Dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Nước lại có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm để trả lời câu hỏi này chúng ta chuyển sang phần tiếp theo. Ở tiết học trước các em đã được cô giao bài tập về nhà tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống và sản xuất ở địa phương em theo nhóm. Vậy bây giờ mời đại diện các nhóm lên trình bài sản phẩm và thuyết trình theo 3 nội dung.
- Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống.
- Nhóm 2: Tìm hiểu truyền thống khai thác và bảo vệ nguồn nước của người Mường. - Nhóm 3: Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái.
Nhóm 1 trình bày.
Sau khi nhóm 1 trình bày, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung và chiếu đoạn phim nói về vai trò của nguồn nước.
Nhóm 2 trình bày. Giáo viên nhận xét và hỏi:
? Em hãy kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương có sử dụng nguồn nước?
Ruộng bậc thang là sáng tạo của đồng bào miền núi, dựa vào địa hình núi cao tạo nên các thửa ruộng phân cấp để: "dẫn thủy nhập điền". Đây là kiểu canh tác với hệ thống thủy lợi khá tinh vi cung cấp nước cho cây lúa, ruộng bậc thang là kiểu canh tác rất riêng của dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường... ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Chiếu hình ảnh về ruộng bậc thang.
Nước với ruộng bậc thang là một trong những nhân tố hàng đầu. Để đưa được nước lên các thửa ruộng cao và xa hơn người Mường Tân Lạc vẫn sử dụng bánh xe nước (xe đác). Các em hãy xem một đoạn phim về
Học sinh hoạt động theo nhóm. Nhóm trưởng lên trình bày. Các nhóm nhận xét. Học sinh bổ sung. Học sinh trả lời: - Ruộng bậc thang. - Xe đác (bánh xe nước). - Hệ thống mương, bai. - Cối giã gạo dùng sức nước.
III. Vai trò của nước trong đời nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước:
tri thức dân gian trong việc sử dụng con nước để dẫn nước vào ruộng.
(Chiếu đoạn phim)
Nhóm 3 trình bày. Giáo viên bổ sung:
Các em hãy trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Chúng ta hãy nghe người dân địa phương nói về điều này.
Chiếu đoạn phim về ô nhiễm nước.
Để bảo vệ nguồn nước các em đã đưa ra rất nhiều thông tin và chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem người dân ở đây sử dụng biện pháp gì để bảo vệ rừng đầu nguồn.
Chiếu đoạn phim về bảo vệ rừng đầu nguồn.
? Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước và gìn giữ những tri thức dân gian của người Mường trong việc khai thác sử dụng nguồn nước?
Giáo viên bổ sung:
Ngoài ra, để bảo vệ nguồn nước người Mường còn nhiều quy định khác:
- Nguồn nước sinh hoạt: Cấm giết mổ gia súc, vứt rác thải, xác của súc vật .... xuống nguồn nước.
- Nguồn nước sản xuất: Cấm không được phá hoại mương bai, tự ý xả nước tháo nước, bảo vệ thủy sản,...
3. Kiểm tra , đánh giá:
? Hãy kể ra những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất. Nêu những biện pháp phòng chống ô nhiễm ở địa phương em.
- Giáo viên kết luận: Như vậy chúng ta đã nắm được tính chất của nước, vai trò của nước, các tri thức
dân gian về cách khai thác sử dụng bảo vệ nguồn nước của người Mường. Cô mong rằng sau tiết học này, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các tri thức dân gian và các phong tục tập quán liên quan đến nước của người Mường, cũng như tuyên truyền vận động mọi người có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước và môi trường.
4. Hướng dẫn học tập:
- Làm bài tập 3, 4, 5 trong SGK trang 125. - Học bài. Đọc trước bài: Axit - Bazơ - Muối.
5. Rút kinh nghiệm:
... ... ...
Biên soạn
TS. Trần Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam TS. Nguyễn Xuân Trường, Chuyên viên Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ThS. Nguyễn Đức Tăng, Chuyên viên Ban văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội
Chịu trách nhiệm về nội dung
TS. Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo PGS. TS. Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam TS. Dương Bích Hạnh, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội
Thiết kế
Vũ Thị Ngân Hà
Hướng dẫn được biên soạn dựa vào quá trình xây dựng các bài học minh họa, với sự tham gia của các thành viên:
Trần Viết Cương, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Hối, Hòa Bình
Trần Văn Hùng, giáo viên Vật lí, trường THCS Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Tử Nê, Hòa Bình
Tô Ngọc Thúy, giáo viên Văn học, trường THCS Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình Lê Thị Hương, giáo viên Hóa học, trường THCS Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình Nguyễn Thị Mai Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Hà Nội
Nguyễn Hoàng Quyên, giáo viên Sinh học, trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội Dương Văn Sự, giáo viên Vật lí, trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội
TS. Võ Thị Mai Phương, Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ThS. Lê Tùng Lâm, Phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
ThS. Vũ Phương Nga, Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm văn hóa Nước ngoài, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Nguyễn Thị Vân, Phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Hoàng Đức, Phòng Phim ảnh và Âm nhạc dân tộc học, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Chu Quang Cường, Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Chu Thái Bằng, Phòng Hành chính, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Các bước xây dựng Kế hoạch dạy học có sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể