Ảnh hiển vi quang học tổ chức sau đồng đều hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phân rã spinodal để tăng cơ tính cho hợp kim Cu-Ni-Sn (Trang 67)

đồng đều hóa x100

a-Ảnh hiển vi quang học tổ chức sau hóa già x200

b- Ảnh hiển vi quang học tổ chức sau hóa già x500

a- Ảnh hiển vi quang học tổ chức đúc x50

b- Ảnh hiển vi quang học tổ chức đúc x100

3.9 cho thấy tổ chức là một pha, đồng đều trên nền. Kích thước hạt giảm so với sau xử lý nhiệt đồng đều hóa (kích thước hạt khoảng 70–80μm), hạt đều và tròn cạnh hơn. Kích thước hạt giảm xuống có thể được tạo ra là do phân rã spinodal và chuyển pha trật tự hóa xảy ra trong quá trình xử lý nhiệt hoá già tạo các cấu trúc cản trở chuyển động của lệch, ngăn cản sự lớn lên của hạt, xuất hiện tổ chức dạng song tinh.

Các biên giới đối pha tách vùng trật tự hóa thành các miền khác nhau, như đã giới thiệu ở phần tổng quan (hình 1.28) trình bày mô hình 2 chiều cho việc sắp xếp nguyên tử của vùng trật tự hoá nằm trong cấu trúc spinodal.

Các miền trật tự hóa được hình thành ngăn cách với nhau bởi biên giới đối pha. Do tính đối xứng, khi các miền chịu biến dạng, sự dịch chuyển của đối xứng làm biến dạng miền. Khi biến dạng các dạng miền này có thể chuyển đổi sang các dạng miền khác do sự di chuyển của các biên đối pha. Sự thay đổi này làm cản trở dịch chuyển của lệch có tác dụng hoá bền.

Khi số lượng biên giới đối pha lớn, sự chênh lệch năng lượng ở biên giới đối pha gây lên ứng suất. Trong quá trình xử lý nhiệt, sự hình thành và di chuyển của biên giới đối pha có thể làm thay đổi biên giới hạt và có thể phân tách thành hạt mới, do vậy khi xử lý nhiệt có hiện tượng phân tách làm nhỏ hạt và biên giới hạt có dạng đường cong trơn.

3.1.2.2 Nghiên cứu sự thay đổi tổ chức tế vi hợp kim Cu-9Ni-6Sn khi xử lý nhiệt

Tổ chức hợp kim Cu-9Ni-6Sn sau đúc :

a- Ảnh hiển vi quang học tổ chức đúc x50 b- Ảnh hiển vi quang học tổ chức đúc x100

Hình 3.10 Ảnh tổ chức tế vi của hợp kim Cu-9Ni-6Sn sau đúc

Ảnh tổ chức đúc hợp kim Cu-9Ni-6Sn sau đúc có sự thiên tích thành phần do sự phân bố không đều của các nguyên tố hợp kim Ni và Sn trong quá trình kết tinh khi nguội, hạt thô to, mức độ thiên tích cao hơn so với hợp kim Cu-9Ni-3Sn do hàm lượng Sn cao hơn. Các nhánh cây thiên tích được tạo ra do sự phân bố không đều của Ni và Sn trong quá trình kết tinh, trong đó Sn có nhiệt độ nóng chảy thấp là nguyên tố có ảnh hưởng lớn tới mức độ thiên tích thành phần.

Để khử bỏ hiện tượng thiên tích thực hiện xử lý nhiệt đồng đều hoá thành phần hợp kim Cu-9Ni-6Sn ở nhiệt độ 7800C, thời gian giữ nhiệt 2,5h, nguội nhanh trong môi trường nước, tổ chức thu được sau đồng đều theo hình 3.11.

a- Ảnh hiển vi quang học tổ chức

sau đồng đều hóa x50 b- Ảnh hiển vi quang học đồng đều hóa x200 tổ chức sau

Hình 3.11 Ảnh tổ chức tế vi của hợp kim Cu-9Ni-6Sn sau tôi 7800

nước

Mẫu tổ chức hợp kim Cu-9Ni-6Sn sau đồng đều hóa trong thời gian 2,5h ở 7800 C cho thấy đã khử bỏ được hiện tượng thiên tích, tổ chức là một pha α. Tổ chức một pha sau đồng đều hóa có độ cứng thấp khoảng 100HB( như đã đo ở phần đo độ cứng 3.1.1.2)

Thực hiện hoá già tạo phân rã spinodal tăng cơ tính cho hợp kim ở 3500C với thời gian 2h. Tổ chức tế vi thu được như theo hình 3.12.

a- Ảnh hiển vi quang học tổ chức hóa già x50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phân rã spinodal để tăng cơ tính cho hợp kim Cu-Ni-Sn (Trang 67)