Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang – phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 29)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo tín dụng, bảng cân đối kế toán của Ngân hàng từ năm 2011 đến quý 1, quý 2 năm 2014 và tổng hợp các thông tin từ những tƣ liệu tín dụng, các văn bản có tại Ngân hàng.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các thông tin từ các nguồn sách, báo, tạp chí Kinh tế Ngân hàng và những kiến thức đã học vào bài nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu số 1: sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, phƣơng pháp so

sánh số tuyệt đối và phƣơng pháp tỷ trọng.

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

y =y1 – y0 Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trƣớc y1: chỉ tiêu năm sau

y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong đề tài để so sánh số liệu năm phân tích với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

x 100%

Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân

nợ cho vay, nợ quá hạn,..để xem xét sự biến động, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của hai chỉ

tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. y1 – y0

y = x 100% y0

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trƣớc y1: chỉ tiêu năm sau

y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong đề tài để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn) trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu giữa các năm, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp tỷ trọng:Phƣơng pháp tỷ trọng nhằm xác định phần trăm của từng chỉ tiêu trong tổng thể của chỉ tiêu đang xem xét.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm:

- Xác định phần trăm của của từng thành phần trong tổng nguồn vốn, từ đó đƣa ra nhận xét và đánh giá về nguồn vốn của PGD.

- Xác định phần trăm của từng chỉ tiêu đối với hoạt động cho vay học sinh, sinh viên trong tổng của các chỉ tiêu, từ đó đƣa ra nhận xét về quy mô cũng nhƣ đánh giá về chất lƣợng hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên.

Mục tiêu số 2: Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của PGD thông qua

các chỉ tiêu tài chính: hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn và vòng quay vốn tín dụng, sử dụng phƣơng pháp phân tích tỷ trọng kết hợp biểu đồ minh họa nhằm làm rõ quá trình phân tích.

Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2, đồng thời căn cứ

vào tình hình thực tế tại PGD từ đó đánh giá bằng phƣơng pháp tự suy luận để đánh giá các ƣu nhƣợc điểm của PGD để đề ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cho PGD.

Ngoài ra, đề tài còn kết hợp với các biểu bảng, đồ thị nhằm làm tăng tính trực quan cho đề tài.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HẬU GIANG – PGD HUYỆN LONG MỸ 3.1 ĐÔI NÉT VỀ HUYỆN LONG MỸ

Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 20 km, có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Huyện Long Mỹ nằm dọc trên các tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của tỉnh và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lƣu kinh tế với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Phía Bắc giáp với thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy, phía Nam giáp với huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp với huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp với huyện Phụng Hiệp cùng tỉnh. Về hành chính huyện Long Mỹ bao gồm 2 thị trấn: Thị trấn Long Mỹ, thị trấn Trà Lồng và 13 xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hƣng, Thuận Hòa, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lƣơng Tâm, Lƣơng Nghĩa, Xà Phiên.

Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, có địa hình thấp, bằng phẳng, hệ thống kênh rạch chằng chịt, trong đó có các tuyến đƣờng thủy quan trọng nhƣ: sông Cái Lớn, kênh Xáng, Nàng Mau, Trà Ban, Quản Lộ… Đồng thời còn có quốc lộ 61, tỉnh lộ 42 đi qua cùng với hệ thống đƣờng liên hiệp, liên hiệp xã rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, giao lƣu và vận chuyển hàng hóa. Huyện có điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác. Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, mía và khai thác tiềm năng mặt nƣớc nuôi thủy sản, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Hệ thống công trình cơ sở hạ tầng - kinh tế xã hội của huyện đang từng bƣớc hoàn chỉnh, nhất là hệ thống giao thông thủy lợi, hình thành các cụm kinh tế xã hội, trung tâm chợ xã; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đƣợc quy hoạch và đang triển khai thực hiện góp phần thu hút đầu tƣ, công trình văn hóa, phúc lợi xã hội là điều kiện cần thiết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đến Long Mỹ du khách có thể tham quan 2 di tích lịch sử là Đền thờ Bác Hồ ở xã Lƣơng Tâm và khu di tích chiến thắng 75 Tiểu Đoàn địch ở xã Vĩnh Viễn.

Long Mỹ giàu truyền thống Cách mạng, anh hùng trong chiến đấu, đi đầu trong sản xuất. Bên cạnh đó Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ nhận đƣợc sự chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo tỉnh Hậu Giang nên đời sống kinh tế của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời cải thiện năm sau cao hơn năm trƣớc.

Bên cạnh những ƣu điểm có đƣợc, Long Mỹ cũng có những khó khăn nhất định, điểm xuất phát kinh tế của huyện tƣơng đối thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, thu nhập thấp, cơ cấu kinh tế thời gian gần đây có chuyển biến tích cực,

song vẫn còn tồn tại những bộ phận chuyển dịch chậm, phát triển chƣa đồng bộ. Cơ cấu sản xuất trong từng ngành chƣa chuyển dịch kịp thời với sự biến động thị trƣờng, nền nông nghiệp nhìn chung chƣa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán manh mún. Việc tiếp nhận những ƣu đãi đầu tƣ, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực còn ít và có phần khó khăn,… phải nói rằng những khó khăn thách thức trên tác động không nhỏ đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ thiếu và mới chƣa qua đào tạo chuyên môn. Hệ thống sông ngòi chằng chịt hạn chế việc phát triển giao thông đƣờng bộ. Nhiều xã sau khi chia tách chƣa có trụ sở làm việc,…

Tuy còn một số mặt khó khăn nhất định nhƣng nhìn chung, huyện Long Mỹ có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tƣơng đối thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng với nhiều ngành mũi nhọn đạt hiệu quả kinh tế cao, có nguồn lao động dồi dào và tỷ lệ lao động trẻ chiếm ƣu thế. Đây là các thế mạnh, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tổng hợp các ngành nông nghiệp lẫn các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh nếu đƣợc đầu tƣ đúng mức, khai thác đúng lợi thế. Đồng thời, với tinh thần đoàn kết sáng tạo Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ đã vƣợt qua những khó khăn ban đầu và đƣa huyện ngày càng phát triển.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trƣơng có chế độ tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lƣợc quốc gia về xóa đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ƣu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thƣơng và Ngân hàng Nhà nƣớc đóng góp. Quỹ đƣợc sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ƣu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, ngƣời vay không phải bảo đảm tiền vay.

Tháng 8 năm 1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo. Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn toàn qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc,

chức năng cho vay của Ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thƣơng mại”. Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của Nhà nƣớc và của toàn xã hội, tăng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cƣ nghèo”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhậpquốc tế của Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đƣợc thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia và cam kết trƣớc cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo.

NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phƣơng, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nƣớc mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.

Tên tiếng Việt là Ngân hàng Chính sách Xã hội, viết tắt là NHCSXH. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for social Policies, viết tắt là VBSP. Hội sở chính đặt tại 29 Nguyễn Đình Chiểu Thủ đô Hà Nội.

Vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và đƣợc cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.

NHCSXH có con dấu, có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nƣớc, Kho bạc Nhà nƣớc và các Ngân hàng trong và ngoài nƣớc.

Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính Sách xã hội là 99 năm.

Đặc trƣng của NHCSXH là tổ chức mạng lƣới giao dịch phủ khắp đến tất cả các xã, phƣờng và thị trấn. Tính đến nay toàn bộ hệ thống có 1.121 điểm giao

dịch lƣu động. Tổ chức hoạt động của Điểm GDLĐ cũng có đầy đủ các nghiệp vụ nhƣ ở tại trung tâm phòng giao dịch.

3.3 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HẬU GIANG, PHÕNG GIAO DỊCH HUYỆN LONG MỸ GIANG, PHÕNG GIAO DỊCH HUYỆN LONG MỸ

3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển

NHCSXH huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đƣợc thành lập theo quyết định số 122/2004 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCSXH về việc thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (PGD NHCSXH). Đến nay Ngân hàng đã vào hoạt động đƣợc hơn mƣời năm, đã không ngừng đổi mới hoạt động, lớn mạnh từng ngày, luôn là bạn kề vai sát cánh cùng những doanh nghiệp nhỏ và bà con nông dân trên con đƣờng phát triển của huyện nhà.

Tên giao dịch: Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ

Viết tắt là: PGD NHCSXH Long Mỹ.

Địa chỉ: Số 142A, đƣờng 30/4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Số điện thoại: 0711.872424 – Fax: 0711.873099.

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã hội Long Mỹ có trụ sở chính đặt tại số 142A, đƣờng 30/4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Hiện nay Ngân hàng có 15 điểm giao dịch đặt tại các xã, thị trấn nhƣ sau: 13 xã (Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Thuận Hƣng, Thuận Hòa, Xà Phiên Lƣơng Tâm và Lƣơng Nghĩa) và 2 thị trấn (Long Mỹ và Trà Lồng).

3.3.2 Cơ cấu tổ chức và đặc điểm hoạt động

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tổ Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Giám Đốc Phòng Phó Giám Đốc Tổ Kế hoạch Nghiệp vụ

Nhiệm vụ của Giám đốc

+ Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm chung về hoạt động của NHCSXH trƣớc ban đại diện Hội đồng Quản trị huyện và Ban Giám đốc NHCSXH tỉnh.

+ Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ mọi hoạt động của Ngân hàng theo chức năng, quy chế và nhiệm vụ đã giao. Chịu trách nhiệm về tài sản, về vốn và cán bộ Phòng giao dịch, đƣợc bổ nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị khi bị sai phạm.

Nhiệm vụ của Phó giám đốc

+ Tham mƣu cho Giám đốc trong quá trình lập kế hoạch tín dụng, cũng nhƣ phân bổ nguồn vốn cho các xã, phƣờng, Hội đoàn thể.

+ Tham mƣu trực tiếp cho Giám đốc về hoạt động tín dụng của đơn vị, tiếp nhận sự chỉ đạo của giám đốc, sau đó triển khai đến từng cán bộ tín dụng trong đơn vị để thực hiện.

+ Quản lý trực tiếp Tổ kế hoạch nghiệp vụ (Tổ tín dụng) nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động Nghiệp vụ chuyên môn của mình.

Nhiệm vụ của cán bộ Tổ kế hoạch nghiệp vụ

+ Chuyển “thông báo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng” do Ban đại diện HĐQT phân bổ cho UBND cấp xã và tham mƣu cho UBND xã phân bổ cho các tổ chức hội để triển khai thực hiện.

+ Trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn và kiểm soát hồ sơ đảm bảo hợp lệ, hợp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang – phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)