Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang – phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 51)

Bên cạnh doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một chỉ tiêu mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ, ta có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng các món vay, có thể biết đƣợc tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng khi cho vay của cán bộ tín dụng của PGD. Do đó, công tác thu nợ là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo cho nguồn vốn quay vòng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu thông. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải đƣợc thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nhƣ vậy, doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Qua bảng số liệu 4.2 – trang 40, ta thấy doanh số thu nợ của PGD qua 3 năm không ổn định. Đặc biệt, doanh số thu nợ năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011. Doanh số thu nợ năm này tăng cao là do các món nợ đến hạn nhiều, một số hộ dân trả để đƣợc vay lại (hay còn gọi là vay bù trừ), điều đó cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ năm trong năm 2012. Bên cạnh đó cũng cho thấy PGD đã chú trọng đến công tác thu hồi nợ, xây dựng kế hoạch thu nợ - cho vay một cách chặt chẽ, cán bộ tín dụng và cán bộ Hội đoàn thể chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, đồng thời ý thức trả nợ của ngƣời dân khá cao, góp phần làm tăng doanh số thu nợ của PGD. Nhƣng đến năm 2013, doanh số thu nợ của PGD lại giảm xuống so với năm 2012. Con số này cũng không thể nói lên đƣợc rằng công tác thu hồi nợ năm 2013 kém hiệu quả hơn so với năm 2012, vì doanh số thu nợ còn phụ thuộc vào kỳ hạn trả nợ, nếu các món vay đến hạn ít thì doanh số thu nợ cũng sẽ có phần hạn chế.

So với 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng trƣởng mạnh, điều đó đã chứng tỏ rằng công tác thu nợ của PGD ngày càng đƣợc chú trọng, vốn vay đƣợc ngƣời dân sử dụng có hiệu quả, đồng thời cũng cho thấy rằng ý thức trả nợ của ngƣời vay ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần làm tăng chất lƣợng tín dụng của PGD.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của PGD huyện Long Mỹ giai đoạn năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 có xu hƣớng tăng. Điều này cho ta thấy rằng công tác thu nợ đƣợc PGD rất chú trọng, nhân viên PGD đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Hội đoàn thể trong khâu giám sát, theo dõi các khoản nợ đến hạn, thông báo đến ngƣời vay thời gian trả nợ, đôn đốc, nhắc nhở ngƣời vay trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đồng thời, nhân viên PGD còn đến tận các điểm giao dịch lƣu động để thu hồi nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời vay trả nợ, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đó phần nào cũng là động lực giúp ngƣời vay có ý thức tốt hơn trong việc trả nợ đúng hạn. Đây là một dấu hiệu khả quan của PGD. Tuy nhiên, trong khi dƣ nợ ngày càng tăng lên thì PGD cũng cần quan tâm đặc biết đến công tác thu nợ trong thời gian tới, đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền để góp phần nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng để ngày càng phát huy và nâng cao chất lƣợng tín dụng.

4.2.3 Dư nợ

Dƣ nợ cho vay là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nhắc đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Để thấy đƣợc tình hình dƣ nợ của PGD huyện Long Mỹ, ta sẽ đi vào phân tích số liệu đƣợc thể hiện ở bảng 4.2.

Qua bảng số liệu trên ta thấy dƣ nợ của PGD có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Điều đó là kết quả tất yếu vì mỗi năm, PGD đều giải ngân cho vay thêm, trong khi đó kỳ hạn trả nợ của các món vay là khác nhau, doanh số thu nợ trong kỳ luôn thấp hơn doanh số cho vay nên dƣ nợ của PGD ngày một tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ ngày càng giảm, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cao nhất là vào năm 2012, vì trong năm, PGD giải ngân cho vay nhiều hơn các năm khác. Mặc dù doanh số thu nợ năm 2012 tăng nhƣng với số doanh số cho vay cao cũng làm cho dƣ nợ của PGD tăng lên. Đến năm 2013, dƣ nợ của PGD tiếp tục tăng lên nhƣng tốc độ đã chậm lại so với năm 2012 do doanh số cho vay năm 2013 đã giảm xuống.

So với 6 tháng đầu năm 2013 thì dƣ nợ 6 tháng 2014 tăng 32.735 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 13,39%. Qua đó ta thấy quy mô tín dụng của PGD ngày càng đƣợc mở rộng, dƣ nợ hàng năm có sự tăng trƣởng một cách rõ rệt. Tuy dƣ nợ tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện sự tăng trƣởng tín dụng của PGD, nhƣng trong đó, một phần dƣ nợ tăng là do một số nguyên nhân sau:

+ Trong những năm qua, Nhà nƣớc mở thêm một số chƣơng trình tín dụng mới nên làm cho doanh số cho vay tăng.

+ Một bộ phận ngƣời vay sử dụng vốn không hiệu quả hoặc gặp khó khăn do điều kiện khách quan nên không có khả năng trả nợ. Điều đó cũng làm cho dƣ nợ của PGD tăng lên.

+ Một số trƣờng hợp bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn trong công tác thu nợ.

+ Một số ngƣời dân thiếu ý thức trong việc trả nợ, chay ì, cố tình không trả nợ vay, làm nợ bị ứ đọng không thu đƣợc làm cho dƣ nợ tăng.

+ Đội ngũ cán bộ còn hạn chế, một nhân viên phụ trách nhiều khu vực nên số lƣợng công việc quá tải, do đó không thể tránh khỏi những trƣờng hợp thiếu sót trong công việc.

Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tổng dƣ nợ của PGD tăng lên, do đó, PGD cần có những biện pháp khắc phục và hạn chế tình trạng trên.

4.2.4 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lƣợng thấp và ngƣợc lại. Nhƣng đối với NHCSXH thì chỉ tiêu đó chƣa phản ánh đầy đủ bởi vì chất lƣợng tín dụng còn phải đƣợc đánh giá về mặt kinh tế - xã hội, xem nó có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ đề ra và có phục vụ lợi ích của ngƣời dân hay không.

Qua bảng số liệu 4.2, ta thấy nợ quá hạn của PGD giảm đều qua 3 năm. Năm 2011, nợ quá hạn của PGD là khá cao, lên tới 12.043 triệu đồng. Nợ quá hạn cao là do đối tƣợng cho vay của PGD là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ sản xuất nông nghiệp nên phải chịu ảnh hƣởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh và giá cả hàng hóa,… nên khi ngƣời dân gặp phải rủi ro do các nhân tố khách quan trên trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc trả nợ đúng hạn là cả một vấn đề khó khăn vì họ không có khả năng trả nợ. Ngoài ra, còn có một số nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng nhƣ ngƣời vay bị ốm đau, bệnh tật, không có sức lao động,.. điều đó sẽ khiến cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. Một phần là do một số hộ vay đi làm ăn xa, ít về nên không trả nợ đúng hạn, một số thì bỏ địa phƣơng, gây khó khăn cho PGD trong công tác thu hồi nợ. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế nƣớc ta trong giai đoạn này còn khó khăn, sản xuất kinh doanh kém phát triển, tỷ lệ thất nghiệp còn cao nên một số sinh viên ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, điều này cũng góp phần làm cho nợ quá hạn của PGD tăng lên. Một nguyên nhân rất cần chú trọng là do tâm lý và sự hiểu biết của nhiều hộ dân còn nhiều hạn chế, họ hiểu sai về chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc. Họ không biết khi vay là phải trả lãi và nợ gốc theo đúng quy định, do đó việc thu nợ của PGD gặp phải những khó khăn khi ngƣời vay không có ý thức trả nợ. Từ đó ta thấy việc tuyên truyền, nâng cao ý thức trả nợ của ngƣời dân trên địa bàn là một công việc hết sức cần thiết.

Tháng 4 năm 2012, PGD xây dựng đề án nâng cao chất lƣợng tín dụng tại các đơn vị có nợ quá hạn trên 2%, kết hợp với chính quyền địa phƣơng chỉ đạo Hội đoàn thể giám sát, thu hồi nợ sát sao đối với nợ quá hạn, lãi tồn. Bên cạnh đó, PGD còn xây dựng các tổ thu hồi nợ đọng để xử lý những trƣờng hợp nợ quá hạn mà kỳ kèo, không trả nợ. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của PGD, nợ quá hạn vì vậy mà cũng đã giảm. Nợ quá hạn giảm nhanh nhất vào năm 2013 và thấp nhất trong các năm. Điều này cho thấy PGD đã chú trọng và thực

hiện tốt công tác giám sát và thu hồi nợ quá hạn. Nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2014 cũng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc. Những dấu hiệu này đã cho thấy nỗ lực của PGD trong công tác thu hồi nợ quá hạn, cũng nhƣ ngày càng chú trọng khâu thẩm định khách hàng trƣớc khi cho vay để tiền vay đến đúng đối tƣợng, góp phần hạn chế rủi ro cho PGD. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng đồng vốn cho vay của PGD đã đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên của PGD cũng thƣờng xuyên theo dõi các món vay đến hạn, kịp thời đôn đốc, vận động ngƣời vay trả nợ đúng hạn, hạn chế đến mức tối thiểu trƣờng hợp chuyển sang nợ quá hạn. Qua đó, chất lƣợng tín dụng của PGD đã ngày càng đƣợc nâng cao.

*Nhận xét chung: nhìn chung, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của PGD

không ổn định qua các năm. Nhƣng dƣ nợ thì ngày càng tăng trƣởng, điều đó chứng tỏ nguồn vốn cho vay của PGD đã đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng. Bên cạnh đó một dấu hiệu tích cực nữa là nợ quá hạn của PGD ngày càng giảm xuống, để tiếp tục phát huy mặt tích cực này thì PGD cần phải phối hợp tốt với các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, các Ban ngành có liên quan trong việc vận động, giúp đỡ các đối tƣợng làm ăn có hiệu quả để có thể trả nợ đúng hạn. Đồng thời, cán bộ tín dụng cần phải tiếp tục tích cực trong công tác thu hồi nợ cũng nhƣ trong việc xét duyệt cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng để chất lƣợng tín dụng của PGD ngày càng cao hơn nữa.

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 SINH VIÊN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Cùng với sự phát triển của NHCSXH, hoạt động cấp tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng dần phát triển. Các quy định pháp luật về hoạt động này đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với thực tế nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên nghèo trong cả nƣớc. Đặc biệt, đối tƣợng thụ hƣởng của hoạt động đã đƣợc mở rộng đáng kể và mức tiền vay cũng từng bƣớc đƣợc điều chỉnh tăng lên.

Sau hơn mƣời năm triển khai, hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành chỗ dựa vững chắc cho hàng triệu học sinh, sinh viên nghèo trong cả nƣớc. Đối với địa bàn huyện Long Mỹ, một vùng mà nền kinh tế còn khó khăn, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông, mức sống ngƣời dân chƣa cao thì đối với một số gia đình, để có thể cho con em ăn học đến nơi đến chốn là cả một vấn đề khó khăn, đặc biệt là đối với những gia đình có đông con thì việc này càng trở nên khó khăn hơn. Nhƣng kể từ khi chính sách tín dụng đối với HSSV ra đời và đƣợc NHCSXH triển khai ngày càng sâu rộng, đã có rất nhiều hộ gia đình, học sinh, sinh viên nhận đƣợc ƣu đãi từ chế độ này, từ đó, họ có thể an tâm cho con em mình theo đuổi ƣớc mơ học tập. Để thấy rõ hoạt động tín dụng dành cho HSSV ở địa bàn huyện trong những năm qua nhƣ thế nào, ta sẽ đi vào phân tích hoạt động tín dụng HSSV của PGD NHCSXH huyện Long Mỹ trong giai đoạn từ năm 2011 đến quý I, quý II năm 2014.

4.3.1 Doanh số cho vay

Để thực hiện mục tiêu mà Nhà nƣớc ta đề ra là không để bất cứ học sinh, sinh viên nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà phải bỏ học nữa chừng, và cũng để thực hiện chỉ tiêu mà NHCSXH đề ra, hàng năm, PGD huyện Long Mỹ đã đƣa nguồn vốn tín dụng đến với hàng ngàn sinh viên trong địa bàn, giúp các bạn có điều kiện tiếp tục con đƣờng học vấn, nâng cao tri thức, góp phần xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu mạnh. Tuy hoạt động này có ý nghĩa rất thiết thực, sinh viên có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cho vay thấp (0,6%/tháng), góp phần trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, cũng đã có rất nhiều HSSV nhờ vào đồng vốn này mà đã ăn học thành tài, nhƣng trong giai đoạn từ năm 2011 đến quý I, quý II năm 2014, doanh số cho vay học sinh, sinh viên của PGD huyện Long Mỹ có xu hƣớng giảm dần, mặc dù nguồn vốn TW vẫn cấp về mỗi năm.

Năm 2011, doanh số cho vay HSSV của PGD là 17.943 triệu đồng, chiếm 29,44% trong tổng doanh số cho vay của PGD, đây là một con số không nhỏ, cho thấy vào năm 2011, PGD đã đƣa 17.943 triệu đồng đến với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đây sẽ là một động lực lớn lao giúp các sinh viên có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục con đƣờng học vấn. Mặc dù doanh số cho vay của PGD trong năm 2012 đã tăng lên cao so với năm 2011, tuy nhiên, doanh số cho vay HSSV đã giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay HSSV giảm mạnh là do nhu cầu của ngƣời dân đã giảm xuống. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam năm 2012 vẫn còn đang khó khăn nhƣng với nỗ lực của chính quyền địa phƣơng và toàn dân huyện Long Mỹ, thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện luôn đƣợc quan tâm. Với nhiều cách làm hay, từ tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 25% (năm 2011) đã giảm xuống còn 13,01% 1 (năm 2013). Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, cùng sự cố gắng nỗ lực của ngƣời dân nên trong năm 2012, huyện Long Mỹ đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,6%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19 triệu đồng/ngƣời, tăng 4 triệu đồng so với năm 2011. Từ đó, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng đã vƣơn lên và có thể tự lo kinh phí cho con em đi học. Vì thế, có một số trƣờng hợp có nhiều hộ đang vay vốn nhƣng lại dừng vay trong khi con vẫn chƣa hết khóa học. Bên cạnh đó, ngoài chƣơng trình ƣu đãi vốn HSSV, Nhà nƣớc và địa

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang – phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 51)