Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng dữ liệu vệ tinh gosat theo dõi xu hướng phát thải khí cabonic (co2) giai đoạn 2010 đến 2014 khu vực việt nam và đồng bằng sông cửu long (Trang 46)

1.8.1. Vị trí địa lý của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dƣơng, thuộc khu vực Đông Nam Á. có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nƣớc Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, gồm 63 tỉnh, thành phố. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ gần và xa bờ.

Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2, đến năm 2004 lƣợng phát thải tăng lên là 98,6 triệu tấn, tăng gần 5 lần. Nhƣ vậy, phát thải CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua. Tính bình quân đầu ngƣời vào khoảng 1,2 tấn/ năm. Nếu quan sát bảng 1.4 ta có thể thấy, hàm lƣợng phát thải CO2 bình quân đầu ngƣời của Việt Nam vẫn thuộc mức thấp so với trung bình của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới. Dự tính tổng lƣợng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Theo Trần Thanh Xuân, Trần Thục và Hoàng Minh Tuyền (2011) Việt Nam đƣợc đánh giá là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu

Bảng 1.4: Hàm lƣợng phát thải CO2 bình quan đầu ngƣời ở khu vực Đông Nam Á

Nƣớc Lƣợng phát thải CO2 bình quân đầu ngƣời

(tấn/năm) Việt Nam 1,2 Singapo 2.4 Malaysia 7,5 Thái lan 4,2 Trung Quốc 3,8 Indonexia 1,7 Myanma 0,2 Lào 0,2 Thế giới 4.5

Việt Nam là một nƣớc có bờ biển chạy suốt dọc chiều dài đất nƣớc, với nhiều vùng đất thấp ven biển, nên tỉ lệ mất đất do bị ngập nƣớc biển sẽ lớn nếu nƣớc biển dâng lên, chịu nhiều thiên tai, nhƣ dông bão, lũ lụt, lũ quét, trƣợt lở đất, nắng nóng, hạn hán... Phần lớn những thiên tai này liên quan đến các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tần số và cƣờng độ của những thiên tai này phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu trong từng mùa. Do đó, biến đổi khí hậu sẽ làm cho các loại thiên tai nêu trên nguy hiểm hơn. Những tác động nêu trên của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng và sự phát triển bền vững của Việt Nam. Mƣa lớn, bão, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đã gây thiệt hại nặng cho kinh tế và ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực và an sinh xã hội do mùa màng bị thiệt hại. Biến đổi khí hậu cũng tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng tự nhiên. Môi trƣờng sống của của nhiều loại sinh vật, thực vật và động vật thay đổi, đặc biệt là một số loài động vật hoang dã (có tới 355 loài thực vật và 365 loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa); làm cho đa dạng sinh học bị suy giảm. Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới đƣợc đánh giá là sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Trong đó, đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng nhiều nhất. Đây là hai vùng sản xuất nông nghiệp chính nhƣng địa hình thấp, phần lớn chỉ cao hơn 1 m so với mực nƣớc biển, thậm chí có nơi thấp dƣới mực nƣớc biển. Ngoài ra, theo các chuyên gia Việt Nam, trƣớc mắt có 3 khu vực chịu

tác động rõ nhất của biến đổi khí hậu, đó là vùng núi Tây Bắc Việt Nam, cực Nam Trung Bộ (tỉnh Ninh Thuận) và ven biển ĐBSCL.

Theo Nguyễn Minh Quang - Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam, đến cuối thế kỷ 21, mực nƣớc biển có thể dâng thêm 1m, ƣớc tính khoảng 40% diện tích sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích các tỉnh khác thuộc vùng ven biển, riêng thành phố Hồ Chí Minh có thể ngập đến 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số bị ảnh hƣởng trực tiếp mà tổn thất có thể lên tới 10% GDP.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng dữ liệu vệ tinh gosat theo dõi xu hướng phát thải khí cabonic (co2) giai đoạn 2010 đến 2014 khu vực việt nam và đồng bằng sông cửu long (Trang 46)