SINH VIÊN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Cùng với sự phát triển của NHCSXH, hoạt động cấp tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng dần phát triển. Các quy định pháp luật về hoạt động này đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với thực tế nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên nghèo trong cả nƣớc. Đặc biệt, đối tƣợng thụ hƣởng của hoạt động đã đƣợc mở rộng đáng kể và mức tiền vay cũng từng bƣớc đƣợc điều chỉnh tăng lên.
Sau hơn mƣời năm triển khai, hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành chỗ dựa vững chắc cho hàng triệu học sinh, sinh viên nghèo trong cả nƣớc. Đối với địa bàn huyện Long Mỹ, một vùng mà nền kinh tế còn khó khăn, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông, mức sống ngƣời dân chƣa cao thì đối với một số gia đình, để có thể cho con em ăn học đến nơi đến chốn là cả một vấn đề khó khăn, đặc biệt là đối với những gia đình có đông con thì việc này càng trở nên khó khăn hơn. Nhƣng kể từ khi chính sách tín dụng đối với HSSV ra đời và đƣợc NHCSXH triển khai ngày càng sâu rộng, đã có rất nhiều hộ gia đình, học sinh, sinh viên nhận đƣợc ƣu đãi từ chế độ này, từ đó, họ có thể an tâm cho con em mình theo đuổi ƣớc mơ học tập. Để thấy rõ hoạt động tín dụng dành cho HSSV ở địa bàn huyện trong những năm qua nhƣ thế nào, ta sẽ đi vào phân tích hoạt động tín dụng HSSV của PGD NHCSXH huyện Long Mỹ trong giai đoạn từ năm 2011 đến quý I, quý II năm 2014.
4.3.1 Doanh số cho vay
Để thực hiện mục tiêu mà Nhà nƣớc ta đề ra là không để bất cứ học sinh, sinh viên nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà phải bỏ học nữa chừng, và cũng để thực hiện chỉ tiêu mà NHCSXH đề ra, hàng năm, PGD huyện Long Mỹ đã đƣa nguồn vốn tín dụng đến với hàng ngàn sinh viên trong địa bàn, giúp các bạn có điều kiện tiếp tục con đƣờng học vấn, nâng cao tri thức, góp phần xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu mạnh. Tuy hoạt động này có ý nghĩa rất thiết thực, sinh viên có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cho vay thấp (0,6%/tháng), góp phần trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, cũng đã có rất nhiều HSSV nhờ vào đồng vốn này mà đã ăn học thành tài, nhƣng trong giai đoạn từ năm 2011 đến quý I, quý II năm 2014, doanh số cho vay học sinh, sinh viên của PGD huyện Long Mỹ có xu hƣớng giảm dần, mặc dù nguồn vốn TW vẫn cấp về mỗi năm.
Năm 2011, doanh số cho vay HSSV của PGD là 17.943 triệu đồng, chiếm 29,44% trong tổng doanh số cho vay của PGD, đây là một con số không nhỏ, cho thấy vào năm 2011, PGD đã đƣa 17.943 triệu đồng đến với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đây sẽ là một động lực lớn lao giúp các sinh viên có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục con đƣờng học vấn. Mặc dù doanh số cho vay của PGD trong năm 2012 đã tăng lên cao so với năm 2011, tuy nhiên, doanh số cho vay HSSV đã giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay HSSV giảm mạnh là do nhu cầu của ngƣời dân đã giảm xuống. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam năm 2012 vẫn còn đang khó khăn nhƣng với nỗ lực của chính quyền địa phƣơng và toàn dân huyện Long Mỹ, thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện luôn đƣợc quan tâm. Với nhiều cách làm hay, từ tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 25% (năm 2011) đã giảm xuống còn 13,01% 1 (năm 2013). Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, cùng sự cố gắng nỗ lực của ngƣời dân nên trong năm 2012, huyện Long Mỹ đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,6%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19 triệu đồng/ngƣời, tăng 4 triệu đồng so với năm 2011. Từ đó, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng đã vƣơn lên và có thể tự lo kinh phí cho con em đi học. Vì thế, có một số trƣờng hợp có nhiều hộ đang vay vốn nhƣng lại dừng vay trong khi con vẫn chƣa hết khóa học. Bên cạnh đó, ngoài chƣơng trình ƣu đãi vốn HSSV, Nhà nƣớc và địa phƣơng đã có nhiều chính sách, chƣơng trình hành động thiết thực nhƣ: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo,… chính những yếu tố đó đã tạo ra những giá trị “thặng dƣ” để ngƣời dân lao động, sáng tạo, tích lũy, tiếp tục nuôi dƣỡng ƣớc mơ cho con em đến trƣờng, điều này phần nào làm giảm bớt nhu cầu vay vốn của sinh viên.
1Sở kế hoạch và đầu tƣ Hậu Giang. 20/11/2014. Dự thảo kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo
Bảng 4.3 Doanh số cho vay HSSV từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 của PGD huyện Long Mỹ.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2011 - 2012 2012 - 2013 6/2013 - 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay HSSV 17.943 13.704 7.955 6.552 5.490 (4.239) (23,62) (3.249) (23,71) (1.062) (16,21) Doanh số cho vay khác 43.015 74.985 62.467 33.029 54.487 31.970 74,32 (14.991) (19,99) 21.458 64,97 Tổng doanh số cho vay 60.958 88.689 70.422 39.581 59.977 27.731 45,49 (18.267) (20,60) 20.396 51,23
Một nguyên nhân nữa khiến doanh số cho vay giảm xuống là do lúc trƣớc, ngƣời dân hiểu sai về tín dụng ƣu đãi đối với HSSV về việc phải trả lãi và nợ gốc theo đúng quy định nên ồ ạt đi vay. Nhƣng về sau, khi đƣợc phổ biến về nội dung của chƣơng trình ngƣời dân đã có sự cân nhắc trƣớc khi vay nên từ đó mà nhu cầu vay vốn những năm về sau có xu hƣớng ngày càng giảm xuống.
Ta thấy, doanh số cho vay HSSV không chỉ giảm xuống qua các năm mà tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay cũng ngày càng thấp. Bên cạnh đó, mặc dù nguồn vốn vay luôn đƣợc NHCSXH huyện bố trí đầy đủ, lãi suất cho vay cũng đã giảm từ 0,65%/tháng xuống còn 0,6%/tháng vào thời điểm hiện tại, nhƣng mức cho vay tối đa đối với một HSSV là 5,5 triệu đồng/học kỳ là thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế của HSSV, do đó nhu cầu vay vốn của ngƣời dân cũng giảm nhiều.
Nguồn: Tổ tín dụng PGD huyện Long Mỹ, năm 2011 - 6 tháng 2014
Hình 4.2 Tỷ trọng doanh số cho vay HSSV năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 của PGD huyện Long Mỹ
Nếu so với 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay HSSV 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm nhiều cả về giá trị và tỷ trọng. Mặc dù tổng doanh số cho vay của PGD 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên 51,23% so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng doanh số cho vay HSSV lại tiếp tục giảm xuống (16,21%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Cùng với những chính sách về hỗ trợ vốn ƣu đãi đối với HSSV của Nhà nƣớc thì bên cạnh đó, các trƣờng Đại học, cao đẳng còn có những chính sách ƣu tiên cho sinh viên nhƣ các chƣơng trình học bổng khuyến khích, trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí đối với những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó
29,44 70,56 15,45 84,55 11,30 88,70 16,55 83,45 9,15 90,85 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 6/2013 6/2014
Doanh số cho vay khác Doanh số cho vay HSSV %
khăn, sinh viên thuộc diện mồ côi và gia đình chính sách, đó cũng là một động lực lớn giúp các bạn sinh viên tiếp tục con đƣờng học tập và phần nào giảm bớt nhu cầu vay vốn của sinh viên. Mặt khác, đối với những gia đình có từ hai HSSV trở lên đang theo học tại các trƣờng Đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác nhƣng không thuộc đối tƣợng vay vốn thì vẫn không đƣợc vay, đây cũng là một yếu tố hạn chế đối tƣợng vay vốn và làm cho doanh số cho vay giảm.
Nhìn chung, doanh số cho vay HSSV của PGD huyện Long Mỹ thời gian qua đang có xu hƣớng giảm mạnh mặc dù số lƣợng sinh viên thi đỗ vào các trƣờng Đại học, cao đẳng ngày càng tăng, đây là một tín hiệu tích cực minh chứng cho sự phát triển đi lên của huyện nhà, đặc biệt đối với những gia đình hộ nghèo, cận nghèo. Nguồn vốn HSSV giảm cũng là tiền đề để Chính phủ xem xét, cân đối chuyển sang nguồn vốn ƣu đãi khác khi ngƣời dân có nhu cầu.
4.3.1.1 Doanh số cho vay phân theo thời hạn vay
Đối với tín dụng học sinh, sinh viên thì thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày đối tƣợng đƣợc vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đối với PGD huyện Long Mỹ, chƣơng trình tín dụng đối với HSSV bao gồm 2 loại thời hạn: trung hạn (đến 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm). Trong những năm vừa qua, doanh số cho vay đối với HSSV theo thời hạn có sự biến động không ngừng
Nguồn: Tổ tín dụng PGD huyện Long Mỹ, năm 2011 - 6 tháng 2014
Hình 4.3 Doanh số cho vay HSSV từ năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 của PGD huyện Long Mỹ phân theo thời hạn vay
44,53 55,47 50,88 49,12 50,32 49,68 52,66 47,34 55,17 44,83 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 6/2013 2013 6/2014 Trung hạn Dài hạn Năm %
Bảng 4.3 Doanh số cho vay HSSV từ năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 của PGD huyện Long Mỹ phân theo thời hạn.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014
2011 - 2012 2012 - 2013 6/2013 - 6/2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Trung hạn 7.990 6.973 4.189 3.297 3.029 (1.017) (12,73) (2.784) (39,93) (268) (8,13)
Dài hạn 9.953 6.731 3.766 3.255 2.461 (3.222) (32,37) (2.965) (44,05) (794) (24,39)
Tổng 17.943 13.704 7.955 6.552 5.490 (4.239) 23,62 (5.749) (41,95) (1.062) (16,21)
Qua bảng số liệu 4.3-trang 49 và hình 4.3, ta thấy doanh số cho vay trung hạn và dài hạn có xu hƣớng giảm dần qua các năm, do tổng doanh số cho vay HSSV của PGD giảm. Tuy nhiên, doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong doanh số cho vay HSSV. Song song đó, doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng thấp. Điều này cho thấy sự thay đổi trong nhu cầu vay vốn của HSSV về thời hạn trả nợ, tỷ trọng các món vay trung hạn tăng lên và các món vay dài hạn giảm xuống.
Và thời hạn vay thƣờng đƣợc căn cứ vào chƣơng trình đào tạo, các món vay trung hạn thƣờng là những sinh viên học hệ trung cấp, trung cấp chuyên nghiệp và học nghề, còn các món vay dài hạn là những sinh viên theo học hệ đại học và cao đẳng. Qua bảng số liệu 4.3-trang 49, ta thấy nhu cầu vay vốn của nhóm sinh viên trung cấp, trung cấp chuyên nghiệp và nhóm sinh viên cao đẳng, đại học không chênh lệch nhiều, nhƣng doanh số cho vay trung hạn lại có xu hƣớng tăng lên về tỷ trọng nhƣng tăng không nhiều. Nguyên nhân là do ngày càng có nhiều trƣờng trung cấp với nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau đã tạo cơ hội tiếp tục học tập đối với những học sinh không đủ năng lực vào các trƣờng đại học, cao đẳng, phù hợp với mặt bằng chung. Tỷ trọng các món vay trung hạn tăng lên sẽ là một dấu hiệu tích cực cho PGD trong thời gian sắp tới.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay HSSV đã giảm 1.062 triệu đồng (16,21%) so với cùng kỳ năm trƣớc, dẫn đến doanh số cho vay trung hạn và dài hạn cũng giảm theo. Nhƣng doanh số cho vay dài hạn giảm mạnh hơn so với doanh số cho vay trung hạn. Tuy doanh số cho vay của cả hai loại thời hạn đều giảm nhƣng nhìn chung, doanh số cho vay trung hạn vẫn chiếm chủ yếu trong tổng doanh số. Nhƣ vậy, doanh số cho vay HSSV của PGD phân theo thời hạn đang có sự chuyển dịch theo hƣớng các món vay trung hạn ngày càng tăng lên, đồng thời các món vay dài hạn giảm xuống. Sự thay đổi này là do sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
Khái quát lại, qua những phân tích trên ta nhận thấy rằng doanh số cho vay HSSV theo thời hạn mặc dù không có sự biến động mạnh nhƣng tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn có xu hƣớng ngày càng tăng trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho ta thấy rằng, tuy doanh số cho vay HSSV có xu hƣớng ngày càng giảm, nhƣng các món vay trung hạn tăng lên, đồng thời các món vay dài hạn giảm xuống. Đây là một yếu tố có tác động tích cực đến PGD, sẽ phần nào giảm bớt nguy cơ rủi ro cho PGD, đồng thời nếu khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ làm cho vòng quay vốn trở nên nhanh hơn.
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo đơn vị ủy thác
Đặc trƣng của NHCSXH là hầu hết các chƣơng trình cho vay đều đƣợc thực hiện ủy thác thông qua các tổ chức hội (Hội Đoàn thể). Chƣơng trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng không ngoại lệ, đa số sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình, gia đình thì lại vay vốn từ Ngân hàng gián tiếp thông qua các Hội Đoàn thể bao gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn thanh
niên. Việc thực hiện ủy thác nguồn qua các hội, đoàn thể không chỉ thực hiện tốt chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, mà còn huy động đƣợc sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phƣơng. Với việc thực hiện chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, các hội đoàn thể đã thành lập ra nhiều Tổ TK&VV hoạt động rất hiệu quả, từ
đó, chất lƣợng tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức này càng đƣợc nâng lên. Hoạt động của các tổ TK&VV sẽ giúp cho hoạt động cho vay của Ngân hàng
đƣợc thực hiện dễ dàng và dễ kiểm soát hơn. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng sẽ thật sự an toàn và hiệu quả khi hoạt động của Tổ TK&VV có chất lƣợng, điều này cũng có nghĩa là các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở phải thật vững mạnh và phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng.
Trong những năm qua, chƣơng trình tín dụng HSSV đƣợc PGD triển khai thực hiện rộng rãi trên địa bàn chủ yếu dƣới hình thức cho vay ủy thác bán phần thông qua các tổ chức Hội đoàn thể. Qua bảng số liệu 4.4-trang 51, ta thấy doanh số cho vay HSSV của Phòng Giao dịch thông qua Hội Nông dân và Hội Phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Trong đó, cho vay thông qua Hội Nông dân chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hƣớng tăng qua các năm. Mặc dù số tiền cho vay theo hội này giảm dần qua các năm, do doanh số cho vay giảm, dù số sinh viên thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng lên nhƣng vì xã hội ngày càng phát triển, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nên nhu cầu vay vốn để trang trải chi phí cho HSSV giảm xuống, vì gia đình có đủ khả năng lo cho con em mình. Tuy vậy nhƣng doanh số cho vay thông qua Hội Nông dân chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Điều này cũng dễ hiểu là vì trong địa bàn huyện Long Mỹ, đa số ngƣời dân xuất thân từ nông dân nên phạm vi hoạt động của hội rộng khắp trong cả huyện, và hoạt động có phần mạnh mẽ hơn so với các hội khác.