Theo Trƣơng Trí Hải và Nguyễn Ngọc Trân (2005), ĐBSCL trải dài từ 08030’ đến 110
vĩ độ Bắc và từ 04030’ đến 1070
kinh độ Đông, hình thành cách nay trên 10.000 năm, nhƣng đƣợc khai thác sử dụng cách đây 300 năm, giai đoạn khẩn hoang bắt đầu từ năm 1907. ĐBSCL là vùng cực Nam của tổ quốc, là phần hạ lƣu châu thổ sông Mekong nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Kiên Giang. ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. ĐBSCL có diện tích tự nhiên là 4.060.470 ha, chiếm khoảng 12% tổng diện tích cả nƣớc.
Biến đổi khí hậu với hiệu ứng là nhiệt độ tăng cao và mực nƣớc biển dâng đã và đang làm gia tăng sự khác biệt về tổng lƣợng nƣớc giữa hai mùa trong năm ở Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của vùng này. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên nƣớc ngọt trong các lƣu vực sông vào mùa khô, kèm theo xâm nhập mặn gia tăng, gây thiếu nƣớc trầm trọng cho nông nghiệp. Trong khi đó, vào mùa mƣa, lƣu lƣợng và mực nƣớc lũ lớn lại phá vỡ hệ thống đê bao, các công trình cơ sở hạ tầng... phục vụ cho tƣới tiêu nông nghiệp của ngƣời dân.
Những thiên tai úng, lụt, hạn, mặn đang xảy ra thƣờng xuyên hơn với tần suất càng ngày càng lớn hơn, theo dự báo sẽ làm một tỷ lệ lớn đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long bị mất do ngập và nhiễm mặn trong vài thập kỷ nữa. Khi mà diện tích canh tác bị thu hẹp đi thì chắc chắn sẽ làm giảm năng suất lúa và các cây lƣơng thực khác. Đặc biệt, nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu hiện nay làm cho sâu bệnh, dịch bệnh phát triển, càng làm tăng nguy cơ cho cây trồng và vật nuôi, ảnh hƣởng đến năng suất nuôi trồng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiệt độ không khí gia tăng không những làm giảm năng xuất của các loài ngũ cốc, mà còn có thể gây ra cháy các rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau, rừng tràm U Minh, Trà Sƣ, Tam Nông, các đồng cỏ ở Kiên Giang, Đồng Tháp và từ đó thu hẹp diện tích
của những khu vực có khả năng tích giữ carbon, điều này làm tăng thêm hiệu ứng của khí nhà kính.
Nếu tốc độ phát thải khí nhà kính tiếp tục gia tăng nhƣ hiện nay hay nhiều hơn nữa và nhân loại không có những biện pháp hữu hiệu để đối phó, thì đến cuối thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dƣới mực nƣớc biển.
Những tác động đó sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn nữa trong những năm tới nếu không có những giải pháp nhằm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ. Điều này đòi hỏi những nỗ lực mang tính xây dựng và trách nhiệm từ tất cả các cấp, các ngành và từ chính mỗi bản thân chúng ta trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nƣớc nói chung.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP