chậm: Tần số
1. Thí nghiệm 1
1.1. Mục đích
- Xây dựng khái niệm tần số.
- Xây dựng mối quan hệ giữa tần số và sự dao động nhanh chậm của vật. 1.2. Tiến hành 2. Kết luận - Tần số là dao động của vật trong 1 giây. (SGK) Đơn vị tần số là Hz VD: Con lắc A có tần số: … Hz Con lắc B có tần số: … Hz - Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
Tiếp theo, các em hãy so sánh tần số dao động của dây trên 2 cây đàn (đàn đáy và đàn nguyệt)?
Qua thí nghiệm vừa rồi, chúng ta cũng thấy được: Dây treo càng dài, tần số dao động càng nhỏ; dây treo càng ngắn, tần số dao động càng lớn. Tuy nhiên, chúng ta đang muốn tìm hiểu tại sao lại có âm trầm và âm bổng. Vậy tần số dao động chúng ta vừa tìm hiểu có mối liên hệ gì với độ cao của âm, chúng ta cùng tìm hiểu mối liên hệ này thông qua thí nghiệm 2 sau đây.
Trả lời câu hỏi: Tần số dao động của đây đàn nguyệt lớn hơn tần số dao động của dây đàn đáy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm(8 phút)
Thầy mời 1 bạn đọc cách tiến hành thí nghiệm 2 trên màn hình.
Hướng dẫn bằng cách làm mẫu.
Chú ý, các em tì sát tay ra mép hộp gỗ sao cho khi thước dao động, thước không đập lên mặt hộp.
Các em có 2 phút để hoàn thành thí nghiệm này.
Hướng dẫn học sinh hoàn thành Bài tập 3.
Rút ra kết luận về mối liên hệ giữa tần số và sự cao, thấp của âm thanh.
Đọc cách tiến hành thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm.
Ghi bài.