ty.

Giám đốc

Phó giám đốc

P.Nhân sự P. Kế toán P.Kinh Doanh P.Marketing

P.Xuất nhập hàng (Kho) P.Vận Tải

19 3.2.2.2 Phó giám đốc:

- Thay mặt giám đốc giám sát các phòng ban và đốc thúc nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu, xây dựng các mối quan hệ và duy trì các mối quan hệ

khách hàng ngoài ra còn làm tham mưu cho giám đốc trong công việc. 3.2.2.3 Phòng hành chính – nhân sự:

- Quản lý các vấn đề về hành chánh - nhân sự. Thực hiện các hoạt động tuyển dụng, bố trí và bồi dưỡng nhân sự.

- Tham mưu cho giám đốc xây dựng quy chế trả lương, khen thưởng, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo luật định và quy chế

của công ty.

- Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của công ty. - Chịu trách nhiệm về con dấu, tư vấn pháp luật cho công ty. 3.2.2.4 Phòng tài chính – kế toán:

- Thực hiện các chức năng về tài chính – kế toán của doanh nghiệp. Ghi chép và hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật, tính toán và trích nộp thuế.

- Lập và gởi các báo cáo kế toán tài chính lên cấp trên và chi cục thuế, ngoài ra còn tham mưu với giám đốc đểđịnh hướng và phát triển kinh doanh.

3.2.2.5 Phòng kinh doanh:

- Đây là bộ phận quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đến doanh thu của cả công ty.

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch đề ra của mỗi năm, đàm

phán ký kết hợp đồng thương mại, tạo mối quan hệ với đại lý, thiết lập và phát triển thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu về từng loại sản phẩm để cải tạo và xây dựng mạng lưới bán hàng.

- Theo dõi tình hình phát sinh và phát triển thị trường, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh, phát triển doanh số

bán hàng của từng vùng, từng thời điểm của thịtrường. 3.2.2.6 Phòng marketing:

- Là phòng phát triển thương hiệu của công ty qua các hoạt động quảng cáo trên phương tiện đại chúng, trình diễn, hội thảo, trang web,…hỗ trợ cho

20 phòng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.

- Bộ phận marketing thường xuyên theo dõi và nghiên cứu tình hình hoạt động, quảng bá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có hướng giải quyết có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với tình hình mới của thịtrường.

3.2.2.7 Phòng xuất nhập hàng:

- Có nhiệm vụ kiểm tra, giám định chất lượng của sản phẩm trước khi nhập hoặc xuất ra thị trường, bảo quản sản phẩm theo đúng qui định nhằm

đảm bảo tốt chất lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. 3.2.2.8 Phòng vận tải:

- Đây là một bộ phận quan trọng của công ty đó nó có nhiệm vụ đưa

hàng hóa đến các đại lý và các nhà thuốc bán lẻ và đem tiền về công ty.

- Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ điều động phương tiện vận chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận, đảm bảo đúng thời gian và địa

điểm.

- Phải đảm bảo chất lượng hàng hoá trong thời gian vận chuyển, tránh tình trạng ẩm ướt, thất thoát hàng hoá.

- Trong thời gian giao hàng và thu tiền bộ phận này phải có trách nhiệm về mặt pháp lý đối với công ty.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

- Chức năng chủ yếu của công ty là mua bán thuốc, dược phẩm và dụng cụ y tế.

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng Kếtoán công ty TNHH Dược Phẩm Hồng Mai

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán bán hàng Kếtoán trưởng

21

- Kế toán trưởng: Thay mặt Ban giám đốc công ty tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, có trách nhiệm theo dõi toàn bộ nghiệp vụ

phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty, xử lý những vấn đề tài chính và có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính và báo cáo cho giám đốc theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán do Nhà nước ban hành cho các cấp thừa hành thuộc hệ thống kế toán. Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Thực hiện kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của công ty. Thực hiện quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp.

- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ, lập các chứng từ thu và

chi hàng ngày căn cứ vào hóa đơn xuất kho kế toán ghi chép vào các sổ chi tiết.

- Thủ quỹ: theo dõi mọi khoản tiền từ bán hàng và tiền từ các dịch vụ

khác, phải thống kê mọi thứhóa đơn bán hàng và tiền thu được từ bán hàng, từ

dịch vụ khác, quản lý mọi khoản tiền thu chi có sổ sách chứng từ kèm theo. - Kế toán bán hàng: Theo dõi ghi chép các nghiệp vụ bán hàng phát

sinh hàng ngày, ghi hóa đơn cho khách hàng.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ:

3.4.2.1 Chếđộ kế toán

Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định số

48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của bộtrưởng BTC.

Niên độ kế toán áp dụng từngày 1/1 đến ngày 31/12 hằng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam (VNĐ).

3.4.2.2 Hình thức ghi sổ

Doanh nghiệp áp dụng kế toán ghi trên máy vi tính từ việc thu - chi - xuất - nhập - tồn hàng hóa cho đến các sổ kế toán, các báo cáo tài chính. Công việc của kế toán là căn cứ vào chứng từ gốc nhập liệu vào máy.

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

22

Ghi chú

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệđối chiếu, kiểm tra:

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký chung

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh dược phẩm hồng mai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)