Phân tích cơ cấu chi phí kinh doanh trong Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại hợp nhất (Trang 25)

Để hiểu rõ nguyên nhân của những thay đổi bất thường trong các khoản chi phí của Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất, em xin đi vào phân tích thực trạng cơ cấu chi phí kinh doanh của Công ty:

3.1. Cơ cấu chi phí chung

Bảng 8: Cơ cấu chi phí của Công ty năm 2005-2006

TT Yếu tố chi phí

Số tiền (đồng) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2005 2006 2005 2006 1 Chi phí NVL 30078546656 40172722511 10094175855 81,58 86,47 4,89 2 Chi phí nhân công 3387870939 4085871682 698000743 9,19 8,79 -0,4 3 Chi phí KHTSCĐ 508363475 541394494 33013019 1,38 1,16 -0,22 4 Chi phí DVMN 957860522 1026039168 68178646 2,59 2,21 -0,38 5 Chi phí khác 1936872345 632845548 -1304026797 5,26 1,37 -3,89 Tổng 36869513937 46458873403 9589359466 100 100

Qua bảng trên ta thấy năm 2006 so với năm 2005, tỷ trọng các yếu tố chi phí của Công ty có sự biến động không đều, cụ thể:

- Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu của Công ty chiếm phần lớn nhất, năm 2006 chiếm 86,47%, đã tăng thêm 4,89% so với năm 2005 (chiếm 81,58%). Nguyên nhân là do giá xăng dầu, giá điện tăng nhanh, không ổn định làm cho giá tư liệu sản xuất đầu vào của Công ty tăng lên.

- Tỷ trọng chi phí nhân công năm 2006 là 8,79%, giảm 0,4% so với năm 2005 (là 9,19%). Nguyên nhân là do trong năm 2006, số lao động giảm 27 người so với năm 2005; do Công ty điều chỉnh đơn giá tiền lương cho 36% số lao động đã hợp đồng từ 3 năm trở lên và có thành tích trong lao động.

- Tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2006 là 1,16%, giảm 0,22% so với năm 2005 (là 1,38%). Nguyên nhân là do trong năm 2006, Công ty đã nhượng bán 02 xe ôtô MAZDA 4 chỗ ngồi do không phù hợp với điều kiện kiểm tra thi công tại các công trình.

- Tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2006 là 2,21%, giảm 0,38% so với năm 2005 (là 2,59%).

- Tỷ trọng chi phí khác năm 2006 là 1,37%, giảm 3,89% so với năm 2005 (là 5,26%).

Bảng 9: Cơ cấu chi phí của Công ty năm 2006-2007

TT Yếu tố chi phí

Số tiền (đồng) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 2007 2006 2007 1 Chi phí NVL 40172722511 40854667549 681945038 86,47 86,85 0,38 2 Chi phí nhân công 4085871682 3475841951 -610029731 8,79 7,39 -1,4 3 Chi phí KHTSCĐ 541394494 639468072 98073578 1,16 1,36 0,2 4 Chi phí DVMN 1026039168 1326039168 300000000 2,21 2,82 0,61 5 Chi phí khác 632845548 740827241 107981693 1,37 1,58 0,21 Tổng 46458873403 47036843981 577970578 100 100

---

Qua bảng trên ta thấy năm 2007 so với năm 2006, tỷ trọng các yếu tố chi phí của Công ty đều có xu hướng tăng lên, cụ thể:

- Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu của Công ty vẫn chiếm phần lớn nhất, năm 2007 chiếm 86,85%, đã tăng thêm 0,38% so với năm 2006 (chiếm 86,47%). Nguyên nhân là do giá xăng dầu, giá điện tăng nhanh, không ổn định làm cho giá tư liệu sản xuất đầu vào của Công ty tăng lên.

- Tỷ trọng chi phí nhân công năm 2007 là 7,39%, giảm 1,4% so với năm 2006 (là 8,79%). Nguyên nhân là do từ tháng 4 năm 2007, Xưởng cơ khí Cầu Tiên tách khỏi Công ty thành lập chi nhánh hoạt động kinh doanh hạch toán độc lập, với tổng số nhân viên là 56 người, trong đó có 3 cán bộ quản lý và 52 công nhân. Trong năm 2007, Công ty đã cho một số công nhân có mức lương cơ bản cao nghỉ việc và thay vào một số công nhân mới có mức lương cơ bản thấp. Năm 2006, Công ty hạch toán toàn bộ các khoản thu nhập có tính chất lương như: công tác phí, tiền cước phí điện thoại trả sau và tiền xăng dầu đi công tác vào tổng thu nhập. Năm 2007, các khoản trên được hạch toán vào chi phí quản lý Công ty. Những lý do trên đã làm tổng quỹ lương giảm 15,4% so với năm 2006.

- Tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2007 là 1,36%, tăng 0,2% so với năm 2006 (là 1,16%). Nguyên nhân là do trong năm 2007, để hoàn thiện công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, Công ty đã mua 16 máy công cụ: 01 máy khoan, 02 máy đột, 03 máy cắt, 01 thiết bị phun sơn, 03 máy hàn, 01 máy chấn tôn, 01 máy ép thủy lực, 02 máy tiện, 01 máy mài và 01 máy nén cơ khí. Để nâng cao hiệu quả làm việc cho bộ máy quản lý, trong năm 2007 Công ty đã mua 01 xe máy, 02 điều hòa nhiệt độ và 01 máy tính xách tay.

- Tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2007 là 2,82%, tăng 0,61% so với năm 2006 (là 2,21%).

- Tỷ trọng chi phí khác năm 2007 là 1,58%, tăng 0,21% so với năm 2006 (là 1,37%).

Nhận xét chung:

- Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu luôn có xu hướng tăng lên qua các năm 2005 (chiếm 81,58%) , 2006 (chiếm 86,47%) và 2007 (chiếm 86,85%). Trong khi đó chi phí nguyên vật liệu lại là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành. Nguyên nhân có thể là do giá đầu vào tăng cao nhưng cũng cho thấy công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu còn hạn chế. Cách khắc phục tốt nhất là thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Công ty đã kiểm soát được chi phí nhân công, tỷ trọng chi phí này đã giảm xuống qua các năm: 2005 chiếm 9,19%, 2006 chiếm 8,79%, 2007 chiếm 7,39%. Đây là một dấu hiệu tốt cần phát huy hơn nữa, tuy nhiên cần lưu ý rằng việc giảm chi phí nhân công cũng cần phải phù hợp với giá cả thị trường, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà lạm phát đang ở mức 2 con số. Nếu giảm chi phí nhân công quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động trong Công ty.

- Tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định qua các năm là không đều nhau. Năm 2005 là 1,38%, năm 2006 giảm xuống còn 1,16%, năm 2007 lại tăng lên là 1,36%. Việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động là việc làm cần thiết tuy nhiên cần phải tính toán kỹ càng để tránh gây lãng phí.

- Tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài chưa được kiểm soát tốt. Năm 2005 là 2,59%, năm 2006 giảm xuống còn 2,21%, đến năm 2007 lại tăng lên là 2,82%. Công ty cần tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để tránh xảy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát.

- Tỷ trọng chi phí khác qua các năm cũng không đều nhau.Năm 2005 là 5,26%, năm 2006 Công ty đã quản lý rất tốt chi phí này và giảm xuống còn 1,37%, tuy nhiên sang năm 2007 tỷ trọng lại tăng lên là 1,58%.

3.2. Cơ cấu chi phí sản phẩm cụ thể

Đặc điểm của Công ty là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, sản phẩm đa dạng, nhiều kích cỡ khác nhau, do đó việc so sánh cơ cấu chi phí giữa các năm khó tiến hành. Sau đây em xin phân tích cơ cấu chi phí của sản phẩm tủ hồ sơ 2 cánh năm 2006 và năm 2007 do có kích cỡ và mẫu mã giống nhau.

---

Bảng 10: Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế tủ hồ sơ 2 cánh – năm 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tên chi tiết Đơn vị Số

lượng Khối lượng Đơn giá Thành tiền Tỷ lệ (%) I Nguyên vật liệu chính 1 Thân tủ Tấm 1 39,52 2 Cánh tủ và gân tăng cứng Tấm 2 26,26 3 Nóc tủ Tấm 1 4,87 4 Hồi tủ Tấm 1 4,87 5 Chân tủ Tấm 4 1,90 6 Các đợt trong tủ Tấm 3 14,62 Tổng khối lượng NVL chính 92,04 12.800 1.178.112 61,92 II Nguyên vật liệu phụ 1 Sơn m2 20,52 15.000 307.800 16,18 2 Núm tủ Cái 2 6.500 13.000 0,68 3 Khóa tủ Cái 3 30.000 90.000 4,73

4 Móc áo Inox Cái 1 16.000 16.000 0,84

5 Bản lề Cái 6 4.200 25.200 1,32

6 Bao bì 1 35.000 35.000 1,84

Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.665.112 87,51

Một phần của tài liệu Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại hợp nhất (Trang 25)