CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, chiếm 50% trong cơ cấu các chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong không khí CO2 chiếm 0.034% thể tích, là nguyên liệu chính cho quá trình quang hợp ở cây xanh (Bùi Thị Kim Tiến, 2012). Thông thƣờng lƣợng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lƣợng CO2 cho quang hợp. Thế
nhƣng, hàm lƣợng CO2 trong không khí ngày càng tăng và tác động xấu đến khí hậu toàn cầu do các nguyên nhân nhƣ:
Việc đốt nguyên liệu hóa thạch thải ra một lƣợng khí CO2 rất lớn bằng khoảng 85% tổng lƣợng khí phát thải từ hoạt động của con ngƣời.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp nhƣ khai khoáng, làm phát sinh một lƣợng khí CO2 khá lớn từ hoạt động đốt cháy và tiêu thụ nhiên liệu ( dầu, than, xăng, khí ga, điện) cho các hoạt động của các máy móc khai thác, chế biến, lò luyện kim, phƣơng tiện vận chuyển,… việc xây dựng các hồ chứa nƣớc thủy điện cũng sinh ra một lƣợng khí CO2 đáng kể. Hàng năm con ngƣời khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt,.. làm cho hàm lƣợng CO2 tăng lên nhanh chóng.
Chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi để lấy đất trồng trọt, chăn nuôi hay xây dựng các công trình. Nhìn chung các hoạt động này tạo ra khoảng 25% cacbon vào bầu khí quyển, chủ yếu là khí CO2.
Dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh cũng thải vào khí quyển một lƣợng lớn CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên khoảng 30C. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ Trái đất đã tăng 0.50C trong khoảng từ 1885 đến 1990 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0.027% đến 0.035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 1.5 đến 4.50C vào năm 2050.
Ngoài các nguyên nhân chính ở trên, thì lƣợng phát thải từ hoạt động nông nghiệp mỗi năm tƣơng đƣơng 65 triệu tấn CO2, chiếm trên 43% tổng lƣợng khí nhà kính ở Việt Nam. Nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa nƣớc, đốt phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Dự báo lƣợng khí thải đến năm 2030 sẽ tiếp tục tăng lên gần 30%. Số liệu trên đƣợc đƣa ra tại hội thảo “Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp để cải thiện độ phì đất, tăng năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính”. Hội thảo do Viện Môi trƣờng nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Đại sứ quán Vƣơng quốc Anh đồng tổ chức vào hôm 29/2 tại Hà Nội.