Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang – phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 88)

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho vay trong tƣơng lai.

Qua bảng số liệu 4.13-trang 77, ta thấy vòng quay vốn tín dụng cho vay HSSV của PGD huyện Long Mỹ là khá cao. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng là 0,07 vòng, đến năm 2012 vòng quay đã tăng lên 0,12 vòng, con số này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn cho vay HSSV là khá cao. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay này tuy đã giảm xuống so với năm 2012 nhƣng vẫn ở mức khá cao, cho thấy PGD đã luôn cố gắng và thực hiện tốt công tác thu hồi nợ để đồng vốn đƣợc luân chuyển nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho thế hệ sinh viên sau.

Nhận xét chung: Trong quá trình hoạt động, PGD huyện Long Mỹ luôn

nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc từ phía NHCSXH cấp tỉnh, các cấp chính quyền địa phƣơng và sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự hợp tác chặt chẽ

6Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. 22/05/2013. NHCSXH Xuyên Mộc đã đưa nợ quá hạn

với các tổ chức chính trị xã hội và tập thể cán bộ PGD nên hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên đã không ngừng phát triển, thể hiện qua sự tăng trƣởng của doanh số thu nợ, dƣ nợ hàng năm, mặc dù doanh số cho vay có xu hƣớng ngày càng giảm. Điều này phần nào phản ánh hoạt động tín dụng của PGD cũng nhƣ việc sử dụng vốn vay của ngƣời vay ngày càng đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, chất lƣợng tín dụng học sinh, sinh viên cũng đã đƣợc nâng cao, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm và hệ số thu nợ ngày càng cao.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NHCSXH CHI NHÁNH HẬU GIANG - PGD

HUYỆN LONG MỸ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Hoạt động cấp tín dụng học sinh, sinh viên là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đảm bảo an sinh xã hội và tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho sự thành công của chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hàng triệu sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện và cơ hội cho những bạn sinh viên nghèo có điều kiện tiếp tục con đƣờng học tập.

Đối với địa bàn huyện Long Mỹ, chƣơng trình này cũng đã giúp hàng nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục ƣớc mơ con đƣờng học vấn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chƣơng trình này, NHCSXH nói chung và PGD huyện Long Mỹ nói riêng đã gặp phải những khó khăn, vƣớng mắc nhất định. Do đó, PGD cần có những giải pháp thiết thực để góp phần mở rộng hoạt động tín dụng này.

* Cơ sở đề ra giải pháp: Qua quá trình thực tập tại PGD, tôi nhận thấy rằng chƣơng trình tín dụng đối với HSSV tại PGD đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác cho vay và thu nợ, PGD có một số khó khăn và hạn chế cần đƣợc khắc phục.

- Đối với công tác thu nợ: Khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng còn gặp một số khó khăn:

+ Việc cho vay không quá khó để thực hiện, chỉ cần sinh viên có đủ các điều kiện theo quy định, thủ tục cho vay đƣợc Ngân hàng ngày càng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên khi vay tiền. Và các khoản vay này không cần tài sản đảm bảo. Do đó, nếu sinh viên không trả đƣợc nợ vì lý do khách quan là không tìm đƣợc việc làm hay vì lý do chủ quan là cố tình không trả nợ thì rủi ro này Ngân hàng phải tự gánh chịu.

+ Nếu sinh viên năm nào cũng vay vốn thì đến khi kết thúc khóa học, dƣ nợ lũy kế sẽ lên cao. Trong khi đó, mức lƣơng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp không cao, chƣa kể đến những sinh viên không tìm đƣợc việc làm. Do đó, khả năng trả nợ từ năng lực của sinh viên là cả một vấn đề khó khăn, điều này sẽ gây áp lực cho Ngân hàng trong công tác thu hồi vốn và lãi.

+ Việc thu hồi vốn của Ngân hàng cũng gặp khó khăn nếu sinh viên chuyển nơi cƣ trú, gặp tai nạn sau khi ra trƣờng hoặc không tìm đƣợc việc làm tạo ra thu nhập.

+ Một số sinh viên khi ra trƣờng có thu nhập nhƣng vẫn ỷ lại, cố tình không trả nợ cho Ngân hàng. Một số trƣờng hợp thì lại sử dụng vốn không đúng mục đích.

- Đối với công tác cho vay: Chƣa có cơ chế phối hợp, đồng bộ giữa Ngân hàng và nhà trƣờng, địa phƣơng và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện chính sách.

+ Sự phối hợp từ phía nhà trƣờng với Ngân hàng còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, nhà trƣờng cấp giấy xác nhận vay vốn cho học sinh, sinh viên nhƣng sinh viên có đƣợc vay vốn hay không thì nhà trƣờng không biết đƣợc do không có thông tin phản hồi từ Ngân hàng.

+ Việc cấp giấy xác nhận của nhà trƣờng đôi khi chậm trễ, gây khó khăn cho sinh viên khi làm thủ tục vay vốn, do đó không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sinh viên.

+ Nhiều trƣờng hợp nhà trƣờng không kịp thông tin cho Ngân hàng những học sinh chuyển trƣờng, bỏ học, bị kỉ luật, bị xóa tên, bị đình chỉ và buộc thôi học có vay vốn của Ngân hàng. Do đó gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc xác định nơi cƣ trú của sinh viên cũng nhƣ gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Đối với công tác cho vay

- Về việc quản lý, tổ chức và thực hiện thƣờng xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, liên khu vực nhằm hiểu rõ những khó khăn và giải quyết triệt để tránh trƣờng hợp cho vay sai đối tƣợng.

- NHCSXH cần tăng cƣờng công tác kiểm tra việc xét duyệt đối tƣợng cho vay đảm bảo cho vay đúng đối tƣợng. Đồng thời xử lý nghiêm những trƣờng hợp thực hiện sai chế độ chính sách tín dụng ƣu đãi và gắn trách nhiệm cụ thể của cán bộ tín dụng, Giám đốc Phòng Giao dịch ở các huyện với tính chính xác và đúng đối tƣợng vay vốn của chƣơng trình.

- NHCSXH cần ban hành văn bản cụ thể về khoản thời gian giải ngân, điều này cần đƣợc gắn với thời gian đóng học phí của sinh viên, việc giải ngân phải trƣớc lúc hết thời hạn đóng học phí ít nhất là 15 ngày.. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Kết hợp với việc này, NHCSXH và nhà trƣờng có thể phối hợp dùng số tiền cho vay với mục đích trang trải học phí trực tiếp chuyển vào tài khoản của nhà trƣờng, phần còn lại dành cho sinh viên sử dụng vào mục đích chi tiêu. Thực hiện nhƣ vậy sẽ giúp cho sinh viên sử dụng đồng tiền vay đúng mục đích và hiệu quả.

- Chú trọng công tác kiểm tra sử dụng vốn ngay sau khi cho vay. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời dân hiểu và nhận thức rõ trách nhiệm gắn với quyền lợi khi đƣợc vay vốn, từ đó sẽ khuyến khích ngƣời vay sử dụng vốn

vay đúng mục đích và có ý thức trong việc trả nợ khi đến hạn, đảm bảo an toàn vốn để cho vay quay vòng cho thế hệ sinh viên sau.

- Có cơ chế phối hợp với các trƣờng, cơ sở giáo dục, đào tạo để nắm bắt sát nhu cầu vay vốn trong HSSV; có chế độ thông tin đa chiều tin cậy trong việc xác nhận, tổng hợp, thống kê đối tƣợng có nhu cầu và đƣợc cho vay vốn nhằm đánh giá đúng hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn cho vay HSSV.

5.2.2 Đối với công tác thu nợ

- Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc vay vốn và trả nợ. Cần xây dựng một cơ chế chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của HSSV đối với các khoản vốn đã vay. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, HSSV và hộ gia đình cần đƣợc pháp luật bảo trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tích cực thực hiện công tác đôn đốc, thu hồi nợ, đảm bảo vốn cho vay quay vòng

+ Gửi thông báo nợ đến hạn, quá hạn, thông báo trả nợ về gia đình học sinh, sinh viên vay vốn để đôn đốc , nhắc nhở ngƣời vay có trách nhiệm hoàn trả vốn.

+ Phối hợp với NHCSXH cấp tỉnh trong việc đối chiếu hộ gia đình HSSV vay vốn, nhất là đối với trƣờng hợp nợ quá hạn, những trƣờng hợp địa chỉ gia đình không rõ rang hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống.

+ Đối với những trƣờng hợp chay ì, cố tình không trả nợ, cần có giải pháp cƣỡng chế kiên quyết thông qua sự phối hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phƣơng.

- Nắm bắt tình hình việc làm của HSSV sau khi ra trƣờng. Nếu HSSV khi ra trƣờng mà vẫn không có việc làm thì động viên gia đình trả nợ, lãi và có thể xem xét cho gia hạn nợ đến khi nào HSSV có việc làm, thu nhập ổn định sẽ trả nợ cho Ngân hàng

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Thực sự hoạt động cấp tín dụng cho HSSV đã đi vào cuộc sống xã hội với chính sách cho vay ƣu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã mang lại ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc, kết quả của chƣơng trình thể hiện tính ƣu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa, sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ đối với vấn đề an sinh xã hội, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần tạo nên sự bình đẳng về học tập trong xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện tham gia các trƣờng đào tạo, học nghề, giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình trong việc trang trải chi phí cho con em khi đi học. Nhƣ vậy, tín dụng HSSV đã góp phần vào việc bổ sung lực lƣợng lao động có tay nghề cho xã hội, nhất là đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển. Và cũng thông qua đó, một bộ phận lao động trong xã hội có đƣợc việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Có thể nói, những chính sách ƣu đãi trên của Đảng và Nhà nƣớc đã và đang tạo điều kiện cho nhiều học sinh, sinh viên chấm dứt tình trạng phải bỏ học vì khó khăn về tài chính.

Trên địa bàn huyện Long Mỹ trong thời gian qua, chƣơng trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên cũng đã đƣợc thực hiện rộng rãi và đạt đƣợc nhiều hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhờ vào đồng vốn này mà đã tiếp tục đƣợc con đƣờng học vấn, ăn học thành tài và góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, doanh số cho vay chƣơng trình tín dụng HSSV của PGD huyện Long Mỹ có xu hƣớng giảm dần, tuy nhiên dƣ nợ vẫn có sự tăng trƣởng, doanh số thu nợ có xu hƣớng tăng và tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm dần. Qua đó ta thấy chất lƣợng hoạt động của chƣơng trình ngày càng đƣợc nâng cao, đồng thời ý thức, trách nhiệm của gia đình và HSSV trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và việc trả nợ đã ngày càng đƣợc nâng cao. Để đạt đƣợc những thành tựu nhƣ vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên của PGD cùng với sự quan tâm sâu sắc từ phía NHCSXH cấp tỉnh, chính quyền địa phƣơng và sự hợp tác, hoạt động có hiệu quả của các tổ chức Hội đoàn thể trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, PGD cũng gặp một số khó khăn nhất định nhƣ: nhân viên của PGD còn hạn chế nên tình trạng quá tải trong công việc xảy ra, dẫn đến chất lƣợng hoạt động có nguy cơ giảm xuống; đồng thời, công tác thu nợ của PGD còn gặp một số khó khăn do yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Tóm lại, chƣơng trình tín dụng đối với HSSV đã đƣợc triển khai rộng rãi trên địa bàn. Tuy hoạt động này trong những năm qua đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ nhƣng cũng còn gặp một số khó khăn vƣớng mắc nhất định. Và để ngày càng nâng cao chất lƣợng hoạt động của chƣơng trình thì PGD phải thực

hiện tốt trong công tác cho vay và công tác thu nợ. Phối hợp chặt chẽ với Hội Đoàn thể nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt chƣơng trình, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nhận ủy thác đối với cán bộ Hội và Tổ TK&VV. Tiến hành rà soát, củng cố tổ TK&VV, thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo và viên chức về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Cơ sở đề ra kiến nghị

- Một số gia đình đông con, có từ 2 HSSV trở lên đang theo học tại các trƣờng, các cơ sở đào tạo vẫn có nhu cầu vay vốn Ngân hàng nhƣng lại không thuộc đối tƣợng cho vay của chƣơng trình nên không đƣợc vay.

- Với tình hình giá cả, chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao nhƣ hiện nay thì mức vay 1,1triệu đồng/sinh viên/học kỳ vẫn chƣa phù hợp.

- Giải quyết việc làm đang là một vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội. Một số HSSV sau khi ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm nên không có khả năng trả nợ.

- Công tác bình xét, xác nhận đối tƣợng vay vốn còn gặp một số khó khăn, bất cập dẫn đến tình trạng vốn vay đến sai đối tƣợng và sử dụng vốn không đúng mục đích.

6.2.2 Kiến nghị Đối với Chính phủ

- Nghiên cứu bổ sung đối tƣợng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trƣờng, cơ sở đào tạo chƣa thuộc đối tƣợng vay vốn theo quy định hiện nay, với mức cho vay bằng mức cho vay theo quy định chung đối với tín dụng HSSV. Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất mà các đối tƣợng hiện đang thụ hƣởng nhằm giảm thiểu cấp bù lãi suất từ Ngân sách Nhà nƣớc.

- Nghiên cứu, điều chỉnh tăng mức cho vay phù hợp với mức tăng của giá cả thị trƣờng trong từng thời kỳ, vì thực tế với mức cho vay nhƣ hiện nay mới chỉ đáp ứng một phần trong tổng chi phí của HSSV.

6.2.3 Đối với trung ương, các bộ, ngành có liên quan

- Các bộ, các ngành Trung ƣơng, tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp có chính sách ƣu tiên tạo việc làm, tiếp nhận và sử dụng lao động là HSSV thuộc đối tƣợng hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để HSSV sau khi ra trƣờng sớm có việc làm, có thu nhập, hoàn trả nợ cho ngân hàng. Quan tâm nghiên cứu, đầu tƣ các dự án xây dựng nhà ở cho HSSV thuê, trƣớc hết là đối với các HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

- Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại địa phƣơng, tích cực tham gia, phối hợp, quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Tổ TK&VV; thực hiện tốt việc bình xét, xác nhận đối tƣợng,

đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay; làm tốt công tác tuyên truyền, đôn đốc hộ vay vốn thực hiện nghiêm nghĩa

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang – phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 88)