Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng dữ liệu vệ tinh gosat theo dõi xu hướng phát thải khí cabonic (co2) giai đoạn 2010 đến 2014 khu vực việt nam và đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

Hệ thống thông tin địa lý (GIS: Geographic Information System) là tập hợp các bộ công cụ mạnh cho việc sƣu tập, lƣu trữ, truy cập, biến đổi và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực cho tập hợp mục đích nào đó. GIS khác với hệ thống đồ họa máy tính đơn thuần. Hệ thống đồ họa máy tính không quan tâm nhiều đến thuộc tính không đồ họa, là yếu tố mà thực thể nhìn thấy đƣợc có thể có hoặc không. Trong khi đó các thuộc tính này lại rất có ích trong việc phân tích dữ liệu. Một hệ thống đồ họa tốt là phần cơ bản của GIS nhƣng vẫn chƣa đủ, nó mới chỉ là cơ sở tốt cho việc phát triển GIS (Nguyễn Thế Thận, 1999).

Theo Võ Quang Minh (1996), hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hệ thống dùng để xử lý số liệu dƣới dạng số dùng cho việc phân tích và quản lý các số liệu thuộc tính về địa lý, đƣợc kết hợp với các hệ thống phụ để nhập và truy xuất dữ liệu, nó có khả năng nhập, lƣu trữ, mô tả và khôi phục hay hiển thị những số liệu không gian.

Theo Hunt và Godilano (1992), GIS là một hệ thống quản lý nguồn dữ liệu có tính không gian (các bản đồ) và phi không gian (các số liệu điều tra), bao gồm bốn đặc tính chính: Phƣơng pháp nhập dữ liệu từ vật liệu nguồn, khả năng lƣu trữ và trình bày, phân tích dữ liệu về mặt địa lý và thống kê, khả năng sinh báo cáo (các bản đồ và bảng biểu).

Theo Burrough (1986) GIS có bốn thành phần quan trọng là: Dữ liệu/thông tin (Data/information), phần cứng máy tính (computer hardware), bộ phận mềm ứng dụng (Set of application software) và con ngƣời/ ngƣời sử dụng (User/people). Năm 1998, Võ Quang Minh bổ sung xác định rõ thành phần con ngƣời là chuyên viên (expertise) và thêm phần thứ năm là chính sách và cách thức quản lý (Policy and Management) : là một thành phần quan trọng giúp điều hành tổ chức hoạt động hệ thống GIS có hiệu quả phục vụ ngƣời sử dụng thông tin.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng dữ liệu vệ tinh gosat theo dõi xu hướng phát thải khí cabonic (co2) giai đoạn 2010 đến 2014 khu vực việt nam và đồng bằng sông cửu long (Trang 32)